1. Sổ mũi. Hắt hơi. Rát cổ = Xin đừng vội dùng kháng sinh.
Thời tiết bắt đầu chuyển động. Đâu đây rạng rỡ nắng hanh vàng với:
Heo may chớm đã lên mùa gió
Ngăn ngắt chiêm bao lạnh chiếu nằm
Vũ Hoàng Chương
Vâng: “lạnh chiếu nằm”, vì “Đã nghe rét mướt luồn trong gió” Xuân Diệu.
Cho nên nhiều người đã bắt đầu than phiền khó chịu với sổ mũi, hắt hơi, cảm lạnh… Và cũng không thiếu gì người vội vàng lục lọi tìm kiếm vài chục viên kháng sinh để tiêu trừ bệnh tật. Vì sợ rằng để lâu thì bệnh nặng thêm.
Đây là hành động đáng khen và cũng cần xét lại. Khen vì đã biết tự lo tự liệu nhưng có điều hơi “nhanh nhẩu đoảng”. Giới chức y tế khắp nơi vẫn luôn luôn nhắc nhở rằng thủ phạm những cảm lạnh vào cuối Thu đầu Đông của mỗi năm không phải do vi khuẩn gây ra. Đa số hung thần là những cô những chú siêu vi sinh vật virus bất trị, ngang ngược. Kháng sinh đều bó tay trước sự hoành hành của các tiểu yêu này. Cho nên dùng kháng sinh chẳng những vô hiệu mà còn gây ra nhiều rủi ro xấu.
Sự khác biệt giữa virus và vi khuẩn.
Vi khuẩn (bacteria) là những vi sinh vật đơn bào, sinh sản vô tính bằng cách phân chia nhân đôi tế bào. Vi khuẩn có khắp mọi nơi: trong nước, đất, không khí. Nhiều loại sống ký sinh ở người, súc vật và cây cối. Trong cơ thể, vi khuẩn nhởn nhơ đầy rẫy ngoại trừ máu và nước tủy sống. Không phải tất cả vi khuẩn đều có hại, vì một số giúp cơ thể trong nhiều lãnh vực khác nhau. Kháng sinh có thể khuất phục được hầu hết các bệnh do vi khuẩn gây ra.
Còn virus là những “hạt” rất nhỏ, có khả năng sinh sản nhưng chỉ tồn tại được ở trong tế bào sống. Ra không khí một thời gian ngắn là chúng hai năm mươi tiêu tùng. Kích thước của virus rất nhỏ nên không nhìn thấy qua kính hiển vi quang học. Nhỏ vậy mà chúng đã và đang gây ra những bệnh quái đản giết hại có khi cả mấy chục triệu sinh linh, người và súc vật. Như là cảm lạnh, cúm, đa số viêm cuống phổi và cuống họng; bệnh sởi, quai bị, thủy đậu, herpes, đậu mùa, tê liệt trẻ em, bệnh dại, viêm gan. Đặc biệt trong những thập niên qua, các bệnh liệt kháng HIV-AIDS, cúm gia cầm đang hầm hừ đe dọa nhân loại và các quốc gia đang sát cánh với nhau dốc toàn lực phòng chống. Kháng sinh không có hiệu lực với virus nhưng một số bệnh có thể kiểm soát được bằng chủng ngừa vắc xin.
Vậy thì tôi phải làm gì khi sổ mũi, hắt hơi?
Sổ mũi là chuyện thường xẩy ra khi bị cảm lạnh, đặc biệt ở trẻ em.
Khi vi sinh vật xâm nhập mũi, mũi phản ứng bằng cách tiết ra chất lỏng trong để loại bỏ các tác nhân này khỏi lỗ mũi và xoang mũi. Sau vài ngày, hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu hoạt động, phản công lại các cô chú virus, nước mũi trở thành mầu trắng hoặc vàng. Rồi đến khi vi sinh vật tăng sinh trong mũi, chúng sẽ làm nước mũi có mầu xanh xám. Đó là những diễn tiến bình thường. Và khi mũi bị chất tiết kích thích thì ta phải hắt hơi, để gạt bỏ những chất này. Đôi khi chất tiết xuống cuống họng, ta ngứa cổ; xuống cuống phổi, ta ho sù sụ.
