Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Tác dụng thần kỳ của củ tỏi

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tác dụng thần kỳ của củ tỏi

    amazing medicinal effects of Garlic
    Preventing and treating: cough; leprosy; asthma; cancer; antiseptic; disinfect open wounds; gangrene; blood pressure and cholesterol levels; lumbago; arthritis; diabetes; arteriosclerosis; thrombosis and hypertension….)

    "Các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng tỏi trong thực đơn hàng ngày, từ một đến 10 nhánh, và dùng tỏi tươi là tốt hơn so với các dạng tỏi khác."

    “Experts recommend daily amount of dietary garlic, from one to ten cloves, experiments show that fresh garlic is better than in supplement form.”

    Tỏi từ lâu đã được con người biết đến không chỉ là đồ gia vị làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn và ngon miệng, mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên.

    Thời đại Kim Tự tháp ở Ai Cập, 15 pounds (7 kgs) tỏi sẽ mua được một người nô lê nam khỏe mạnh lực lưỡng.



    Thời đại Kim Tự tháp ở Ai Cập, 15 pounds (7 kgs) tỏi sẽ mua được một người nô lệ nam khỏe mạnh lực lưỡng.


    Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP,hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.

    Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ungthư nguy hiểm.

    Tỏi không những được sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà nó còn làm thuốc chữa cácbệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…

    Trong y học,tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.

    Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi đển goài không khí 15phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.

    Dưới đây là cách chế biến một số bài thuốc trị bệnh từ tỏi:

    1. Cảm cúm
    Flu treatment,
    - Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 - 40 ngày để ăn hàng ngày.
    - Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.

    2. Đầy bụng, khó tiêu
    Dyspepsia, indigestion
    - Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.
    - Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.

    3. Ho, viêm họng
    Cough, sore throat, angina, pharyngitis, asthma
    - Tỏi bóc sạch,để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đãngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 - 15phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnhho mãn tính.
    Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.

    4. Thấp khớp, đau nhức xương
    Rheumatism, arthritis, bone pain
    - Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 - 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

    5. Tiểu đường
    Diabetes
    Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.

    6. Huyết áp cao, tụ huyết khối,
    Thrombosis and hypertension
    10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.
    Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần.

    7. Tỏi chống ung thư,
    Garlic against cancer,
    Tỏi có chứa chất allium giúp ngăn ngừa các căn bệnh ung thư chết người và “tiêu diệt” sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào gây ung thư.
    Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa alliin, chất chống oxy và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E…có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu.

    Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan...
    Stomach cancer, lung cancer, liver cancer ...
    Các nhà nghiên cứu đã tiến hànhcác công trình nghiên cứu, minh chứng rằng, tỏi có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn “cư trú” trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
    - Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.
    - Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sôi trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.

    8. Đặc tính sát khuẩn
    Antiseptic properties
    Do có tính sát khuẩn, tỏi thường được sử dụng trong việc phòng chống và chữa trị các viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Người ta cũng sử dụng tỏi để tẩy ruột, phòng ngừa giun sán (giun đũa, giun kim, sán dây).

    9. Giảm sưng tấy; chữa vết thương do muỗi đốt
    Reduce inflammation; woound caused by mosquito bites
    Để giảm sưng tấy do muỗi đốt bạn có thể dùng tỏi đập dập sát lên vùng da bị tổn thương, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng tấy sẽ giảm ngay thôi.

    10. Có tác dụng giống như thuốc kháng sinh
    Garlic works similar to antibiotics
    Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà nó còn có tác dụng giống như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút xâm nhập. Hơn thế nữa, tỏi còn là chất “xúc tác” giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

    Cũng chính bởi nhờ công dụng này mà tỏi còn được xem là một “vũ khí” hữu hiệu giúp bạn gái phòng ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá.

    Một thành phần cơ bản trong tỏi mạnh gấp 100 lần so với hai loại kháng sinh quen thuộc trong việc đối phó với vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Campylobacter - các nhà khoahọc vừa phát hiện.

    Các xét nghiệm đã cho thấy hợp chất diallyl sulphide trong tỏi có thể dễ dàng tấn công vào lớp màng nhầy bảo vệ vi khuẩn Campylobacter - lớp màng vốn khiến nó rất khó bị phá hủy.

    Chất diallylsulphide không chỉ mạnh hơn nhiều so với hai dòng kháng sinh quen thuộ cerythromycin và ciprofloxacin, mà nó còn có tác dụng nhanh hơn.

