Ác mộng những dịch bệnh đáng sợ ở Châu Phi
Kinh tế nghèo nàn, điều kiện sống khắc nghiệt, tài nguyên thiếu thốn, dân trí thấp...Chừng ấy điều đáng quan ngại là chưa đủ đề nói về một châu Phi đang lao đao về dịch bệnh.
Dịch Ebola bùng phát thời gian gần đây là một cơn ác mộng kinh hoàng với châu Phi nói riêng và thế giới nói chung. Nhưng trước đó, người dân lục địa đen đã phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ với vô số dịch bệnh đe dọa tính mạng khác.
Nhiều thập kỷ qua, người dân châu Phi đã sống cùng những cơn ác mộng bệnh tật nào?
1. Ebola
Ebola đang là dịch bệnh nguy hiểm được dư luận quan tâm hàng đầu thời gian gần đây. Với tỷ lệ tử vong cao tới 90%, loại virus gây ra dịch sốt xuất huyết đang là mối lo ngại của cả thế giới.
Virus Ebola có thể lây truyền từ động vật sang người, từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể người mắc bệnh như phân, nước tiểu, nước bọt,… hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm virus Ebola.
Dịch Ebola còn có thể lan rộng từ quốc gia này sang quốc gia khác thông qua con đường du lịch.
Điều đáng nói, hiện tại, chưa có phương pháp đặc trị nào đối với căn bệnh Ebola cũng như chưa có vacxin phòng ngừa dịch bệnh do virus Ebola gây ra. Vì vậy mối lo ngại một dịch bệnh đáng sợ trên toàn cầu hoàn toàn là điều có thể xảy ra.
2. HIV
Theo cảnh báo của Liên hợp quốc, tới năm 2025, 90 triệu người châu Phi sẽ bị nhiễm HIV. Đây là lời cảnh báo được đưa ra sau khi hi thực hiện một cuộc nghiên cứu về tình hình nhiễm HIV/AIDS tại lục địa đen. 3 thập kỷ nay, châu Phi là “tâm bão” của đại dịch HIV/AIDS, khi mà hơn 70% số người nhiễm HIV trên toàn thế giới tập trung ở châu lục này. Vào năm 2015, tại Nam Phi, lực lượng lao động thanh niên tại các khu mỏ được dự đoán sẽ giảm khoảng 6 lần so với năm 2000 do tử vong vì nhiễm HIV/AIDS.
Theo Ngân hàng thế giới, tăng trưởng kinh tế trên toàn châu Phi cũng bị kéo xuống từ 2-4% mỗi năm do đại dịch HIV/AIDS.
3. Sốt rét
Mỗi năm trên thế giới có ít nhất 300 triệu trường hợp sốt rét cấp tính (acute cases of malaria) và trong số đó có hơn 1 triệu trường hợp tử vong thì 90% ở Châu Phi, đa số là trẻ em. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là 20%, chiếm 10% trong tổng số tử vong của các bệnh trẻ em ở lục địa này.
Cơ sở vật chất y tế ở hầu hết các nước Châu Phi đều thiếu thốn do nền kinh tế nghèo nàn không đủ triển khai các hoạt động phòng chống sốt rét. Chính sốt rét cũng được hiểu là bệnh do đói nghèo và nguyên nhân của sự nghèo đói Các vòng luẩn quẩn đeo đẳng khiến dịch bệnh sốt rét liên tục phát triển ở các nước Châu Phi, kéo tụt sự tăng trưởng GDP và đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.
4. Lao
Cùng châu Á, châu Phi là một trong hai đại lục có tỉ lệ người mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Khu vực châu Phi tỷ lệ mắc chiếm 24% trên thế giới , và tỷ lệ tử vong cao nhất.
Lao được coi là "kẻ giết người số một" ở Nam Phi với 80% thanh niên đất nước nhiễm bệnh. Điều kiện sống nghèo nàn, thiếu thốn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự hoành hành của bệnh tật.
5. Viêm màng não
Trong vòng 100 năm trở lại đây, bệnh viêm màng não đã phát triển nhanh chóng tại châu Phi, tạo nên dịch bệnh nguy hiểm trên một vùng rộng lớn được gọi là Vành đai viêm màng não Châu Phi, trải dài khắp châu Phi từ Ethiopia ở phía đông đến Gambia và Senegal ở phía tây.
