Bí quyết sống thọ của người Nhật Bản
Nhật Bản hiện đang là nước có tuổi thọ cao nhất thế giới. Ở trong nước Nhật, người dân ở hòn đảo Amami nằm giữa Okinawa và Kyushu, thuộc về tỉnh Kagoshima, có tuổi thọ cao nhất Nhật Bản.
Nước Nhật là quốc gia có tuổi thọ cao nhất trên thế giới
Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài Nhật bản đã phân tích những nguyên nhân dẫn đến người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới, và Amami là một tâm điểm nghiên cứu. Các nhà khoa học nhận thấy rằng có những điều mà đến nay vẫn chưa được khám phá rõ ràng đó là sự giàu các chất khoáng trong không khí và nước mà người dân hòn đảo thở và dùng hàng ngày, cùng với lượng hải sản, rong biển, đường nâu được tiêu thụ nhiều, có thể là những nhân tố quan trọng nâng cao tuổi thọ.
Ngoài ra, một cuộc sống lành mạnh cũng đóng góp một phần không nhỏ.
Người Nhật có một lối sống lành mạnh và nguồn thực phẩm sạch, ưu tiên đồ tươi và hải sản
Phụ nữ Nhật lại đứng đầu thế giới về tuổi thọ
Theo số liệu gần đây nhất của Bộ Sức khỏe, Lao động và Phúc lợi xã hội (năm 2002), nam giới Nhật bản có tuổi thọ trung bình là 78.32 năm, và nữ giới là 85.23. Điều đó có nghĩa là nam giới đã được tăng lên 0.25 năm và nữ giới là 0.30 năm so với năm 2001 và là lần đầu tiên tuổi thọ của nữ giới vượt qua 85 tuổi. So sánh trên thế giới, đàn ông Hong Kong có tuổi thọ cao nhất thế giới (78.4), tiếp theo là Nhật, và Iceland (78.1) (số liệu năm 2001). Phụ nữ Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới, tiếp theo là Hong Kong (84.6) và Switzerland (82.6) (số liệu năm 2000).
Theo kết quả nghiên cứu về di truyền, thì người Nhật không hề có điều gì đặc biệt khác với mọi người trên thế giới. Tuổi thọ của người Nhật tăng cao nhờ có mức sống tốt, phòng chống bệnh tật hiệu quả, có những tiến bộ vượt bậc trong y học, sự giảm bớt tai nạn và không có chiến tranh. Những nước kinh tế đã phát triển có tuổi thọ gấp đôi tuổi thọ của họ trong thế kỉ 18, khi mà mọi người có tuổi thọ trung bình từ 35-40. Người Nhật không hề vượt ngưỡng tuổi thọ quá 50 tuổi cho đến tận sau khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc. Cho đến năm 1980, đàn ông Nhật đứng thứ hai sau Iceland về tuổi thọ, và phụ nữ Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới. Tuổi thọ của cả nam giới và nữ giới Nhật tăng đều trong tất cả 47 tỉnh của Nhật tính từ năm 1975-2000. Trong thời gian đó, các tỉnh Nagano, Fukui, Kanagawa, Shizuoka và Gifu có tuổi thọ nam giới cao nhất. Tỉnh Okinawa có tuổi thọ nữ giới cao nhất Nhật bản trong suốt thời kì trên. Từ 1975-1995, tuổi thọ nam giới ở Okinawa chiếm vị trí số 1, nhưng đến năm 2000 đã bị sụt giảm đi 0.42 tuổi và đã bị rớt hạng.
Duy trì lối sống lành mạnh và tinh thần sảng khoái
là bí quyết trường thọ của Người Nhật
Chất khoáng, cá, và kiểu sống là chìa khóa của tuổi thọ
Tại đảo Amami, mọi người đều biết đến bà Hongo Kamato, người đã thọ 116 tuổi và đã được ghi và cuốn sổ Guinness là người sống lâu nhất thế giới hiện đang còn sống, trước đó là Izumu Shigechiyo, người đã mất năm 1986 và thọ 120 năm 237 ngày. Trung bình có 10.7 người thọ trên 100 tuổi trong 100,000 dân Nhật, thì ở tỉnh Kagoshima có 21.52 người, ở tỉnh Okinawa là 31.9 người, và ở hòn đảo Amami là 56.7 người (số liệu thống kê tính từ năm 1998-2002).
Năm ngoái (2003), tỉnh Kagoshima đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về các nhân tố dẫn đến tuổi thọ cao của người dân trong tỉnh. Những yếu tố về môi trường thiên nhiên như bờ biển và lượng nắng, các kiểu sống khác nhau của con người như chế độ dinh dưỡng, và môi trường xã hội gồm vai trò của người già trong cộng đồng địa phương.
Nghiên cứu trên đã khám phá ra rằng, hòn đảo Amami đã có những điều kiện đặc biệt liên quan đến tuổi thọ cao nhất trong Nhật:
(1) vì Amami bao quanh bởi đại dương và có gió rất mạnh, tại đây lại có một số ngọn núi cao đã ngăn gió lại khiến cho rất nhiều chất khoáng từ biển đã được đưa vào không khí ở mọi vùng của hòn đảo.