    11. Có vai trò như một loại Viagra
    Garlic acts as a kind of Viagra
    Các bác sĩ tình dục thường khuyên những người gặp trục trặc trong vấn đề “chăn gối” nên bổ sung tỏi và trong chế độ ăn uống của mình. Bởi lẽ trong tỏi có chứa những hợp chất làm tăng ham muốn trong đời sống tình dục.

    Các công dụng khác
    Other medecinal impacts,
    Tỏi còn được dùng để điều trị chứng đau họng, giảm hàm lượng cholesterol cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, rối loạn tiêu hoá, nhiễm trùng bàng quang, các bệnh về gan.
    Lưu ý không dùng Tỏi trong trường hợp bạn đang dùng thuốc anticoagulant (thuốc điều trị chứng máu loãng) hay thuốc hypoglycemic (thuốc điều trị bệnh đái đường).

    (ST)
    Vào những năm 1960–1970, WHO, cơ quan theo dõi sức khỏe và bệnh tật thế giới của Liên hiệp quốc (LHQ) đã phát hiện dân Ai Cập ít bệnh tật và có tuổi thọ cao nhất thế giới.
    WHO đặt vấn đề với Chính phủ Ai Cập và xin gửi đoàn nghiên cứu đi Ai Cập để xem xét tại sao lại có hiện tượng lạ như vậy mà ngành y tế Ai Cập không giải thích được?

    Được Tổng thống NASER đồng ý, WHO đã huy động thêm nhiều chuyên gia y tế Ai Cập đi xuống các vùng nông thôn, các vùng có khí hậu khắc nghiệt để thu thập tài liệu đặc biệt. Cuối cùng các nhà nghiên cứu thuộc nhiều nước ( đông nhất là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản ) nhận xét rằng, ở Ai Cập, nhà nào cũng có rượu ngâm tỏi để uống. Nhân dân Ai Cập nói rằng : “Từ bao đời nay, đất nước chúng tôi ai ai cũng làm như vậy ”.

    Ngày xưa Ai Cập là 1 đế chế lớn, chinh chiến liên miên, chủ yếu là sử dụng dao kiếm chém giết nhau. Lúc bấy giờ làm gì có thuốc kháng sinh mà chủ yếu là người ta dùng rượu ngâm tỏi để rửa vết thương và kết quả rất mau lành. Ở các vùng khác nhau, chuyên gia các nước thu thập công thức đem về nghiên cứu, phân tích, sau đó WTO tổng kết lại và tổ chức 1 cuộc hội thảo về vấn đề này. Năm 1980, tổ chức WTO đã có kết luận và thông báo rằng : rượu ngâm tỏi chữa được các nhóm bệnh sau :

    * Thấp khớp: sưng tấy khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp (dù nặng hay nhẹ đều chữa khỏi 100%)

    * Tim mạch : huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, hẹp van tim, ngoại tâm thu về tim mạch.

    * Phế quản: Viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản

    * Tiêu hóa: ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, dạ dày, loét dạ dày. Năm 1993, người Nhật Bản lại thông báo thêm rằng qua quá trình nghiên cứu, họ kết luận : tỏi ngâm rượu còn chữa được thêm 2 nhóm bệnh nữa là :

    * Trĩ nội và trĩ ngoại

    * Bệnh đái tháo đường

    Và chính người Nhật bản đã kết luận chính xác : đây là bài thuốc tuyệt vời nhất của nhân loại vì nó dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ và có tác dụng chữa bệnh cao. Đặc biệt đây là bài thuốc thần được đối với bệnh khớp vì nó chữa khỏi các bệnh về khớp 100%.

    B.Nguyên lý:

    Con người từ tuổi 40 trở lên đã có bệnh, các bộ phận trong cơ thể báo động thoái hóa. Bộ phận nào yếu thì thoái hóa nhanh, đặc biệt là làm cho các chức năng hấp thụ chất béo (lipit), chất đường (gluxit) suy giảm, các thứ đó không hấp thụ được qua đường chuyển hóa, phần thừa không thải ra ngoài được đã dẫn đến lắng đọng trong thành vách mạch máu làm xơ vữa động mạch và xơ vữa các bộ phận khác rồi lâu ngày gây ra các bệnh như trên.

    Trong tỏi có 2 chất quan trọng :

    * Pittongxit: Là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt khuẩn cao.

    * Hoạt tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng CLCOLITCON bám vào thành vách máu làm cho đường đi của máu từ tim ra vào đều lưu thông.

