Chỉ cần từ 1,2 đến 4 triệu đồng cho 10 ngày ngậm thuốc, đã có hàm răng trắng như ý. Đi tẩy răng trắng, mốt làm đẹp này vì thế lan đến công sở, đến những người bán hàng ở chợ.
Theo chân chị là cán bộ công chức một ngành có tiếng ở Hà Nội, đến phòng mạch tư để tẩy răng trắng. Đó là căn phòng không rộng lắm, đủ để kê 2 chiếc máy chữa răng tương đối hiện đại, tủ kính, ghế cho khách ngồi đợi. Khoảng 5 phút, bác sĩ bước ra và hỏi: "Em làm răng à?". "Vâng, Nhưng răng có trắng nhiều không chị?". "Trắng chứ", bác sĩ vừa nói vừa bảo chị bạn ngồi vào ghế.
Đèn bật sáng choang, bộ răng "4, 6, 2, 0" bị mất màu men của chị càng lộ rõ. Bác sĩ đeo găng tay, chẳng biết dụng cụ được làm vệ sinh từ lúc nào mà đã đưa vào miệng chị bạn. Phải mất vài phút nhắm nghiền mắt, chị chưa biết bộ răng của mình đang được làm gì? Như hiểu thắc mắc đó, bác sĩ nói: "Đang lấy cao răng".
Lấy cao răng xong, bác sĩ dùng thứ bột nhão màu tím nhưng lại kết dính như keo đưa vào miệng chị để đo hàm. Bác sĩ rất ít giải thích, hầu như chị phải hỏi luôn miệng mới nắm sơ sài về phương pháp tẩy răng trắng.
Thông tin vỏn vẹn mà chị thu được ở cuộc "đại tu" này là phải làm loại thuốc 1,2 triệu đồng cho 10 ngày ngậm, răng sẽ trắng. Trả 1,3 triệu đồng (trong đó lấy cao răng 100 nghìn đồng), chị bạn được hẹn ngày mai đến lấy thuốc.
Đúng hẹn, bác sĩ đưa cho chị 2 bộ răng giả bằng nhựa mềm, một tuýp thuốc, một chiếc kim tiêm để bơm thuốc và một tờ giấy quảng cáo tên thuốc với lời dặn: "Ngậm thuốc răng sẽ hơi buốt. Nếu buốt quá thì hôm sau đến chị cho loại thuốc giảm buốt". Chị hí hửng mang về khoe với chồng. Cầm tờ giấy quảng cáo là thuốc tẩy trắng răng của Mỹ, nhãn hiệu Nuprp White Gold, chồng chị bỗng giật mình và nằng nặc không cho vợ ngậm vì lý do, thuốc không có số visa nhập khẩu, không có nhãn phụ tiếng Việt, không có đơn vị nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.
Chuyện làm răng trắng đã trở thành mốt, trở thành một trào lưu khi giá thành không phải quá xa vời (từ 1,2 triệu đến 4 triệu). Nhiều người sau khi làm răng trắng còn đính thêm viên kim cương nhỏ lên răng để tạo duyên dáng.
Chị H., công tác tại Cục X. sau 10 ngày ngậm thuốc kể: "Mất hơn 1 triệu đồng nhưng đổi lại răng trắng lên một chút cũng được".
Phòng khám nha khoa tư nhân của một số bác sĩ ở Hà Nội giờ đắt khách như tôm tươi. Việc làm trắng răng này liệu có gây những tác hại gì đối với sức khỏe con người hay không?
Theo bác sĩ Nguyễn Kim Ngọc, Trưởng khoa Điều trị, Viện Răng-Hàm-Mặt thì trên thế giới, tẩy trắng răng thịnh hành từ hàng chục năm nay, nhưng ở Việt Nam gần đây mới rộ lên.
