8 quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, hiện nay khoảng 21.9 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường và 8.1 triệu người bị tiểu đường nhưng chưa được chẩn đoán. Bệnh tiểu đường là do lượng đường trong máu của người bệnh tăng cao, và được chia làm 3 dạng: loại 1, loại 2 và tiểu đường trong thời kỳ thai nghén.
Bệnh tiểu đường (NGUỒN NEWSDAY)
Bệnh tiểu đường loại 1:cơ thể của bệnh nhân ngừng sản xuất hoặc không thể sản xuất đủ insulin, một hormone điều tiết lượng đường trong máu tạo ra bởi tuyến tụy, cung cấp đường cho tất cả các tế bào của cơ thể. Với loại bệnh tiểu đường này, hệ thống miễn dịch của cơ thể thông thường thì giúp chống lại bệnh tật và nhiễm trùng, nhưng hệ thống này lại tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất ra insulin. Bệnh nhân có bệnh tiểu đường loại 1 thường được chẩn đoán rất sớm trong thời thơ ấu vì bệnh mang tính di truyền. Người lớn cũng có thể mang bệnh này.
Bệnh tiểu đường loại 2 thường liên quan đến các yếu tố của lối sống, cơ thể của người bệnh sẽ sinh ra chất kháng insulin, điều này xảy ra khi các bắp thịt và các mô ngừng sử dụng insulin để mang glucose đến các tế bào trong cơ thể. Lúc đầu tuyến tụy có thể sản xuất thêm insulin để bù đắp, nhưng cuối cùng thì không thể tạo ra đủ lượng insulin.
Tiểu đường trong thời kỳ thai nghén: một phân tích CDC vào năm 2014 cho thấy 9.2% phụ nữ mang thai, những người không bao giờ có bệnh tiểu đường trước đó, đã có lượng đường tăng nhanh trong máu trong gian đoạn mang thai của họ. Hầu hết trường hợp các trường hợp tiểu đường trong thời gian thai nghén sẽ biến mất sau khi sinh con đầu lòng nhưng có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 trong cuộc sống của người mẹ sau này.
Bác sĩ Alyson Myers, giám đốc nội khoa bệnh viện North Shore University đã chỉ ra 8 hiểu biết sai lầm về căn bệnh này:
1. Ăn đường gây ra bệnh tiểu đường
Theo lời Bác sĩ Myers: "Một người có thể ăn đường và không bao giờ bị bệnh bệnh tiểu đường." Tuy nhiên, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ và Myers cho rằng ăn đường thường dẫn đến sự tăng cân, một yếu tố dẫn đến nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2. Sự nhầm lẫn có thể xuất phát từ thực tế rằng một khi bạn có bệnh tiểu đường, bạn cần phải theo dõi lượng đường của mình, nhưng ăn đường sẽ không gây ra bệnh tiểu đường.
Ăn đường gây bệnh tiểu đường (NGUỒN NEWSDAY)
2. Bệnh tiểu đường không phải là một căn bệnh nghiêm trọng
Mỗi năm, số người chết do bệnh tiểu đường còn cao hơn tổng số người chết do bệnh ung thư ngực và HIV. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa và suy thận. Tuy nhiên, với sự quan tâm và chữa trị phù hợp, bệnh nhân có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng.
3. Nếu bạn mập, bạn sẽ phát triển bệnh tiểu đường
Trong khi bệnh béo phì ngày càng phổ biến, một số người béo phì sẽ không bao giờ phát triển hoặc có bệnh tiểu đường. Người ta thường bỏ qua các yếu tố khác có nguy cơ tạo bệnh tiểu đường như tiền sử gia đình, sắc tộc, tuổi tác và chỉ nghĩ rằng trọng lượng cơ thể là yếu tố duy nhất mang đến bệnh tiểu đường loại 2.
Béo phì sẽ phát triển bệnh thiểu đường (NGUỒN NEWSDAY)
4. Bệnh tiểu đường loại 1 nguy hiểm hơn loại 2
Theo lời Bác sĩ Myers: "Nói chung, khi có bệnh tiểu đường, bạn sẽ đối mặt với những nguy cơ sẽ có những căn bệnh khác." Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ cho biết: suy thận, cao huyết áp, đột quỵ, v.v… là một trong số các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Bác sĩ Myers cho biết thêm rằng bệnh nhân thường sẽ hỏi loại bệnh tiểu đường nào nguy hiểm hơn? Nhưng thực tế "bệnh tiểu đường là bệnh tiểu đường,” không nên phân biệt loại nào nặng nhẹ.
5. Những người có bệnh tiểu đường có thể ăn thực phẩm không đường (sugar-free) thoải mái
Theo lời bác sĩ Myers, thức ăn không đường vẫn có chứa chất carbohydrate mà cơ thể biến cải thành đường. Một số thức ăn khác có chứa đường cồn (sugar alcohol) thay vì đường tinh khiết, nhưng vẫn coi như là một dạng carbohydrate. Hãy vào trang web http://www.diabetes.org để tìm hiểu thêm loại carbohydrate nào thích hợp cho người bị tiểu đường sử dụng.
6. Chuyển sang ăn gạo lức/ gạo nâu (brown rice)
Như trường hợp số 5 kể trên, nhiều người nghĩ rằng nếu họ chuyển từ gạo trắng sang gạo nâu thì thức ăn sẽ có ít chất carbohydrate hơn, nhưng điều này chưa chắc đúng: gạo nâu, bánh mì ngũ cốc, mì ống đều có chứa cùng một lượng carbohydrate giống như những loại hạt lạt màu. Ưu điểm của các thức ăn này là chứa chất xơ cao, giúp bệnh nhân tiểu đường loại 1 và loại 2 tránh được sự tăng lượng đường đột ngột sau bữa ăn.
Chuyển từ gạo trắng sang gạo nâu (NGUỒN NEWSDAY)
7. Thị lực tốt không có nghĩa là không có nguy cơ bị bệnh mắt
Bệnh tiểu đường được liệt kê là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra sự mù loà. Nhiều người nghĩ rằng miễn họ có thể nhìn thấy rõ ràng, là họ không có mắc bệnh bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một khi bạn bị mất thị lực, lúc đó đã là quá muộn. Bác sĩ Myers khuyến khích bệnh nhân tiểu đường (cả hai loại 1 và 2) nên chủ động hơn, mỗi năm nên đi đến bác sĩ nhãn khoa của họ để kiểm tra các võng mạc của mắt, con ngươi và các mạch máu ở phía sau mắt.
8. Nếu tôi có bệnh "tiền" tiểu đường, tôi chắc chắn sẽ bị bệnh tiểu đường
Bác sĩ Myers nói rằng nhiều người được chẩn đoán là có bệnh "tiền" tiểu đường (giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường loại 2) thì đã nghĩ rằng trước sau gì họ cũng bị bệnh tiểu đường trong tương lai. Đó là một lối suy nghĩ bi quan, nếu bạn biết thay đổi lối sống, thì chắc chắn bạn sẽ qua khỏi vì tuy bệnh tiểu đường là loại bệnh hiểm nghèo nhưng không phải không có cách để ngăn chặn nó.
Nguồn :báotreonline