    Chính nhờ 2 chất đó làm cho tỏi có tác dụng chữa bệnh cao.

    C. Công dụng, điều chế và cách uống:

    -Tỏi khô: 40gr.

    Kinh nghiệm khi mua 50gr bóc sạch vỏ chỉ còn 40gr, thái nhỏ cho vào cái lọ vừa ngâm .

    -Rượu trắng 45 độ: 100 ml (1 chai rượu lúa mới 650ml chia ra làm 6 lần )

    Ngâm 2 thứ đó trong 10 ngày

    Thỉnh thoảng lắc, ban đầu chỉ có màu trắng, sau chuyển sàng màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ.

    Cách uống:

    Ngày 2 lần: -Sáng 40 giọt trước khi ăn sáng, tối 40 giọt trước khi đi ngủ.
    Vì lượng uống 1 lần rất ít nên phải thêm nước sôi để nguội thì mới uống thành ngụm được.

    Người phải kiêng rượu hoặc không uống được rượu cũng uống được thuốc này vì lượng rượu trong 40 giọt không đáng kể mà phải pha thêm nước sôi để nguội với liều lượng tùy ý nên ai cũng uống được.

    40gr tỏi ngâm với 100ml rượu, ngâm 10 ngày thì uống và uống trong 20 ngày thì hết. Như vậy cứ uống được 10 ngày thì ngâm tiếp lọ khác tùy theo bệnh tật của mình. Nếu uống được cả đời thì càng tốt, uống liên tục không để gián đoạn. Nếu uống được như thế chắc chắn bạn không còn bệnh tật gì trong cơ thể, ngăn ngừa tốt những khối u lành tính hay ác tính có thể hình thành trong cơ thể.


    Theo: Dân trí

    Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có tác dụng giải cảm, giải độc, hạ khí, tiêu đờm, lợi tiểu, tiêu viêm. Dưới đây là một số cách chữa các bệnh thường gặp bằng tỏi:



    Để chữa ho kéo dài từng cơn, hãy uống 10 ml nước tỏi, ngày ba lần. Cách chế: tỏi 16 củ bóc vỏ, giã, ngâm một ngày trong 200 ml nước hòa 60 gr đường.



    Tỏi chữa được nhiều bệnh


    Trị cảm cúm: Lấy 6 củ tỏi, 12 gr gừng tươi, đường đỏ đủ dùng. Sắc uống nóng, ngày một thang. Hoặc 100 gr tỏi, 100 gr đường đỏ, 200 ml giấm gạo. Tỏi bóc vỏ, ngâm với đường đỏ và giấm. Sau 10 ngày đem uống. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 ml. Hoặc 2 củ tỏi, 10 gr lá sam, 20 gr lá tre tươi, 30 gr lá củ cải. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, ngày nhỏ mũi 2 - 3 lần.

    Trị viêm khí quản mạn tính: Lấy 10 củ tỏi bóc vỏ, giã nát ngâm với 100 gr đường đỏ và 200 ml giấm, để ba ngày, lọc bỏ bã. Ngày uống ba lần, mỗi lần uống nửa thìa canh với nước đun sôi để nguội.
    Trị chứng lên nhọt sưng nhức, lở tấy đau đớn: Lấy tỏi giã nát trộn với ít dầu vừng bôi lên sẽ đỡ.

    Trị viêm ruột, kiết lỵ: Ăn mỗi bữa 1 - 2 tép tỏi để phòng bệnh này. Nếu đã mắc bệnh nên ăn ngày một củ tỏi, rất tốt.

    Trị viêm dạ dày gây nôn ói: Lấy hai củ tỏi nương chín ăn với mật ong.

    Trị chứng tiêu chảy: Lấy 100 gr tỏi sắc với 300 ml nước còn 100 ml chia uống làm ba lần trong ngày.

    Trị cúm: Lấy tỏi giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

    Trị chứng cao huyết áp: Lấy 100 gr tỏi bóc sạch vỏ ngâm với 500 ml rượu 60 độ trong 15 ngày, ngày dùng 20 - 50 giọt chia uống làm ba lần. Không dùng nhiều gây hại.

    Trị sai khớp, bong gân: Lấy một củ tỏi, 30 gr lá và hoa cây vòi vói, 10 gr muối ăn, giã nát tất cả rối đắp lên vết thương băng lại.