Khi thấy vậy, ta nên kiên nhẫn chờ đợi vài ngày, đừng vội vàng dùng kháng sinh. Lý do là kháng sinh KHÔNG làm bớt ho, bớt chẩy nước mũi hoặc đau nhức xương thịt, mà chúng tự hết sau ít hôm. Có nhiều thuốc trị chẩy nước mũi hiệu nghiệm. Chẳng hạn nhiều người chỉ cần nhỏ mấy giọt nước pha muối, hít thở vào máy bốc hơi lại giải quyết được vấn nạn mau chóng. Kháng sinh chỉ nên dùng nếu thầy thuốc nói bị bội nhiễm vi khuẩn như viêm xoang sinusitis, sưng phổi..
Thế còn cảm lạnh, cúm có cần đến kháng sinh không?
Như đã thưa ở trên, cảm lạnh và cúm là do virus gây ra.
Cảm Lạnh Common Cold là bệnh cấp tính do siêu vi thuộc nhóm rhinovirus, tác hại trên mũi, xoang mặt, cuống họng, thanh quản, đôi khi xuống tới cuống phổi. Bệnh này chưa có thuốc chủng ngừa.
Còn Cúm do virus Influenza A và B gây ra. Siêu vi này thay đổi cấu trúc mỗi năm do đó sự trầm trọng của bệnh cũng thay đổi. Nhưng Cúm có thể ngăn chặn lây lan được bằng chủng ngừa trước mùa cúm khoảng một tháng. Đọc xong bài này, xin mời quý thân hữu đi chích ngừa ngay cho kịp. Vì ở các xứ lạnh, Cúm đến vào mùa Đông, từ tháng 11 trở đi tới tháng hai tháng ba. Còn ở xứ nóng thì cúm xẩy ra hầu như quanh năm.
Kháng sinh không tiêu diệt được virus. Bị cảm lạnh, cúm mà dùng kháng sinh chẳng những vô ích tốn tiền, không chữa được bệnh, không ngăn ngừa sự lan truyền bệnh sang người khác, không làm mình cảm thấy khỏe hơn. Trái lại còn đưa tới nhiều ảnh hưởng xấu như nhờn thuốc, tốn tiền, phí phạm dược phẩm.
Thường thường cảm lạnh, cúm tự lành sau khi bệnh đã hoàn tất chu kỳ là hai ba tuần lễ. Điều trị bao gồm sự hỗ trợ như uống nhiều chất lỏng (Nước lã tinh khiết, nước trái cây, nước súp) để tránh khô nước; hít thở trong máy phun hơi hoặc nhỏ mấy giọt nước pha muối vào mũi nhiều lần trong ngày; làm dịu đau cuống họng với ngậm vài viên nước đá cục, xúc miệng với dung dịch diệt trùng.
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể để đẩy nước tiết ra khỏi phổi nên cũng chẳng cần quan tâm. Nhưng nếu ho nhiều đến đau ngực, rát họng, mệt mỏi thì uống mấy thìa thuốc giảm ho. Chỉ khi nào có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn như sung phổi mới cần đến kháng sinh. Mà khi bác sĩ cho toa thì uống đủ ngày, đúng liều lượng đã ghi trong toa thuốc, chứ đừng thấy bớt là ngưng, để dành thuốc cho kỳ sau.
Riêng cúm thì bác sĩ có thể cho mấy loại thuốc như Tamiflu, Relenza, Amantadine, Rimantadine...
Rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc quá gần với người bệnh là những phương thức rất hữu hiệu để ngăn ngừa sự lan truyền bệnh gây ra do virus.
2. Sàng lọc ung thư
Người Việt tỵ nạn chính trị mình hội nhập với Hiệp Chủng Quốc Mỹ mới có trên một phần tư thế kỷ mà đã được giới y khoa lưu ý rất nhiều. Vì ta có nhiều điều để nghiên cứu, thăm dò.