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho răng bị đổi màu mà người ta phải tìm đến cách tẩy trắng răng như: Răng tự nhiên bị ố vàng (do hút thuốc lá) và nhiều người thường tìm đến siêu thị mua kem tẩy trắng răng; răng bị xỉn do cặn thức ăn có chứa nhiều axit, hoá chất bám vào; răng bị đen do men răng, do bệnh lý nhiễm phlio hoặc thiểu sản men (quá trình mang thai không được bồi đắp đầy đủ chất) dẫn đến men răng lồi lõm hoặc nhiễm Tetaxilin.
Tẩy trắng răng nếu được làm theo từng bước thì không có vấn đề gì, người bị xỉn răng nên làm vì nó là nhu cầu làm đẹp. Nhưng, quan trọng nhất phải tìm được bác sĩ có lương tâm.
Theo bác sĩ Hà, Phó khoa Điều trị Viện Răng-Hàm-Mặt, có rất nhiều bước để làm trắng răng. Nếu bác sĩ có lương tâm thì họ sẽ khám và tìm xem nguyên nhân tại sao răng của bạn lại phải ngả màu.
Nếu bác sĩ không kiểm tra kỹ, ở chân răng có tổn thương thì khi ngậm thuốc sẽ bị ảnh hưởng. Hoặc khi tẩy trắng răng, người có tủy răng sống phải điều trị khác người có tủy răng chết.
Nếu nguyên nhân răng bị xỉn do bẩm sinh (từ trong bào thai) thì không nên tẩy trắng răng mà chỉ cần phủ composite hoặc phủ sứ không kim loại là được.
Thực tế, có rất nhiều người thấy quảng cáo tẩy trắng răng thì đua nhau đi làm, nhưng khi làm xong thì kết quả lại không như mong đợi.
Theo bác sĩ Ngọc, dù tẩy bằng thuốc gì đi nữa thì cũng bằng hóa chất, nó gần như axit bào mòn bớt chất bẩn trên răng. Tẩy trắng răng không gây tác hại gì đến sức khoẻ hay cũng như không gây tác dụng phụ. Nhưng để có hàm răng trắng bóng như nhiều người tưởng tượng là không có, mà chỉ xuống được 2 độ, nhiều là 3 độ.
Hậu quả mà ít người khi đi làm trắng răng được biết, là sẽ bị mất độ bóng của răng, màu men răng không được tươi tắn như cũ
(Theo Công An Nhân Dân)
Theo chân chị là cán bộ công chức một ngành có tiếng ở Hà Nội, đến phòng mạch tư để tẩy răng trắng. Đó là căn phòng không rộng lắm, đủ để kê 2 chiếc máy chữa răng tương đối hiện đại, tủ kính, ghế cho khách ngồi đợi. Khoảng 5 phút, bác sĩ bước ra và hỏi: "Em làm răng à?". "Vâng, Nhưng răng có trắng nhiều không chị?". "Trắng chứ", bác sĩ vừa nói vừa bảo chị bạn ngồi vào ghế.
Đèn bật sáng choang, bộ răng "4, 6, 2, 0" bị mất màu men của chị càng lộ rõ. Bác sĩ đeo găng tay, chẳng biết dụng cụ được làm vệ sinh từ lúc nào mà đã đưa vào miệng chị bạn. Phải mất vài phút nhắm nghiền mắt, chị chưa biết bộ răng của mình đang được làm gì? Như hiểu thắc mắc đó, bác sĩ nói: "Đang lấy cao răng".
Lấy cao răng xong, bác sĩ dùng thứ bột nhão màu tím nhưng lại kết dính như keo đưa vào miệng chị để đo hàm. Bác sĩ rất ít giải thích, hầu như chị phải hỏi luôn miệng mới nắm sơ sài về phương pháp tẩy răng trắng.
Thông tin vỏn vẹn mà chị thu được ở cuộc "đại tu" này là phải làm loại thuốc 1,2 triệu đồng cho 10 ngày ngậm, răng sẽ trắng. Trả 1,3 triệu đồng (trong đó lấy cao răng 100 nghìn đồng), chị bạn được hẹn ngày mai đến lấy thuốc.