    Giấm táo và nước ép tỏi có thể giúp bạn tẩy bay nốt ruồi một cách an toàn.Đây là biện pháp tự nhiên và an toàn để loại bỏ những chiếc nốt ruồi “tọa lạc” ở những vị trí gây ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của bạn. Giấm táo hay nước ép nỏi, hành tây sẽ giúp xóa mờ những nốt ruồi nhỏ và lành tính.



    Giấm táo nghe có vẻ xa lạ với chúng ta, nhưng nó là một nguyên liệu làm đẹp trong bếp được nhiều phụ nữ phương Tây ưa dùng. Bạn có thể mua giấm táo taị các siêu thị, hiệu thuốc hoặc quầy mỹ phẩm. Sử dụng dấm táo là một giải pháp nhẹ nhàng để có thể tẩy nốt ruồi nhưng cần phải mất một số thời gian nhất định.

    Thực hiện

    Rửa sạch các nốt ruồi để làm chúng mềm mại hơn. Dùng khăn hoặc tăm bông nhúng nước ấm liên tục chườm vào nốt ruồi ít nhất trong 15 phút. Điều này sẽ cho phép khi sử dụng giấm táo để loại bỏ các nốt ruồi một cách dễ dàng hơn.

    Tiếp theo, dùng tăm bông thấm giấm táo chấm lên nốt ruồi, tránh không để dính vào vùng da khác. Thực hiện 4 lần/ngày, sau 1 tháng, nốt ruồi của bạn sẽ biến mất.



    Dùng nước ép tỏi/hành tây thay thế


    Nếu không muốn thực hiện tẩy nốt ruồi bằng giấm táo tinh khiết hoặc vì một lý do nào đó mà bạn không thể mua được giấm táo thì bạn có thể thay thế biện pháp tẩy nốt ruồi phổ biến này bằng những biện pháp tự nhiên khác như: nước ép tỏi, nước ép hành tây hoặc nước dứa.

    Cách thức tiến hành tẩy nốt ruồi bằng những biện pháp trên thì cũng tương tự như cách bạn đã thực hiện với giấm táo. Cách thức này sẽ an toàn nếu bạn không quá lạm dụng và chỉ sử dụng với làn da ít bị kích ứng và da mỏng manh.

    Theo_ Vzone

  • #2
    Những bí quyết chăm sóc sắc đẹp từ tỏi

    Ngoài việc dùng tỏi để làm dậy mùi món ăn, bạn còn có thể dùng tỏi để phục vụ mục đích làm đẹp với những cách làm rất đơn giản, an toàn.






    Tỏi trị mụn trứng cá

    Những đốm mụn đáng ghét luôn khiến bạn cảm thấy bối rối mỗi khi trang điểm hoặc khi xuất hiện trước đám đông. Có nhiều nguyên nhân gây nên mụn trứng cá và cũng có nhiều cách để “tiêu diệt” nó, một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất là dùng tỏi.

    Bạn hãy trộn nước ép của hai nhánh tỏi với một phần bằng với dấm rượu táo. Đánh thật đều sau đó rửa mặt thật sạch và dùng bông gòn thấm hỗn hợp này lên vùng da bị mụn trứng cá.

    Việc sử dụng phối kết hợp giữa tỏi và dấm giống như một “liều thuốc kháng sinh” cho da chống viêm nhiễm, chống sự xâm nhập của vi khuẩn gây nên mụn trứng cá. Đặc biệt dấm rượu táo còn có tác dụng cân bằng độ pH cho da hiệu quả.

    Với những nốt mụn đầu đen bạn có thể áp dụng công thức sau: hai nhánh tỏi đập dập hoặc xay nhuyễn, một thìa bột yến mạch, một giọt tinh dầu trà xanh, 2-3 giọt nước cốt chanh, một thìa mật ong. Trộn đều thành phần này với nhau và đắp lên vùng da bị mụn đầu đen trong khoảng 2 phút thì rửa sạch lại. Nên thực hiện khoảng 1 lần/ngày trong ba ngày.

    Bảo vệ bộ móng

    Những rắc rối thường gặp nhất với bộ móng là móng tay giòn, dễ gãy khiến bạn khó có thể tân trang cho bộ móng được. Muốn nuôi dưỡng bộ móng để bộ móng trở nên chắc khỏe hơn hãy dùng tỏi tươi cắt qua lớp bề mặt, sau đó chà xát lên móng tay nhiều lần. Móng sẽ trở nên cứng cáp và ít gãy hơn.



    Muốn nuôi dưỡng bộ móng để bộ móng trở nên chắc khỏe hơn hãy dùng tỏi tươi cắt qua lớp bề mặt, sau đó chà xát lên móng tay nhiều lần.

