Virus Ebola: bệnh dịch nguy hiểm
Sốt xuất huyết do virus Ebola đang xuất hiện trở lại và gây thành dịch, làm tử vong nhiều người ở Angola thuộc châu Phi. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu, song cho đến nay, những hiểu biết về virus này vẫn còn nhiều hạn chế.Virus Ebola cũng được tìm thấy ở các loài linh trưởng.
Tên virus Ebola (tác nhân gây bệnh) được đặt theo tên của một con sông ở Cộng hòa Congo (trước đây là Zaire), nơi lần đầu tiên phát hiện ra virus này. Nó có 4 phân type, trong đó có 3 gây bệnh ở người.
Các ca sốt xuất huyết Ebola đã được tìm thấy ở Congo, Gabon, Sudan, Bờ biển Ngà, Uganda. Ở Anh cũng có một nhân viên phòng xét nghiệm mắc bệnh do để kim đâm vào tay. Sốt xuất huyết Ebola thường xuất hiện thành những vụ dịch rải rác, trong đó có nhiều vụ xảy ra ngay chính trong các cơ sở y tế do có sự lây truyền tại chỗ.
Nhiễm khuẩn bệnh viện do Ebola hoàn toàn có thể xảy ra tại các cơ sở y tế, bệnh viện, đặc biệt là trong các vụ dịch.
Số người chết vì Ebola lên tới 887 người
Số người chết vì dịch bệnh Ebola bùng phát ở Tây Phi đã lên tới gần 900 người, cùng với hàng chục trường hợp tử vong mới được báo cáo tại Guinea, Liberia và Sierra Leone.
Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố những số liệu mới hôm thứ Hai, trong khi các viên chức tại Nigeria báo cáo trường hợp tử vong vì Ebola thứ nhì được xác nhận ở nước này – một bác sĩ chữa trị cho bệnh nhân đầu tiên của căn bệnh Ebola, đã qua đời ngày 25 tháng 7 tại Lagos.
WHO cho biết tổng số các trường hợp nhiễm bệnh ở 4 nước Tây Phi là 1.603 người, trong số này 887 người đã qua đời.
Ông Purse nhân viên Hội từ thiện Cơ đốc giáo Samaritan cho biết bác sĩ Kent Brantly đã nhận được một liều thuốc huyết thanh thử nghiệm trước khi rời khỏi Liberia, và cũng nhận máu của một cậu bé 14 tuổi đã khỏi bệnh Ebola dưới sự chăm sóc của ông.
Virus Ebola lây nhiễm cao đã gây ra 672 ca tử vong ở các nước Châu Phi kể từ khi dịch bệnh này bộc phát hồi đầu năm 2014.
Cha Gioan Lee là linh mục dòng Salêriêng Don Bosco. Tốt nghiệp bác sĩ y khoa nhưng cha đã bỏ tất cả công danh sự nghiệp sau lưng, và cha đã đáp lại tiếng gọi mãnh liệt của Thiên Chúa để trở thành một linh mục truyền giáo trong dòng Salêriêng Don Bosco. Ngay sau khi được truyền chức linh mục tại Tòa ThánhVatican, cha đã tình nguyện đến truyền giáo tại miền Nam Sudan thuộc Phi Châu. Cha đã từ bỏ tất cả công danh, sự nghiệp của người bác sĩ để trở thành linh mục. Và hơn thế nữa, cha còn muốn trở thành người mục tử nhân lành sống giữa đoàn chiên nghèo khổ để chăn dắt họ. Vì thế nên cha đã tình nguyện đến sống tại một xứ sở nghèo đói nhất thế giới, giữa những người đói khổ và bệnh tật trong làng Tonj thuộc miền Nam Sudan- Phi Châu trong suốt 8 năm trước khi cha qua đời vị căn bệnh ung thư ruột già. Cuốn phim tài liệu: “Don’t Cry for Me Sudan” năm 2010 (“Đừng Khóc Thương Tôi - Sudan”) đã chia sẻ về cuộc đời truyền giáo của linh mục Gioan Lee Tae Suk và là cuốn phim sẽ tham dự Đại hội điện ảnh lần thứ 61 tại Bá Linh vào năm tới- 2013.