Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Xem nước tiểu để biết bạn có khỏe hay không?

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xem nước tiểu để biết bạn có khỏe hay không?

    Nước tiểu có bọt hay bong bóng, nghĩa là bạn có thể bị bệnh thận. Nếu nó nặng mùi, có thể bạn nhiễm khuẩn đường tiết niệu.


    Thời xưa các bác sĩ nếm nước tiểu để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nếu có vị ngọt, có nghĩa cơ thể chưa lọc hết đường. Ngày nay chúng ta sử dụng công nghệ tiên tiến hơn nhiều, tuy nhiên dù ở thời nào, rõ ràng nước tiểu cũng giúp tiên lượng tình trạng sức khỏe của bạn.


    Theo tiến sĩ y học Tomas Grielbling, phó khoa Tiết niệu trường Đại học Kansas (Mỹ): “Nước tiểu là chất bao gồm chất lỏng và các phần lọc ra từ cơ thể, nó có thể cho biết tình trạng bên trong cơ thể”. Do đó hãy quan sát nước tiểu trước khi xả trôi, và bạn cần chú ý nếu nhận thấy một trong 6 dấu hiệu sau:



    Ảnh: menshealth.

    1. Màu vàng sậm:




    Có nghĩa cơ thể bạn bị thiếu nước. Điều đó có thể bạn dễ nhận thấy. Điều bạn không biết được đó là dù cơ thể bị thiếu nước trong thời gian ngắn - như trong thời gian làm việc hay thể dục - cũng có thể dẫn tới những bệnh nguy hiểm về thận. Theo tiến sĩ Grielbling, “khi thiếu nước, cơ thể bạn sẽ cố gắng giữ nước cho nên nước tiểu trở nên đậm đặc”. Các hóa chất trong nước tiểu sẽ tiếp xúc với thành thận và có thể gây kích ứng, dẫn tới nhiễm khuẩn hay tiểu không tự chủ. Nước tiểu “đẹp” nhất là có màu vàng nhạt hay trong suốt. Hãy uống thêm nhiều nước để cải thiện nếu bạn bị nước tiểu màu vàng đậm.


    2. Màu đỏ


    Nghĩa là có máu trong nước tiểu, bệnh gọi là huyết niệu (tiểu ra máu). Theo tiến sĩ Grielbling, bạn cần đi kiểm tra ngay. Nguyên nhân có thể do chấn thương, bệnh về thận hay ung thư, sưng tấy hay nhiễm khuẩn thận và các nguyên nhân khác.



    3. Nước tiểu nặng mùi


    Có nghĩa: Trước tiên, bạn cần kiểm tra lại đồ ăn hay uống bạn đã dùng như món măng tây. Một số người có enzym làm phân hủy măng tây thành một hỗn hợp có mùi nồng dễ nhận ra trong 20 tới 30 giây sau khi ăn. Như vậy không có vấn đề đáng lo ngại. Cà phê cũng có thể khiến nước tiểu có mùi, nhất là khi bạn bị thiếu nước.

    Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI) cũng có thể khiến nước tiểu có mùi hôi. Nếu có dấu hiệu các bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu khác như cảm giác rát khi tiểu tiện, sốt hay nước tiểu có màu vẩn đục, hãy đi khám ngay. Có thể bạn cần dùng kháng sinh để điều trị.



    4. Nước tiểu có bọt hay bong bóng


    Có nghĩa: Bạn có thể bị bệnh thận. Khi các chức năng của thận không hoạt động hoàn thiện, nó sẽ không thể lọc hết protein trong nước tiểu. Sau đó protein tạo lớp bọt khi gặp nước trong bồn cầu. Bạn có thể bị các nguy cơ về thận nếu bị cao huyết áp, tiểu đường hay khi thành viên trong gia đình bạn bị các chứng bệnh kể trên.



    5. Tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ


    Có nghĩa bạn có thể bị phì đại tiền liệt tuyến, còn gọi là bệnh u tiền liệt lành tính (BPH). Tiền liệt tuyến nằm quanh niệu đạo mà qua đó cơ thể bài tiết nước tiểu. Khi tuyến này phình to, nó sẽ tạo áp lực chèn ép niệu đạo và gây ra nhiều thay đổi trong quá trình bài tiết nước tiểu. Tiểu nhiều lần hay tiểu không tự chủ nghĩa là bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn và có thể không điều khiển được việc này, hay phải dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu.