    Trị bệnh vảy nến

    Bệnh vảy nến được coi là căn bệnh ngoài da mãn tính rất cứng đầu, để điều trị được chứng bệnh này cần đòi hỏi bạn mất rất nhiều thời gian và lòng kiên nhẫn.

    Khi bị chứng bệnh vảy nến da bạn sẽ trở nên mẩn đỏ, bong da nhiều hơn khiến da như da rắn. Muốn khắc phục tình trạng này bạn hãy dùng tinh dầu tỏi thoa trực tiếp lên da. Bạn có thể dùng tinh dầu tỏi mua sẵn ở dạng gel hoặc tự chế tinh dầu tỏi cũng đều đem lại hiệu quả như mong muốn.

    Trị nấm chân

    Cũng giống như chứng bệnh vảy nến, nấm chân cũng là một dạng bệnh không dễ dàng rút lui.



    Theo kinh nghiệm dân gian, để điều trị chứng bệnh này bạn hãy rửa chân mỗi sáng và dùng tinh dầu tỏi thoa lên vùng da bị nấm, tiếp đó dùng tất đeo vào. Thường xuyên thực hiện một vài ngày bạn sẽ thấy những dấu hiệu đáng mừng.

    Mặt nạ dưỡng tóc từ tỏi

    Rụng tóc, tóc thưa mỏng và yếu sẽ làm mất đi vẻ quyến rũ của mái tóc. Muốn chăm chút, bảo dưỡng mái tóc, bạn có thể “chế” ra công thức bảo dưỡng mái tóc từ tỏi như sau:

    Chuẩn bị một thìa tinh dầu vitamin A hoặc E, một thìa mật ong, một thìa tinh dầu thầu dầu, 1-2 nhánh tỏi, một lòng đỏ trứng gà và hai thìa tinh dầu ôliu. Trộn đều thành phần này với nhau và thoa từ chân tóc đến ngọn tóc, sau đó dùng khăn lớn cuốn quanh tóc. Để 30 phút đến 1 tiếng thì bạn gội sạch lại tóc. Thực hiện thường xuyên, bạn sẽ cải thiện được sức sống của mái tóc.

    Theo TT

    Comment


    • #3
      Tại sao ăn tỏi miệng và hơi thở bạn có mùi khó chiu?


      Có nhiều nguyên nhân khiến miệng và hơi thở của bạn có mùi khó chịu, ví dụ như do thức ăn, do các bệnh liên quan tới răng miệng, tai mũi họng hoặc dạ dày. Tỏi trong thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng.




      Nguyên nhân chủ yếu gây ra mùi khó chịu này là các hợp chất gốc Sulfuric (SO42-) trong tỏi. Không chỉ vậy, tỏi còn thúc đẩy sự hoạt động của một số vi khuẩn trong miệng khiến cho mùi trong miệng của bạn khó chịu hơn. Mặc dù đã đánh răng, súc miệng rất kỹ sau khi ăn tỏi, có rất nhiều người vẫn có cảm giác hơi thở của mình có mùi khó chịu sau khi ăn. Điều này xảy ra khi bạn ăn khá nhiều tỏi và các hợp chất gốc Sulfuric đã tìm được đường chuyển hóa và tan cả vào trong máu. Hợp chất nổi trội nhất trong số các hợp chất này là Allyl methyl sulfide (AMS). Một khi chất này đã có trong máu, chúng sẽ tìm cách thoát ra ngoài cơ thể của bạn thông qua nhiều đường, trong đó có cả việc hòa lẫn với không khí ở trong phổi hay các lỗ chân lông. Do vậy, mặc dù bạn đã đánh răng và súc miệng rất kỹ thì hơi thở của bạn (từ phổi đi ra) vẫn có mùi khó chịu.
      Do vậy, bạn khó có cách nào để tránh được mùi tỏi, ngoại trừ việc át mùi này bằng một vài mùi khác mạnh hơn (và dễ chịu hơn) như mùi tây (parsley) hoặc trà bạc hà nóng. Bạn có thể nhai hạt cà-phê hoặc uống sữa sau khi ăn tỏi để tránh mùi hôi. Mặc dù tỏi là một trong những thức ăn cực kỳ tốt cho cơ thể, bạn cũng cần phải chú ý tới tác dụng phụ không dễ chịu chút nào của nó để tránh … làm phiền những người xung quanh sau khi ăn.

      Theo_Báo mới

      Comment

      Working...
      X