Theo tài liệu của Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Hoa Kỳ (Centers for Disease Control) cũng như kết quả nhiều thăm dò Mỹ Việt thì một trong những điều đáng để ý là “dường như quý vị đồng hương ta cũng hơi lơ là với việc sàng lọc ngừa bệnh thì phải”.
Chẳng hạn ung thư cổ tử cung.
Cổ tử cung là phần dưới của dạ con chứa nhiều niêm dịch và thông với âm đạo.
Ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ ba trong số các u ác tính về sản khoa và thứ tám trong số các bệnh ung thư của người đẹp bản xứ Hoa Kỳ. Bệnh đặc biệt có nhiều liên hệ nhân quả với hoạt động tình dục:
a. Gia tăng khi thiếu nữ giao hoan quá sớm;
b. Gia tăng khi giao hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Vì một loại virus lây truyền do lang chạ làm tình vung vít đã được coi như một trong nhiều nguyên nhân đưa tới ung thư này. Ở giai đoạn phát triển mạnh và di căn xa, hy vọng sống sót của người bệnh là 0 tới 15%. Nghĩa là tử vong rất cao nếu điều trị quá trễ.
May mắn là trên 90% ung thư cổ tử cung có thể phát hiện sớm ngay từ khi chưa có dấu hiệu bệnh bằng phương pháp xét nghiệm tế bào rất giản dị gọi là Pap test. Pap viết tắt từ chữ Papanicolaou, tên của vị bác sĩ người Mỹ gốc Hy Lạp George Nicolas Papanicolaou đã tìm ra phương pháp thử tế bào để phát hiện ung thư cổ tử cung.
Thống kê cho hay khoảng 50% bệnh nhân với ung thư này chưa bao giờ làm Pap, nhất là những thành phần có nguy cơ mắc bệnh cao. Trong số đó có phụ nữ người mình. Đã có nhiều nghiên cứu cho hay phụ nữ Mỹ gốc Việt có tỷ lệ ung thư cổ tử cung cao gấp năm lần dân da trắng bản xứ: Việt 43.0/100,000; Mỹ 8.7/ 100,000, cao hơn cả ở phụ nữ các sắc dân thiểu số khác. Vậy mà quý bà quý cô nhà ta lại ít nhận lãnh ích lợi việc làm Pap smear mà y khoa học đã dầy công nghiên cứu và cống hiến từ nhiều thập niên.
Vì phải chăng người mình:
a. Có một kiêng kỵ taboo đối với việc xét nghiệm Pap với thiếu nữ chưa lập gia đình;
b. Hiểu không đúng rằng chỉ phụ nữ có gia đình mới cần Pap;
c. Không biết có sàng lọc tìm kiếm ung thư cổ tử cung và sự ích lợi của nó?; Vì thế một số người có hiểu biết, có học làm nhiều hơn;
d. Sợ đi khám lòi ra bệnh thì “chỉ có chết”, nên mũ ni che tai, chẳng thà không biết;
d. Lão bà càng lớn tuổi càng ít làm Pap, vì “tôi ngần này tuổi đầu, khỏe như voi, sanh cả chục đứa con thì Pap Piếc làm chi cho rắc rối”?
e. Theo phong tục tập quán lâu đời, quý bà rất ngại ngùng khi nói tới chuyện “riêng tư”, huống chi là nằm cho người không quen nhòm ngó; Tự khám vú thì làm chứ chuyện khám ở dưới thì ngại ngùng, “em chã”.
g. Trở ngại đến với dịch vụ y tế vì ngôn ngữ khó khăn, thiếu đối thoại lại thêm kỳ thị da mầu;
h. Có thói quen là khi nào bệnh thì đi chữa trị nhiều hơn phòng ngừa, sàng lọc bệnh
i. Khi không có dấu hiệu bệnh thì ít khi đến gặp bác sĩ.
Rồi đến ung thư cặp nhũ hoa
Phụ nữ Việt gốc Mỹ mình có tỷ lệ ung thư nhũ hoa thấp, so với dân da trắng bản xứ: 38/100,000 và 116/100,000. Nhưng ung thư vẫn là nan bệnh và tử vong vì điều trị chậm, phát hiện trễ vẫn xẩy ra.