Tiêm phòng vắc xin viêm màng não polysaccharide sau khi bắt đầu của một đại dịch đã cứu được nhiều mạng sống ở châu Phi, nhưng không làm giảm tần số của dịch bệnh. Vì vậy, viêm màng não vẫn đang và sẽ là nỗi ám ảnh lâu dài với người dân Châu Phi.
Ebola đang là dịch bệnh nguy hiểm được dư luận quan tâm hàng đầu thời gian gần đây. Với tỷ lệ tử vong cao tới 90%, loại virus gây ra dịch sốt xuất huyết đang là mối lo ngại của cả thế giới.
Virus Ebola có thể lây truyền từ động vật sang người, từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể người mắc bệnh như phân, nước tiểu, nước bọt,… hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm virus Ebola.
Dịch Ebola còn có thể lan rộng từ quốc gia này sang quốc gia khác thông qua con đường du lịch.
Điều đáng nói, hiện tại, chưa có phương pháp đặc trị nào đối với căn bệnh Ebola cũng như chưa có vacxin phòng ngừa dịch bệnh do virus Ebola gây ra. Vì vậy mối lo ngại một dịch bệnh đáng sợ trên toàn cầu hoàn toàn là điều có thể xảy ra.
2. HIV
Theo cảnh báo của Liên hợp quốc, tới năm 2025, 90 triệu người châu Phi sẽ bị nhiễm HIV. Đây là lời cảnh báo được đưa ra sau khi hi thực hiện một cuộc nghiên cứu về tình hình nhiễm HIV/AIDS tại lục địa đen. 3 thập kỷ nay, châu Phi là “tâm bão” của đại dịch HIV/AIDS, khi mà hơn 70% số người nhiễm HIV trên toàn thế giới tập trung ở châu lục này. Vào năm 2015, tại Nam Phi, lực lượng lao động thanh niên tại các khu mỏ được dự đoán sẽ giảm khoảng 6 lần so với năm 2000 do tử vong vì nhiễm HIV/AIDS.
Theo Ngân hàng thế giới, tăng trưởng kinh tế trên toàn châu Phi cũng bị kéo xuống từ 2-4% mỗi năm do đại dịch HIV/AIDS.
3. Sốt rét
Mỗi năm trên thế giới có ít nhất 300 triệu trường hợp sốt rét cấp tính (acute cases of malaria) và trong số đó có hơn 1 triệu trường hợp tử vong thì 90% ở Châu Phi, đa số là trẻ em. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là 20%, chiếm 10% trong tổng số tử vong của các bệnh trẻ em ở lục địa này.
Cơ sở vật chất y tế ở hầu hết các nước Châu Phi đều thiếu thốn do nền kinh tế nghèo nàn không đủ triển khai các hoạt động phòng chống sốt rét. Chính sốt rét cũng được hiểu là bệnh do đói nghèo và nguyên nhân của sự nghèo đói Các vòng luẩn quẩn đeo đẳng khiến dịch bệnh sốt rét liên tục phát triển ở các nước Châu Phi, kéo tụt sự tăng trưởng GDP và đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.
4. Lao
Cùng châu Á, châu Phi là một trong hai đại lục có tỉ lệ người mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Khu vực châu Phi tỷ lệ mắc chiếm 24% trên thế giới , và tỷ lệ tử vong cao nhất.
Lao được coi là "kẻ giết người số một" ở Nam Phi với 80% thanh niên đất nước nhiễm bệnh. Điều kiện sống nghèo nàn, thiếu thốn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự hoành hành của bệnh tật.
5. Viêm màng não
Trong vòng 100 năm trở lại đây, bệnh viêm màng não đã phát triển nhanh chóng tại châu Phi, tạo nên dịch bệnh nguy hiểm trên một vùng rộng lớn được gọi là Vành đai viêm màng não Châu Phi, trải dài khắp châu Phi từ Ethiopia ở phía đông đến Gambia và Senegal ở phía tây.
Tiêm phòng vắc xin viêm màng não polysaccharide sau khi bắt đầu của một đại dịch đã cứu được nhiều mạng sống ở châu Phi, nhưng không làm giảm tần số của dịch bệnh. Vì vậy, viêm màng não vẫn đang và sẽ là nỗi ám ảnh lâu dài với người dân Châu Phi.
T.H (Depplus/MASK)