Những thực phẩm làm tăng tác dụng phụ của thuốc
Nên tránh uống sữa trong khi dùng thuốc chữa bệnh tuyến giáp, còn cafein tương tác với thuốc chống trầm cảm nên đừng uống cà phê.
Thực phẩm có thể làm cho thuốc mạnh hơn hoặc kém hiệu quả. Hãy lưu ý tránh các sự kết hợp sau.
1. Sữa và thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Bạn nên tránh uống sữa trong thời điểm dùng thuốc chữa bệnh tuyến giáp. Nếu mắc bệnh suy giáp, bạn có thể được kê uống một loại thuốc cung cấp cho cơ thể các kích thích tố tuyến giáp cần thiết. Khi đó nên tránh tiêu thụ các sản phẩm sữa, bởi canxi có trong sữa có thể ngăn chặn sự hấp thu của thuốc. Để chắc chắn, hãy chờ đợi 3-4 tiếng sau khi uống thuốc mới dùng sữa.
2. Cà phê và thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm có thể tương tác với cà phê và các sản phẩm chứa cafein khác. Do chất cafein trong cà phê làm tăng tác dụng của thuốc, có thể làm cho tác dụng phụ nặng hơn. Kết hợp cà phê và thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến chấn động, hoảng loạn và mất ngủ. Vì vậy, cách tốt nhất là tránh xa cà phê khi bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm.
3. Rau lá xanh và thuốc làm loãng máu
Thuốc làm loãng máu có tác dụng ngăn ngừa cục máu đông, tắc mạch phổi, và đột quỵ. Bởi vì các loại thuốc này hoạt động bằng cách giữ cho máu loãng, bạn nên xem xét lượng vitamin K - có tác dụng làm đông máu - mà mình có thể tiêu thụ. Ngoài dạng uống, vitamin K còn có nhiều trong thực phẩm như rau lá xanh. Điều này sẽ dẫn tới phản tác dụng khi bạn đang dùng chất làm loãng máu. Vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ về lượng vitamin K phù hợp với mình.
4. Cafein và thuốc giãn phế quản
Thuốc giãn phế quản được dùng cho người bị bệnh hen suyễn để làm tăng lưu lượng không khí vào phổi, và thuốc này có thể bị ảnh hưởng bởi chất cafein. Các loại thuốc này là chất kích thích, và tính chất kích thích tự nhiên của cafein có thể cộng hưởng, gây ra tác dụng phụ nguy hiểm khi kết hợp, chẳng hạn như nhịp tim tăng lên. Để ngăn chặn điều này xảy ra, hãy tránh các sản phẩm cafein như cà phê nếu bạn sử dụng thuốc giãn phế quản.
Ảnh minh họa
5. Bưởi và thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai rất phổ biến và mọi người đều nghĩ thuốc tránh thai không gây tương tác với bất cứ thực phẩm hay dược phẩm nào. Tuy nhiên, thuốc tránh thai có thể gây tương tác với bưởi. Bưởi làm tăng đáng kể nồng độ estradiol, có thể làm tăng tác dụng phụ. Nếu bạn muốn giữ lượng hormone cân bằng, nên tránh xa bưởi khi uống thuốc tránh thai.
6. Bưởi và nhóm thuốc giảm mỡ máu statin
Bưởi là một loại thực phẩm có sự tương tác với rất nhiều thuốc, không chỉ thuốc tránh thai. Ví dụ, bưởi làm tăng nồng độ hoạt chất trong máu khi dùng cùng với nhóm thuốc giảm mỡ máu. Kết hợp bưởi với nhóm thuốc giảm mỡ máu statin có thể làm tăng tác dụng phụ. Kết hợp các nhóm thuốc atorvastatin, lovastatin và simvastatin với bưởi có thể dẫn đến tổn thương gan.
7. Nước ép trái cây màu xanh lá và thuốc trị bệnh tiểu đường
Nếu bạn đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường và uống ép nước trái cây màu xanh lá, nên theo dõi lượng đường trong máu một cách cẩn thận. Nước ép trái cây màu xanh lá có thể làm giảm lượng đường trong máu, và bạn có thể cần phải gặp bác sĩ để thảo luận về liều lượng thuốc của mình.
