Âm Nhạc Là Một Phương Thuốc
Bởi: Jill Ettinger,
Code:
[COLOR="#A9A9A9"]www.NaturallySavvy.com[/COLOR]
(Shutterstock*)
Huyền thoại mang tính biểu tượng của dòng nhạc Reggae, Bob Marley, đã nói một cách đơn giản và hùng hồn: “Một điều tốt của âm nhạc là khi nó ‘đánh’ vào bạn, bạn sẽ không thấy đau.” Có một trải nghiệmvô hình nhưng đầy thuyết phục xảy ra khi chúng ta nghe nhạc, đặc biệt khi đó là loại âm nhạc chúng ta yêu thích. Nó có thể gây xúc cảm mạnh mẽ và làm chúng ta đi vào trạng thái thay đổi về ý thức, ảnh hưởng ngay lập tức đến tâm trạng của chúng ta.
Cứ miễn là chúng ta có đôi tai để nghe thấy – các nhịp điệu và giai điệu tự nhiên đã lôi cuốn chúng ta. Người xưa đã đập trống và thổi qua những ống thổi didgeridoo để kết nối với âm thanh nổi lên trong tinh thần con người chúng ta. Các pháp sư qua các thời đại đã dựa vào âm thanh như một công cụ quan trọng trong việc chữa lành bệnh tật từ thể chất đến tinh thần. Trong các buổi lễ bùa ngải Nam Mỹ sử dụng các loại thực vật được ủ gây ảo giác mạnh mẽ, cây nho ayahausca, âm nhạc được cho là con tàu hướng dẫn người du hành băng qua khu rừng nhiệt đới rậm rạp, và đó chính là thuốc, giữ cho họ tập trung và khả năng chữa bệnh tuyệt vời.
Trong khi mà sẽ không dễ dàng để nhìn nhận các loại nhạc pop hiện đại như là một cái gì đó tương đồng với những âm thanh thiêng liêng được thực hiện bởi các pháp sư, thì thực sự là có thể có nhiều điểm tương đồng hơn bạn nghĩ, đặc biệt là trong việc thúc đẩy khả năng tự bảo vệ và chữa bệnh của cơ thể.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Sussex và Học viện Max Planck ở Leipzig, Đức đã phát hiện ra rằng nghe ít hơn một giờ nhạc dance có thể giúp tăng đáng kể các kháng thể tăng cường bảo vệ và chức năng miễn dịch. Tương tự như vậy, các kích thích tố căng thẳng, thứ có thể làm giảm chức năng miễn dịch, sẽ giảm trong khi nghe nhạc nhẹ.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Điều dưỡng nâng cao đã chứng minh rằng âm nhạc có thể có một tác động tích cực giúp kiềm chế cơn đau, cả đau cấp tính và mãn tính. Nghiên cứu đã cho thấy rằng âm nhạc giúp giảm khoảng 21% những cơn đau liên quan tới viêm xương khớp, vấn đề về đĩa đệm và viêm thấp khớp.
Hiệp hội Cao huyết áp Mỹ phát hiện ra rằng nghe chỉ 30 phút âm nhạc thư giãn đã thực sự có khả năng làm giảm huyết áp ở những người được chẩn đoán lâm sàng là có huyết áp cao. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các đối tượng nghe nhiều âm nhạc luôn có nhịp tim và hơi thở thấp hơn khi họ nghe nhạc chậm hơn, và nhịp tim và hô hấp cao hơn và nhanh hơn khi nhịp độ tăng lên. Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy rằng những tác động đã được nhìn thấy một cách độc lập về việc liệu các đối tượng có hay không thực sự thích loại âm nhạc đang được chơi.
Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy sự kết nối sâu sắc giữa âm nhạc và khả năng nâng cao học tập ở trẻ nhỏ. Một nghiên cứu năm 2006 được công bố trên tạp chí Trí não đã cho thấy trẻ em được đào tạo để chơi nhạc đã cải thiện trí nhớ trong các kỹ năng như toán học, đọc viết, xử lý thị giác không gian và mức độ IQ tổng thể nâng cao.
Nhiều người trong số chúng ta đã sử dụng âm nhạc để thay đổi tâm trạng của mình lúc này hay lúc khác. Có lẽ chúng ta thậm chí đã sử dụng nó để xử lý một tình huống khó chịu: chỉnh một bài hát yêu thích mà bạn từng chia sẻ với người cũ, hoặc một bài hát mà gợi nhớ đến cha mẹ đã qua đời, anh chị em hoặc bạn bè. Những trải nghiệm này là sự phấn chấn, giúp chúng ta chịu đựng và vượt qua cảm giác buồn. Rất nhiều bản nhạc lấy cảm hứng từ những khó khăn, mất mát, đau buồn, và dù chúng ta có thể chẳng liên quan trực tiếp đến nỗi buồn trong một bài hát, thì chúng ta cũng có thể đưa nỗi buồn và thất vọng của mình vào đó và cuối cùng là giải phóng mình khỏi nó.
Và tất nhiên, âm nhạc cũng có thể đưa chúng ta thoát khỏi tâm trạng đau khổ. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học thần kinh tự nhiên Nature Neuroscience đã cho thấy hóa chất dopamine (giúp chúng ta thấy thoải mái) được tạo ra trong não của các đối tượng nghiên cứu trong những giây phút vô cùng dễ chịu khi họ nghe nhạc. Khi họ đặc biệt thích bản nhạc nào đó, dopamine gia tăng 9% và trầm cảm giảm 25%.
Bài viết này đã được công bố lần đầu trên
Code:
www.NaturallySavvy.com
-----
Phụ trách Việt ngữ bởi: Nhóm biên tập Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.