Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Alzheimer tấn công cả người trẻ

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Alzheimer tấn công cả người trẻ

    Alzheimer tấn công cả người trẻ










    Alzheimer là bệnh thoái hóa cả não bộ không có khả năng hồi phục, gây nên chứng mất trí và sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm sa sút trí nhớ, giảm phối hợp vận động, giảm cảm giác, nhận cảm sai..., cuối cùng là mất trí nhớ và chức năng tâm thần. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, Alzheimer đã tấn công vào giới trẻ.














    Biểu hiện điển hình của bệnh




    Alzheimer do các chất lắng amyloid trong não dày lên, cản trở não thực hiện các chức năng một cách chính xác.




    Bệnh Alzheimer có những triệu chứng rất điển hình. Mất trí là triệu chứng sớm nhất của Alzheimer. Ngoài mất trí nhớ, người bệnh còn mất tập trung tư tưởng, sụt cân không có nguyên nhân, đi lại khó khăn.


    Những biểu hiện này khá giống như tình trạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, nhưng bệnh nhân Alzheimer còn bị giảm kỹ năng ngôn ngữ (khó khăn trong việc hoàn thành câu hoặc tìm một từ đúng, không có khả năng hiểu nghĩa của từ, giao tiếp không hoạt bát), giảm khứu giác nên dẫn đến ăn uống không ngon miệng. Vì rối loạn trí nhớ và chú ý dẫn đến rối loạn khả năng nhận thức.




    Người bệnh có rối loạn khả năng định hướng không gian, thời gian, mất khả năng tính toán đơn giản, mất khả năng đánh giá. Khi bị Alzheimer, bệnh nhân thường bị trầm cảm hoặc khoái cảm, rối loạn phối hợp động tác như mặc quần áo rất khó khăn, tay chân run...











    Hình ảnh não bị Alzheimer.






    Sau rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học tạm đưa ra các nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này. Ngoài sự lão hóa do tuổi tác thì sự mất tế bào thần kinh và giảm thể tích những vùng não chi phối trí nhớ, vùng đảm nhận tâm thần kinh được xem là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này. Sự thoái hóa của các sợi dây thần kinh hoặc bị tổn thương đã ngăn cản vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi tế bào thần kinh.






    Bệnh Alzheimer cũng liên quan đến sự xuất hiện của một protein gọi là beta amyloid (không hòa tan nên tích tụ thành những mảng keo) nằm xung quanh các tế bào thần kinh chết. Sự có mặt quá nhiều của beta amyloid sẽ làm giảm chất trung gian dẫn truyền thần kinh acetylcholine cần thiết cho trí nhớ. Beta amyloid cũng ngăn chặn sự vận chuyển ion kali, natri, canxi.






    Các gốc oxy tự do cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer. Chính các gốc tự do này ngoài làm tổn thương tế bào thần kinh còn liên quan với đáp ứng miễn dịch - đó là phản ứng viêm (men cyclooxygenase và prostaglandin làm tổn thương tế bào thần kinh).






    Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ và mất trí nhớ ở người cao tuổi: gen, sự suy giảm hormon sinh dục nữ, yếu tố môi trường, thiếu hụt vitamin nhóm B, trầm cảm, chấn thương đầu, nhóm người có điều kiện kinh tế kém và học vấn thấp...








    Lời khuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh




    Cho đến nay, dù rất cố gắng nhưng khoa học vẫn chưa thể điều trị dứt điểm căn bệnh này bởi thủ phạm chính gây bệnh vẫn còn giấu mặt. Do chưa có phương pháp điều trị nên việc phòng ngừa cũng chỉ là hạn chế các yếu tố gây bệnh.






    Những người có nguy cơ cao sẽ được khuyến cáo áp dụng các biện pháp sau:






    Thay đổi lối sống: Có tác dụng rất lớn đối với các bệnh nhân Alzheimer. Theo nghiên cứu, nếu người bệnh thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng, tập thể dục, đi bộ 10 phút, làm các bài tập trí nhớ... sẽ giảm được 60% nguy cơ mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy chịu khó đọc sách báo là một trong những cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Đọc sách hay tham gia các trò chơi ô chữ có tác dụng kích thích não vận động.








    Người trẻ tập thể dục, đi bộ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.





    Chú ý tới chế độ ăn uống: Nên giảm chất béo dưới 30% tổng nhu cầu hàng ngày vì có mối liên hệ giữa sa sút trí tuệ và chế độ ăn nhiều mỡ toàn phần, chất béo bão hòa và cholesterol. Nên ăn nhiều rau quả sậm màu vì chúng có tác dụng bảo vệ não, chống lại sự lão hóa. Nên dùng nhiều đậu nành và chế phẩm từ đậu nành vì trong thực phẩm này có chứa một thành phần giống estrogen có tác dụng chống lại bệnh Alzheimer.


    Nên dùng lượng rượu vừa phải (1 - 2 ly mỗi ngày) để não kích thích phóng thích acetylchotin (chất dẫn truyền thần kinh bị khiếm khuyết trong bệnh Alzheimer).




    Bổ sung vitamin và khoáng chất như các vitamin C, E (chống sự giải phóng gốc tự do làm tổn thương tế bào), acid folate và vitamin B12 (làm giảm hemocystein - chất làm tăng nguy cơ Alzheimer và bệnh tim mạch).




    Liệu pháp hormon thay thế: Liệu pháp này sẽ đều giảm được triệu chứng sa sút trí tuệ.




    Thuốc kháng viêm không steroid: Nhiều nghiên cứu cho thấy dùng các thuốc kháng viêm loại này sẽ chống lại sự tích tụ beta amyloid trong não.




    Statin: đây là thuốc làm giảm cholesterol máu. Một vài nghiên cứu cho thấy những người dùng statin giảm được 70% nguy cơ bị sa sút trí tuệ.






    Ngoài các phương pháp trên, hiện các nhà khoa học trên thế giới đang tập trung nghiên cứu thêm các phương pháp phòng ngừa và điều trị khác cho căn bệnh này. Nhìn chung, các kết quả thu được là rất khả quan. Hy vọng, trong tương lai không xa, những người mắc bệnh Alzheimer sẽ tìm lại được những kí ức đẹp của cuộc đời. 












    BS. Hoàng Việt Hùng (SK&DS)






Working...
X