Và ở quý bà nhà mình thì ung thư này lại trầm trọng hơn, vì chẳng chịu sàng lọc, tự khám và tham khảo ý kiến bác sĩ. Có người để tới khi lan truyền xa rồi mới đi chữa thì bệnh đã quá muộn màng. Một thăm dò của Seatles King County Health Department thực hiện vào năm 1995-1996 cho hay: 1/3 số nữ nhân Mỹ gốc Việt được hỏi ý kiến không biết cách tự khám nhũ hoa; 30% biết nhưng không nghĩ tới chuyện tự khám; 29% nói khám làm gì, đâu cần thiết.
Mà việc screening thì cũng giản dị thôi. Tự khám mỗi tháng có thể tìm ra những cục nhỏ bất thường nằm trong vú và nếu xác định là ung thư thì điều trị hiệu quả hơn. Chụp X quang vú mỗi năm một lần kể từ trên 50 tuổi có thể giàm tử vong từ 25 tới 35% ở người chớm bị ung thư vú. Chẳng cũng ích lợi sao!
Lại còn viêm gan B với ung thư gan.
Theo Trung Tâm Á Châu về Ung Thư Gan tại Đại Học Stanford, U bướu ác tính này là nguyên nhân tử vong thứ nhì vì ung thư ở người Việt gốc Mỹ, 13 lần cao hơn ở người bản xứ. Ngay tại Việt Nam hiện nay, cứ 1 trong 4 người dân bị nhiễm virus viêm gan B. Mà đa số do mẹ truyền cho con ngay khi sanh hoặc khi trưởng thành hồ hởi giao hoan với người mang bệnh mà không biết. Họ trở thành người mang bệnh kinh niên và gây ra lây lan cho nhiều người khác. Vì thế tất cả phụ nữ có thai ở bên Mỹ đều được thử nghiệm coi có nhiễm viêm gan B. Nếu có thì vừa lọt lòng mẹ, bé sẽ được chích ngừa để tránh mắc bệnh.
Đã có nhiều hội thảo, thuyết trình khắp cộng đồng mình về ung thư gan vì viêm gan B, mời gọi mọi người chích ngừa. Chỉ với ba mũi chích mà bảo vệ được sức khỏe, tưởng cũng chẳng nên bỏ qua. Nhất là với quý vị hay đi du lịch Á châu, cần chích ngừa cả viêm gan A lẫn B.
Và ung thư ruột già cũng vậy.
Ung thư này đứng hàng thứ ba cả về nhiều ít và tỷ lệ tử vong trong số các loại ung thư ở Hoa Kỳ với trên 75,000 người mệnh một hàng năm. Ruột già quý vị cao niên là môi trường mầu mỡ cho loại ung thư này. May mắn là hiện nay có nhiều phương thức có thể tìm ra ung thư ở giai đoạn phôi thai. Như là tìm máu kín trong phẩn hàng năm, nội soi ruột già mỗi 10 năm, nội soi trực tràng mỗi 5 năm.
Vậy mà người mình dường như cũng hay quên không làm. Theo kết quả thăm dò do các nhà chuyên môn y tế Đại Học California ở San Francisco dưới sự hướng dẫn của giáo sư Judith M.E. Walsh thực hiện năm 2004 thì:
a. 36% người da trắng thực hiện nội soi trực tràng trong 5 năm vừa qua, thì chỉ có 18% người mình;
b. 31% da trắng làm nọi soi ruột già, người mình có 22%;
Điểm son là có tới 31% người mình tìm máu ẩn trong phẩn so với 19% sắc dân da trắng thực hiện thử nghiệm sàng lọc này.
Và người mình cũng có tỷ lệ chích ngừa các bệnh truyền nhiễm cho con trẻ cao nhất ở Mỹ. Thật xứng đáng là hậu duệ con Rồng cháu Tiên Hồng Lạc bốn ngàn năm văn hiến.
Kết luận
Vì tiêu đề là “Đôi điều nhắc nhở” nên chỉ xin tản mạn hai chuyện mà thôi.