Đúng hẹn, bác sĩ đưa cho chị 2 bộ răng giả bằng nhựa mềm, một tuýp thuốc, một chiếc kim tiêm để bơm thuốc và một tờ giấy quảng cáo tên thuốc với lời dặn: "Ngậm thuốc răng sẽ hơi buốt. Nếu buốt quá thì hôm sau đến chị cho loại thuốc giảm buốt". Chị hí hửng mang về khoe với chồng. Cầm tờ giấy quảng cáo là thuốc tẩy trắng răng của Mỹ, nhãn hiệu Nuprp White Gold, chồng chị bỗng giật mình và nằng nặc không cho vợ ngậm vì lý do, thuốc không có số visa nhập khẩu, không có nhãn phụ tiếng Việt, không có đơn vị nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.
Chuyện làm răng trắng đã trở thành mốt, trở thành một trào lưu khi giá thành không phải quá xa vời (từ 1,2 triệu đến 4 triệu). Nhiều người sau khi làm răng trắng còn đính thêm viên kim cương nhỏ lên răng để tạo duyên dáng.
Chị H., công tác tại Cục X. sau 10 ngày ngậm thuốc kể: "Mất hơn 1 triệu đồng nhưng đổi lại răng trắng lên một chút cũng được".
Phòng khám nha khoa tư nhân của một số bác sĩ ở Hà Nội giờ đắt khách như tôm tươi. Việc làm trắng răng này liệu có gây những tác hại gì đối với sức khỏe con người hay không?
Theo bác sĩ Nguyễn Kim Ngọc, Trưởng khoa Điều trị, Viện Răng-Hàm-Mặt thì trên thế giới, tẩy trắng răng thịnh hành từ hàng chục năm nay, nhưng ở Việt Nam gần đây mới rộ lên.
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho răng bị đổi màu mà người ta phải tìm đến cách tẩy trắng răng như: Răng tự nhiên bị ố vàng (do hút thuốc lá) và nhiều người thường tìm đến siêu thị mua kem tẩy trắng răng; răng bị xỉn do cặn thức ăn có chứa nhiều axit, hoá chất bám vào; răng bị đen do men răng, do bệnh lý nhiễm phlio hoặc thiểu sản men (quá trình mang thai không được bồi đắp đầy đủ chất) dẫn đến men răng lồi lõm hoặc nhiễm Tetaxilin.
Tẩy trắng răng nếu được làm theo từng bước thì không có vấn đề gì, người bị xỉn răng nên làm vì nó là nhu cầu làm đẹp. Nhưng, quan trọng nhất phải tìm được bác sĩ có lương tâm.
Theo bác sĩ Hà, Phó khoa Điều trị Viện Răng-Hàm-Mặt, có rất nhiều bước để làm trắng răng. Nếu bác sĩ có lương tâm thì họ sẽ khám và tìm xem nguyên nhân tại sao răng của bạn lại phải ngả màu.
Nếu bác sĩ không kiểm tra kỹ, ở chân răng có tổn thương thì khi ngậm thuốc sẽ bị ảnh hưởng. Hoặc khi tẩy trắng răng, người có tủy răng sống phải điều trị khác người có tủy răng chết.
Nếu nguyên nhân răng bị xỉn do bẩm sinh (từ trong bào thai) thì không nên tẩy trắng răng mà chỉ cần phủ composite hoặc phủ sứ không kim loại là được.
Thực tế, có rất nhiều người thấy quảng cáo tẩy trắng răng thì đua nhau đi làm, nhưng khi làm xong thì kết quả lại không như mong đợi.
Theo bác sĩ Ngọc, dù tẩy bằng thuốc gì đi nữa thì cũng bằng hóa chất, nó gần như axit bào mòn bớt chất bẩn trên răng. Tẩy trắng răng không gây tác hại gì đến sức khoẻ hay cũng như không gây tác dụng phụ. Nhưng để có hàm răng trắng bóng như nhiều người tưởng tượng là không có, mà chỉ xuống được 2 độ, nhiều là 3 độ.
Hậu quả mà ít người khi đi làm trắng răng được biết, là sẽ bị mất độ bóng của răng, màu men răng không được tươi tắn như cũ
(Theo Công An Nhân Dân)