Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Các loại trà giúp tăng cường hệ miễn dịch

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Các loại trà giúp tăng cường hệ miễn dịch

    Các loại trà giúp tăng cường hệ miễn dịch









    (Ảnh: Shutterstock)






    Derek Markham








    Bạn đang cảm thấy thiếu năng lượng? Bạn muốn tìm cách tăng cường hệ thống miễn dịch của mình? Trà thảo mộc chính là những gì bạn cần để giúp cơ thể tự chữa lành.








    Những người gần tôi đều biết tôi nghiện cà phê như thế nào. Buổi sáng tôi làm một tách cà phê phin kiểu Pháp, đến trưa thì có thể hai ly cà phê Americano từ tiệm cà phê gần nhà, vậy mà qua trưa tôi đã cảm thấy quá ngán rồi.






    Tôi chuyển qua dùng trà thảo mộc vào buổi trưa và uống ít nhất một tách đầy mỗi tối. Nó làm tôi thấy ấm bụng vào mùa thu và mùa đông, đồng thời thêm thắt một yếu tố nào đó cho sức khỏe để giúp trung hòa các ảnh hưởng của caffein trong lần nuông chiều bản thân gần đây nhất với những tách cà phê của tôi. Và tôi chỉ đơn giản tự mình pha trà bằng cách mua một gói thảo mộc từ siêu thị thực phẩm tự nhiên trong khu vực địa phương.






    Sau đây là một số loại nguyên liệu ưa thích của tôi để tự pha trà thảo mộc tại nhà:







    (Ảnh: Shutterstock)







    Rễ cam thảo – Tôi chưa bao giờ thích kẹo cam thảo, có lẽ vì tôi không thích hương vị quả hồi quá nồng, nhưng tôi thích cho rễ cam thảo vào trà. Khi dùng nó bạn sẽ không bao giờ cần cho thêm chất làm ngọt nữa, và nó có một số đặc tính chữa bệnh tuyệt vời. Cam thảo là chất tan đờm, nó giúp hòa tan chất nhầy trong phổi, và nó là thảo dược có tính an thần, thuốc bổ giúp cơ thể trong thời gian căng thẳng và lo lắng. Nó có thể hữu ích cho chứng đầy bụng khó tiêu, lở loét, và cũng là một loại thuốc nhuận tràng nhẹ. Tôi thường sử dụng khoảng một muỗng canh rễ đã cắt và sàng lọc với mỗi ấm trà.






    Lá cỏ linh lăng – Vâng, tôi biết rằng cỏ linh lăng là một trong những loại cỏ khô và là món ăn ưa thích của ngựa và bò … Nhưng cỏ linh lăng cũng đã được sử dụng trong cả thiên niên kỷ nay như một loại thuốc. Nó giàu protein, canxi và các khoáng chất khác, cũng như một lượng lớn vitamin A, B, C, D, E, và K. Cỏ linh lăng được dùng để hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa, thiếu máu, tiểu đường, và để tăng lượng tiết sữa mẹ (tất nhiên công dụng này không áp dụng với tôi…). Tôi sử dụng khoảng một muỗng canh rưỡi trong một ấm trà.









    (Ảnh: Shutterstock)






    Cỏ ba lá đỏ – Loại cỏ này rất tuyệt vời để chữa ho và viêm phế quản. Nó được dùng để điều trị chàm, các bệnh ngoài da, viêm họng, và giảm sưng tấy. Loại cỏ này cũng có công dụng tạo máu và thanh lọc cơ thể. Tôi cho một ít vào ấm và thế là ổn. Tuy nhiên phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên uống trà cỏ ba lá.






    Bạc hà – Tôi rất thích bạc hà. Nó có thể kết hợp với gần như bất cứ món nào, và có thể làm dịu cơn đau dạ dày hoặc đau đầu. Một muỗng canh bạc hà cho mỗi ấm trà là ổn, nhưng nếu bạn thích thì có thể thêm một muỗng nữa. Chắc chắn sẽ không có hại gì.








    Hương Nhu Tía (Tulsi) – Còn được gọi là Holly Basil, Tulsi rất được ưa thích ở Ấn Độ và được dùng để chữa trị đủ loại bệnh từ cảm lạnh thông thường cho đến tiểu đường. Nó cũng được liệt kê vào danh sách thuốc an thần, giúp cơ thể bạn vượt qua sự căng thẳng và lấy lại sự ổn định. Bạn có thể sử dụng 2 muỗng cà phê cho mỗi ấm.







    (Ảnh: Shutterstock)






    Những loại thảo mộc này có bán ở hầu hết các cửa hàng thực phẩm sức khoẻ, chúng cũng có thể được trồng trong vườn của bạn để kiếm thêm chút thu nhập.


    Với một ít sáng tạo và nghiên cứu về các loại thảo mộc chữa bệnh, bạn sẽ tìm ra một sự kết hợp vừa có vị ngon mà lại có tác dụng tốt cho sức khỏe.


    Cơ thể của bạn sẽ biết ơn bạn về điều đó.











    Bản gốc lấy từ
    Code:
    NaturalPapa.com
    vietdaikynguyrn






Working...
X