Còn nhiều điều khác muốn nói muốn bàn lắm. Nhưng lại ngại rằng “Sao mà cứ vạch áo cho người xem lưng”!!
Người vạch áo thực ra là các nhà chuyên môn nghiên cứu Việt Mỹ, giữa đường thấy sự khác thường, nêu ra.
Chẳng hạn vào năm 1990 giáo sư Nội Khoa Stephen. J. McPhee và các cộng sự viên tại Đại Học UCSF đã làm một cuộc thăm dò sự hiểu biết về phòng ngừa ung thư của người Việt mình ở vùng Vịnh San Francisco. Kết quả như sau:
13% chưa bao giờ biết/ nghe về ung thư;
27% không biết rằng hút thuốc lá là nguyên nhân lớn đưa tới ung thư phổi;
28% cho ung thư là bệnh truyền nhiễm;
48% chưa biết rằng viêm gan B có liên hệ tới tỷ lệ ung thư gan khá cao ở người Việt;
32% chưa bao giờ làm Pap smears;
28% chưa bao giờ tự khám vú;
83% chưa bao giờ chụp quang tuyến vú.
Và các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu lý do những lơ là và đưa ra các đề nghị để chấn chỉnh.
Lơ là vì không biết có các dịch vụ đã có sẵn; ít được hướng dẫn giải thích; không có bảo hiểm sức khỏe kém lợi tức; không có bác sĩ gia đình khám trị bệnh và giới thiệu đi thử nghiệm; trở ngại ngôn ngữ và ngại ngùng để người lạ khám nhìn cơ thể, vân vân...
Họ đề nghị giới chức chính quyền mang dịch vụ phòng chữa bệnh tật tới gần dân chúng; thu hẹp cách biệt chăm sóc sức khỏe; mở nhiều thảo luận trong cộng đồng về các vấn đề y tế xã hội; có nhiều thông dịch viên để giải thích; giúp đỡ phương tiện đi sàng lọc tìm bệnh.
Trong quảng bá kiến thức phòng bệnh, tìm bệnh này, vai trò của truyền thông báo chí cũng đặc biệt quan trọng và vô cùng hữu hiệu. Các nhà y khoa học đăng đàn giải thích, truyền thông liên tục phổ biến nhắc nhở trên đài trên báo, dân chúng sẽ dần dần ý thức được ích lợi của y khoa phòng ngừa, của y tế công cộng.
Để cùng nhau duy trì một sức khỏe tốt cho bản thân, gia đình.
Rồi cùng nhau hội nhập dòng chính cho bằng người bằng ta, chung sức xây dựng cộng đồng, làm đẹp quê hương với nhiều đóa hoa tự do dân chủ hơn.
BS. Nguyễn Ý Đức
Texas, Hoa Kỳ
Thời tiết bắt đầu chuyển động. Đâu đây rạng rỡ nắng hanh vàng với:
Heo may chớm đã lên mùa gió
Ngăn ngắt chiêm bao lạnh chiếu nằm
Vũ Hoàng Chương
Vâng: “lạnh chiếu nằm”, vì “Đã nghe rét mướt luồn trong gió” Xuân Diệu.
Cho nên nhiều người đã bắt đầu than phiền khó chịu với sổ mũi, hắt hơi, cảm lạnh… Và cũng không thiếu gì người vội vàng lục lọi tìm kiếm vài chục viên kháng sinh để tiêu trừ bệnh tật. Vì sợ rằng để lâu thì bệnh nặng thêm.
Đây là hành động đáng khen và cũng cần xét lại. Khen vì đã biết tự lo tự liệu nhưng có điều hơi “nhanh nhẩu đoảng”. Giới chức y tế khắp nơi vẫn luôn luôn nhắc nhở rằng thủ phạm những cảm lạnh vào cuối Thu đầu Đông của mỗi năm không phải do vi khuẩn gây ra. Đa số hung thần là những cô những chú siêu vi sinh vật virus bất trị, ngang ngược. Kháng sinh đều bó tay trước sự hoành hành của các tiểu yêu này. Cho nên dùng kháng sinh chẳng những vô hiệu mà còn gây ra nhiều rủi ro xấu.