Bạn nên tránh uống sữa trong thời điểm dùng thuốc chữa bệnh tuyến giáp. Nếu mắc bệnh suy giáp, bạn có thể được kê uống một loại thuốc cung cấp cho cơ thể các kích thích tố tuyến giáp cần thiết. Khi đó nên tránh tiêu thụ các sản phẩm sữa, bởi canxi có trong sữa có thể ngăn chặn sự hấp thu của thuốc. Để chắc chắn, hãy chờ đợi 3-4 tiếng sau khi uống thuốc mới dùng sữa.
2. Cà phê và thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm có thể tương tác với cà phê và các sản phẩm chứa cafein khác. Do chất cafein trong cà phê làm tăng tác dụng của thuốc, có thể làm cho tác dụng phụ nặng hơn. Kết hợp cà phê và thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến chấn động, hoảng loạn và mất ngủ. Vì vậy, cách tốt nhất là tránh xa cà phê khi bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm.
3. Rau lá xanh và thuốc làm loãng máu
Thuốc làm loãng máu có tác dụng ngăn ngừa cục máu đông, tắc mạch phổi, và đột quỵ. Bởi vì các loại thuốc này hoạt động bằng cách giữ cho máu loãng, bạn nên xem xét lượng vitamin K - có tác dụng làm đông máu - mà mình có thể tiêu thụ. Ngoài dạng uống, vitamin K còn có nhiều trong thực phẩm như rau lá xanh. Điều này sẽ dẫn tới phản tác dụng khi bạn đang dùng chất làm loãng máu. Vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ về lượng vitamin K phù hợp với mình.
4. Cafein và thuốc giãn phế quản
Thuốc giãn phế quản được dùng cho người bị bệnh hen suyễn để làm tăng lưu lượng không khí vào phổi, và thuốc này có thể bị ảnh hưởng bởi chất cafein. Các loại thuốc này là chất kích thích, và tính chất kích thích tự nhiên của cafein có thể cộng hưởng, gây ra tác dụng phụ nguy hiểm khi kết hợp, chẳng hạn như nhịp tim tăng lên. Để ngăn chặn điều này xảy ra, hãy tránh các sản phẩm cafein như cà phê nếu bạn sử dụng thuốc giãn phế quản.
Ảnh minh họa
5. Bưởi và thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai rất phổ biến và mọi người đều nghĩ thuốc tránh thai không gây tương tác với bất cứ thực phẩm hay dược phẩm nào. Tuy nhiên, thuốc tránh thai có thể gây tương tác với bưởi. Bưởi làm tăng đáng kể nồng độ estradiol, có thể làm tăng tác dụng phụ. Nếu bạn muốn giữ lượng hormone cân bằng, nên tránh xa bưởi khi uống thuốc tránh thai.
6. Bưởi và nhóm thuốc giảm mỡ máu statin
Bưởi là một loại thực phẩm có sự tương tác với rất nhiều thuốc, không chỉ thuốc tránh thai. Ví dụ, bưởi làm tăng nồng độ hoạt chất trong máu khi dùng cùng với nhóm thuốc giảm mỡ máu. Kết hợp bưởi với nhóm thuốc giảm mỡ máu statin có thể làm tăng tác dụng phụ. Kết hợp các nhóm thuốc atorvastatin, lovastatin và simvastatin với bưởi có thể dẫn đến tổn thương gan.
7. Nước ép trái cây màu xanh lá và thuốc trị bệnh tiểu đường
Nếu bạn đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường và uống ép nước trái cây màu xanh lá, nên theo dõi lượng đường trong máu một cách cẩn thận. Nước ép trái cây màu xanh lá có thể làm giảm lượng đường trong máu, và bạn có thể cần phải gặp bác sĩ để thảo luận về liều lượng thuốc của mình.
(theo VNE)