(2) người dân hàng ngày tiêu thụ 97.1 g hải sản, trên mức trung bình của người Nhật trên toàn quốc là 92g, trong đó phần lớn mọi người ở đây lại tiêu thụ một lượng lớn rong biển và đường nâu và cả hai loại này đều rất giàu các chất khoáng, (3) nước uống trên đảo có hàm lượng khoáng cao, trung bình là 92g / lít so với mức trung bình trên toàn Nhật là 52.8 g. Ngoài ra người dân ở Amami luôn có lòng yêu thương chăm sóc con cháu rât đặc biệt, người cao tuổi thường chăm chỉ vận động, đi bộ nhiều, với nhiều hoạt động khác trong cuộc sống dẫn đến tuổi thọ cao.
Đến tận trước khi mất, bà Hongo ở đảo Amami có một kiểu sống rất lạ. Bà ngủ liền trong 2 ngày và sau đó thức không ngủ trong 2 ngày. Bà thường uống loại rượu Shochu (loại rượu truyền thống của Nhật làm từ đường nâu, loại đường được biết đến giảm xơ cứng mạch máu), cũng như hay ăn đường nâu. Những người dân ở đảo Amami cũng hay sử dụng đồ uống giống như bà. Trong những năm tới, có lẽ người dân ở Amami lại chiếm kỉ lục về số người cao tuổi nhiều nhất Nhật Bản.
7 bí quyết sống thọ của người Nhật:
1. Chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên thực hành các phép dưỡng sinh là bí quyết giúp người dân Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới.
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên thực hành các phép dưỡng sinh cũng là bí quyết giúp người dân ở đất nước này sở hữu kỷ lục đó.
Theo các nhà khoa học thuộc hội Dinh dưỡng Tokyo (Nhật), bí quyết sống khoẻ của người Nhật là sự tổng hoà của nhiều yếu tố: chế độ ăn uống, khí hậu, lối sống, vận động thể lực và cuộc sống tinh thần ổn định. Một yếu tố quan trọng khác là tâm trí thảnh thơi, không bị căng thẳng trước cuộc sống hàng ngày.
Trong cuốn Cẩm nang sống khoẻ của người Nhật do hội này xuất bản đã trích giới thiệu một số động tác dưỡng sinh để mọi người thực hành hàng ngày. Động tác tuy đơn giản nhưng hiệu quả thì rất kỳ diệu, nếu thường xuyên tập luyện.
2.Ngủ dậy nên uống một cốc nước
Khi ngủ các cơ phận của con người ít hoạt động hay hoạt động chậm lại, chức năng cũng giảm đi nhiều. Khi ngủ dậy buổi sáng, cơ thể đã bắt đầu hoạt động trở lại. Nước được uống vào lúc này sẽ được dạ dày hấp thụ một cách trọn vẹn và đầy đủ, truyền vào máu để cung cấp đủ chất dịch cho hoạt động cơ thể.
Trước khi dùng trà buổi sáng cũng nên uống một ly nước lạnh. Nước uống nên pha thêm vào một chút muối và nên là nước sôi để nguội. Có thể bắt đầu uống 250ml, sau tăng lên từ 500 – 1.000ml.
3.Xoa mặt và cổ
Dùng khăn mặt nhúng vào nước lạnh (mùa hè) hay nước ấm (mùa đông) để tuần tự kỳ cọ, xát mạnh vào những cơ phận trên mặt và trên cổ, cho đến khi da ửng đỏ lên. Thời gian trong khoảng từ ba đến năm phút. Xoa bóp cổ có thể kích thích tuyến giáp trạng, thúc đẩy kích thích tố. Xoa bóp mặt cải thiện tuần hoàn máu huyết, giảm các vết nhăn trên da mặt.
4.Tẩm quất đầu và cổ
Nắm tay thành quả đấm tẩm vào trán 50 cái, cổ 50 cái sẽ giúp não bộ hoạt động minh mẫn hơn.
5.Tắm nước lạnh, tắm nước ấm
Khi tắm, trước tiên dùng xà phòng xoa thành bọt, sau đó chà xát và xối nước lạnh. Người nam xối từ bụng đến tinh hoàn. Người nữ xối từ bụng xuống âm hộ. Xối lạnh bộ phận đó mục đích là kích thích hoạt động cơ năng này được tốt. Nếu mỗi ngày tắm xối hai hay ba lần thì hiệu quả rất cao.
6.Ấn đùi non
Khi tắm dùng ngón cái ấn đùi non khoảng 50 cái. Khi mệt sẽ cảm thấy hơi đau nhưng ấn mười mấy cái là hết đau. Phương pháp này không những giúp loại trừ mệt nhọc ở đôi chân, mà còn có thể tăng cường ham muốn tình dục.
7.Ấn bụng
Trước khi ngủ, đan ngón tay vào nhau, dùng lòng bàn tay (trừ hai ngón cái) ấn lên bụng, đặc biệt vùng chung quanh rốn, ấn lên bụng non. Làm từ trên xuống, mỗi tối khoảng từ 5 đến 10 lần. Phương pháp này làm khoẻ nội tạng, có tác dụng nâng cao chức năng dạ dày. Người yếu dạ dày có thể làm thêm mấy lần.
10 bài học sức khỏe của người Nhật
Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
Bớt ăn chất bột, uống nhiều sữa
Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
Bớt đi xe, năng đi bộ
Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
Bớt nói, làm nhiều hơn
Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn
Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan…
Nguồn:
/
Code:
http://duhochasu.edu.vn/dat-nuoc-nhat-ban/bi-quyet-song-tho-cua-nguoi-nhat-ban
Comment