Sự khác biệt giữa virus và vi khuẩn.
Vi khuẩn (bacteria) là những vi sinh vật đơn bào, sinh sản vô tính bằng cách phân chia nhân đôi tế bào. Vi khuẩn có khắp mọi nơi: trong nước, đất, không khí. Nhiều loại sống ký sinh ở người, súc vật và cây cối. Trong cơ thể, vi khuẩn nhởn nhơ đầy rẫy ngoại trừ máu và nước tủy sống. Không phải tất cả vi khuẩn đều có hại, vì một số giúp cơ thể trong nhiều lãnh vực khác nhau. Kháng sinh có thể khuất phục được hầu hết các bệnh do vi khuẩn gây ra.
Còn virus là những “hạt” rất nhỏ, có khả năng sinh sản nhưng chỉ tồn tại được ở trong tế bào sống. Ra không khí một thời gian ngắn là chúng hai năm mươi tiêu tùng. Kích thước của virus rất nhỏ nên không nhìn thấy qua kính hiển vi quang học. Nhỏ vậy mà chúng đã và đang gây ra những bệnh quái đản giết hại có khi cả mấy chục triệu sinh linh, người và súc vật. Như là cảm lạnh, cúm, đa số viêm cuống phổi và cuống họng; bệnh sởi, quai bị, thủy đậu, herpes, đậu mùa, tê liệt trẻ em, bệnh dại, viêm gan. Đặc biệt trong những thập niên qua, các bệnh liệt kháng HIV-AIDS, cúm gia cầm đang hầm hừ đe dọa nhân loại và các quốc gia đang sát cánh với nhau dốc toàn lực phòng chống. Kháng sinh không có hiệu lực với virus nhưng một số bệnh có thể kiểm soát được bằng chủng ngừa vắc xin.
Vậy thì tôi phải làm gì khi sổ mũi, hắt hơi?
Sổ mũi là chuyện thường xẩy ra khi bị cảm lạnh, đặc biệt ở trẻ em.
Khi vi sinh vật xâm nhập mũi, mũi phản ứng bằng cách tiết ra chất lỏng trong để loại bỏ các tác nhân này khỏi lỗ mũi và xoang mũi. Sau vài ngày, hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu hoạt động, phản công lại các cô chú virus, nước mũi trở thành mầu trắng hoặc vàng. Rồi đến khi vi sinh vật tăng sinh trong mũi, chúng sẽ làm nước mũi có mầu xanh xám. Đó là những diễn tiến bình thường. Và khi mũi bị chất tiết kích thích thì ta phải hắt hơi, để gạt bỏ những chất này. Đôi khi chất tiết xuống cuống họng, ta ngứa cổ; xuống cuống phổi, ta ho sù sụ.
Khi thấy vậy, ta nên kiên nhẫn chờ đợi vài ngày, đừng vội vàng dùng kháng sinh. Lý do là kháng sinh KHÔNG làm bớt ho, bớt chẩy nước mũi hoặc đau nhức xương thịt, mà chúng tự hết sau ít hôm. Có nhiều thuốc trị chẩy nước mũi hiệu nghiệm. Chẳng hạn nhiều người chỉ cần nhỏ mấy giọt nước pha muối, hít thở vào máy bốc hơi lại giải quyết được vấn nạn mau chóng. Kháng sinh chỉ nên dùng nếu thầy thuốc nói bị bội nhiễm vi khuẩn như viêm xoang sinusitis, sưng phổi..
Thế còn cảm lạnh, cúm có cần đến kháng sinh không?
Như đã thưa ở trên, cảm lạnh và cúm là do virus gây ra.
Cảm Lạnh Common Cold là bệnh cấp tính do siêu vi thuộc nhóm rhinovirus, tác hại trên mũi, xoang mặt, cuống họng, thanh quản, đôi khi xuống tới cuống phổi. Bệnh này chưa có thuốc chủng ngừa.