    Theo tiến sĩ Grielbling: “Nhiều người cho rằng chỉ cần uống ít nước là sẽ cải thiện tình hình nhưng thực tế thiếu nước cũng gây nhiều vấn đề”. Phì đại tiền liệt tuyến cũng có thể gây đái rắt, khiến bạn luôn có cảm giác muốn đi tiểu ngay khi vừa đi xong. Hãy đi khám ngay nếu bạn nhân thấy bất kỳ thay đổi nào trong nước tiểu.

    Có nhiều phương pháp điều trị bệnh này bao gồm tập Kegel, thiền và phẫu thuật nếu cần - hay bạn có thể thay đổi lối sống, như vận động cơ thể và hạn chế uống rượu và cà phê. Thêm vào đó, bác sĩ có thể đánh giá chế độ dùng thuốc hiện tại của bạn, bởi một số chất kháng histamin và thông mũi có thể tăng các triệu chứng bệnh.



    6. Có khí bay ra từ nước tiểu


    Có nghĩa vi khuẩn trong thận có thể đã sinh ra khí, được giải phóng khi bạn đi tiểu. Nếu bạn có dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI), hãy đi khám. Cũng có thể bạn bị rò đường tiểu, lỗ thủng trong thận hay giữa thận và trực tràng. Bạn cũng có thể có nguy cơ bị rò đường tiết niệu nếu bạn có tiểu sử bệnh Croln hay bệnh viêm ruột và bạn có thể sẽ phải phẫu thuật để chữa trị bệnh này.



    Khánh Vy (Theo menshealth)

  • #2
    Tiểu ra máu: Bệnh gì?

    (SKDS) - Đi tiểu ra máu là một triệu chứng rất thường gặp ở mọi nơi, mọi lứa tuổi, nam cũng như nữ. Một số trường hợp tiểu ra máu không nguy hiểm, thậma chí tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị gì. Nhưng trong phần lớn các ca, tiểu máu là biểu hiện của các chứng bệnh nguy hiểm chết người.

    Thế nào là tiểu máu?
    Tiểu máu là hiện tượng trong nước tiểu có nhiều hồng cầu. Bình thường, màng lọc cầu thận giữ không cho hồng cầu ra nước tiểu.
    Tiểu máu có 2 loại chính: Tiểu máu đại thể là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu nhiều nên nhìn bằng mắt thường có thể thấy nước tiểu màu đỏ hoặc vàng sậm, thậm chí có thể thấy cục máu đông, dây máu ra theo nước tiểu. Tiểu máu vi thể là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, không đủ để làm đổi màu nước tiểu nên chỉ được xác định khi quan sát dưới kính hiển vi. Nếu lượng hồng cầu quá nhỏ, phương pháp làm cặn Addis có thể được áp dụng để "cô đặc" lượng hồng cầu lại cho dễ xác định xem bệnh nhân có bị tiểu ra máu hay không.


    Tiểu ra máu thường kèm với các triệu chứng của nguyên nhân gây ra tình trạng này hoặc kèm với đi tiểu ra mủ, sỏi nhỏ hoặc dưỡng chấp.




    Ảnh minh họa (nguồn Internet)


    Căn nguyên của nhiều chứng bệnh
    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu máu, trong đó nhiễm khuẩn đường tiết niệu là nguyên nhân hàng đầu. Vi khuẩn thâm nhập đường tiết niệu, gây viêm và làm tổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận, cầu thận... là nguyên nhân khiến cho hồng cầu ra nước tiểu. Triệu chứng của viêm đường tiết niệu phụ thuộc vào vị trí bị viêm như sốt cao, tiểu buốt, tiểu dắt (viêm niệu đạo, bàng quang); sốt cao, rét run, đau hố thắt lưng... (viêm thận - bể thận). Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm, cấy máu, nước tiểu hoặc nội soi bàng quang. Lao đường tiết niệu thường xuyên có biểu hiện bằng đi tiểu máu và nguyên nhân này phải được loại trừ ở bất kỳ bệnh nhân nào tiểu ra máu có hội chứng nhiễm khuẩn kèm theo.


    Sỏi đường tiết niệu cũng là nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân đi tiểu ra máu nhiều lần. Sỏi có thể ở nhiều vị trí khác nhau của đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và thậm chí sỏi kẹt ở... niệu đạo. Sỏi hệ tiết niệu gây tiểu ra máu khi di chuyển xuống dưới làm tổn thương lớp niêm mạc đường tiết niệu. Sỏi cũng thường là nguyên nhân nhiễm khuẩn tiết niệu làm bệnh nhân đi tiểu ra máu. Sỏi hệ tiết niệu có thể được xác định dễ dàng bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp Xquang, siêu âm, chụp cắt lớp trước khi quyết định biện pháp điều trị.


    Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu là nguyên nhân gây tiểu ra máu.


    Ở người cao tuổi, nếu bị tiểu ra máu phải luôn cảnh giác với các khối u của hệ tiết niệu như u bàng quang, u thận. Triệu chứng của loại nguyên nhân này đôi khi không rõ ràng. Bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt mỏi, gầy sút, ăn uống kém, đau tức vùng hạ vị và đi tiểu ra máu. Lúc đầu chỉ có tiểu máu vi thể nên bệnh nhân không để ý. Chỉ đến khi đái máu đại thể mới đến khám thì khối u có khi đã ở giai đoạn xâm lấn và di căn nhiều nơi. Vì vậy, trước một bệnh nhân có tuổi bị tiểu máu, các biện pháp thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng (đặc biệt là nội soi bàng quang) phải được tiến hành nhằm loại trừ nguyên nhân do ung thư. Các khối u lành tính khác như polyp bàng quang... cũng có thể gây chứng tiểu máu nhưng không nhiều.


    Tiểu máu vi thể là triệu chứng luôn có của các tổn thương viêm cầu thận. Loại hình này hay gặp trong các bệnh hệ thống (lupus ban đỏ...), bệnh thận do đái tháo đường, bệnh viêm mạch (vasculitis) thận. Tiến triển của tiểu máu trong trường hợp này phụ thuộc vào đáp ứng điều trị của bệnh chính. Các bệnh lý như thận đa nang, huyết khối động mạch, tĩnh mạch thận... cũng là nguyên nhân gây tiểu máu.
    Một số bệnh lý về máu có thể gây tiểu máu như bệnh bạch cầu cấp và mạn, bệnh Hemophilia, bệnh máu khó đông... Những bệnh này ngoài triệu chứng tiểu máu còn có những triệu chứng xuất huyết ở nhiều nơi khác như xuất huyết dưới da, xuất huyết chân răng... Làm công thức máu, huyết đồ, tủy đồ, thời gian máu chảy, máu đông sẽ chẩn đoán được.


    Khi sử dụng một số thuốc, phải hết sức chú ý đến khả năng có thể gây chứng tiểu máu như các thuốc chống đông (heparin, kháng vitamin K), các thuốc chống kết tập tiểu cầu (aspirin), thuốc chống ung thư (cyclophosphamid). Khi dừng các loại thuốc này, triệu chứng tiểu máu sẽ hết.




    Ngoài các nguyên nhân trên, các nguyên nhân ít gặp hơn gây tiểu máu có thể là bệnh Schistosoma bàng quang (Schistosoma có thể đi đến tĩnh mạch bàng quang, làm tắc tĩnh mạch bàng quang và gây vỡ tĩnh mạch niêm mạc bàng quang); bệnh giun chỉ hệ bạch huyết; các bệnh lý di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm, hội chứng Alport; do ngộ độc: axetanilit, nitrotoluen, cantarit, axit picric, lá cây đại hoàng, photpho...; do truyền nhầm nhóm máu gây vỡ hồng cầu hoặc tiểu máu; do chấn thương bàng quang niệu đạo hoặc chấn thương thận, niệu quản và cuối cùng là vận động với một cường độ quá lớn ở các vận động viên cũng có thể gây tiểu máu.


    Làm gì khi bị chứng tiểu máu?
    Do tiểu máu luôn là nguyên nhân của một bệnh lý thực thể tại hệ tiết niệu hoặc các bệnh lý toàn thân nên nếu nghi ngờ bị tiểu máu, nhất thiết nên đến ngay cơ sở y tế để khám xác định có bị tiểu máu hay không và nếu có thì nguyên nhân nào gây nên tiểu máu. Tuyệt đối không nên tự điều trị bằng kháng sinh, thuốc cầm máu, các thuốc Nam chưa rõ nguồn gốc cũng như chậm trễ trong việc đến khám sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh lý nguy hiểm này.

    TS. BS. Vũ Đức Định

    Comment


    • #3
      Cám ơn bác sĩ Poupi chỉ giáo


      Je suis comme je suis
      Je suis faite comme ça
      Que voulez-vous de plus?
      Que voulez-vous de moi?

      Comment

      Working...
      X