Còn Cúm do virus Influenza A và B gây ra. Siêu vi này thay đổi cấu trúc mỗi năm do đó sự trầm trọng của bệnh cũng thay đổi. Nhưng Cúm có thể ngăn chặn lây lan được bằng chủng ngừa trước mùa cúm khoảng một tháng. Đọc xong bài này, xin mời quý thân hữu đi chích ngừa ngay cho kịp. Vì ở các xứ lạnh, Cúm đến vào mùa Đông, từ tháng 11 trở đi tới tháng hai tháng ba. Còn ở xứ nóng thì cúm xẩy ra hầu như quanh năm.
Kháng sinh không tiêu diệt được virus. Bị cảm lạnh, cúm mà dùng kháng sinh chẳng những vô ích tốn tiền, không chữa được bệnh, không ngăn ngừa sự lan truyền bệnh sang người khác, không làm mình cảm thấy khỏe hơn. Trái lại còn đưa tới nhiều ảnh hưởng xấu như nhờn thuốc, tốn tiền, phí phạm dược phẩm.
Thường thường cảm lạnh, cúm tự lành sau khi bệnh đã hoàn tất chu kỳ là hai ba tuần lễ. Điều trị bao gồm sự hỗ trợ như uống nhiều chất lỏng (Nước lã tinh khiết, nước trái cây, nước súp) để tránh khô nước; hít thở trong máy phun hơi hoặc nhỏ mấy giọt nước pha muối vào mũi nhiều lần trong ngày; làm dịu đau cuống họng với ngậm vài viên nước đá cục, xúc miệng với dung dịch diệt trùng.
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể để đẩy nước tiết ra khỏi phổi nên cũng chẳng cần quan tâm. Nhưng nếu ho nhiều đến đau ngực, rát họng, mệt mỏi thì uống mấy thìa thuốc giảm ho. Chỉ khi nào có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn như sung phổi mới cần đến kháng sinh. Mà khi bác sĩ cho toa thì uống đủ ngày, đúng liều lượng đã ghi trong toa thuốc, chứ đừng thấy bớt là ngưng, để dành thuốc cho kỳ sau.
Riêng cúm thì bác sĩ có thể cho mấy loại thuốc như Tamiflu, Relenza, Amantadine, Rimantadine...
Rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc quá gần với người bệnh là những phương thức rất hữu hiệu để ngăn ngừa sự lan truyền bệnh gây ra do virus.
2. Sàng lọc ung thư
Người Việt tỵ nạn chính trị mình hội nhập với Hiệp Chủng Quốc Mỹ mới có trên một phần tư thế kỷ mà đã được giới y khoa lưu ý rất nhiều. Vì ta có nhiều điều để nghiên cứu, thăm dò.
Theo tài liệu của Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Hoa Kỳ (Centers for Disease Control) cũng như kết quả nhiều thăm dò Mỹ Việt thì một trong những điều đáng để ý là “dường như quý vị đồng hương ta cũng hơi lơ là với việc sàng lọc ngừa bệnh thì phải”.
Chẳng hạn ung thư cổ tử cung.
Cổ tử cung là phần dưới của dạ con chứa nhiều niêm dịch và thông với âm đạo.
Ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ ba trong số các u ác tính về sản khoa và thứ tám trong số các bệnh ung thư của người đẹp bản xứ Hoa Kỳ. Bệnh đặc biệt có nhiều liên hệ nhân quả với hoạt động tình dục:
a. Gia tăng khi thiếu nữ giao hoan quá sớm;
b. Gia tăng khi giao hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Vì một loại virus lây truyền do lang chạ làm tình vung vít đã được coi như một trong nhiều nguyên nhân đưa tới ung thư này. Ở giai đoạn phát triển mạnh và di căn xa, hy vọng sống sót của người bệnh là 0 tới 15%. Nghĩa là tử vong rất cao nếu điều trị quá trễ.
May mắn là trên 90% ung thư cổ tử cung có thể phát hiện sớm ngay từ khi chưa có dấu hiệu bệnh bằng phương pháp xét nghiệm tế bào rất giản dị gọi là Pap test. Pap viết tắt từ chữ Papanicolaou, tên của vị bác sĩ người Mỹ gốc Hy Lạp George Nicolas Papanicolaou đã tìm ra phương pháp thử tế bào để phát hiện ung thư cổ tử cung.
Thống kê cho hay khoảng 50% bệnh nhân với ung thư này chưa bao giờ làm Pap, nhất là những thành phần có nguy cơ mắc bệnh cao. Trong số đó có phụ nữ người mình. Đã có nhiều nghiên cứu cho hay phụ nữ Mỹ gốc Việt có tỷ lệ ung thư cổ tử cung cao gấp năm lần dân da trắng bản xứ: Việt 43.0/100,000; Mỹ 8.7/ 100,000, cao hơn cả ở phụ nữ các sắc dân thiểu số khác. Vậy mà quý bà quý cô nhà ta lại ít nhận lãnh ích lợi việc làm Pap smear mà y khoa học đã dầy công nghiên cứu và cống hiến từ nhiều thập niên.
Vì phải chăng người mình:
a. Có một kiêng kỵ taboo đối với việc xét nghiệm Pap với thiếu nữ chưa lập gia đình;
b. Hiểu không đúng rằng chỉ phụ nữ có gia đình mới cần Pap;
c. Không biết có sàng lọc tìm kiếm ung thư cổ tử cung và sự ích lợi của nó?; Vì thế một số người có hiểu biết, có học làm nhiều hơn;
d. Sợ đi khám lòi ra bệnh thì “chỉ có chết”, nên mũ ni che tai, chẳng thà không biết;
d. Lão bà càng lớn tuổi càng ít làm Pap, vì “tôi ngần này tuổi đầu, khỏe như voi, sanh cả chục đứa con thì Pap Piếc làm chi cho rắc rối”?
e. Theo phong tục tập quán lâu đời, quý bà rất ngại ngùng khi nói tới chuyện “riêng tư”, huống chi là nằm cho người không quen nhòm ngó; Tự khám vú thì làm chứ chuyện khám ở dưới thì ngại ngùng, “em chã”.
g. Trở ngại đến với dịch vụ y tế vì ngôn ngữ khó khăn, thiếu đối thoại lại thêm kỳ thị da mầu;
h. Có thói quen là khi nào bệnh thì đi chữa trị nhiều hơn phòng ngừa, sàng lọc bệnh
i. Khi không có dấu hiệu bệnh thì ít khi đến gặp bác sĩ.
Rồi đến ung thư cặp nhũ hoa
Phụ nữ Việt gốc Mỹ mình có tỷ lệ ung thư nhũ hoa thấp, so với dân da trắng bản xứ: 38/100,000 và 116/100,000. Nhưng ung thư vẫn là nan bệnh và tử vong vì điều trị chậm, phát hiện trễ vẫn xẩy ra.
Và ở quý bà nhà mình thì ung thư này lại trầm trọng hơn, vì chẳng chịu sàng lọc, tự khám và tham khảo ý kiến bác sĩ. Có người để tới khi lan truyền xa rồi mới đi chữa thì bệnh đã quá muộn màng. Một thăm dò của Seatles King County Health Department thực hiện vào năm 1995-1996 cho hay: 1/3 số nữ nhân Mỹ gốc Việt được hỏi ý kiến không biết cách tự khám nhũ hoa; 30% biết nhưng không nghĩ tới chuyện tự khám; 29% nói khám làm gì, đâu cần thiết.
Mà việc screening thì cũng giản dị thôi. Tự khám mỗi tháng có thể tìm ra những cục nhỏ bất thường nằm trong vú và nếu xác định là ung thư thì điều trị hiệu quả hơn. Chụp X quang vú mỗi năm một lần kể từ trên 50 tuổi có thể giàm tử vong từ 25 tới 35% ở người chớm bị ung thư vú. Chẳng cũng ích lợi sao!
Lại còn viêm gan B với ung thư gan.
Theo Trung Tâm Á Châu về Ung Thư Gan tại Đại Học Stanford, U bướu ác tính này là nguyên nhân tử vong thứ nhì vì ung thư ở người Việt gốc Mỹ, 13 lần cao hơn ở người bản xứ. Ngay tại Việt Nam hiện nay, cứ 1 trong 4 người dân bị nhiễm virus viêm gan B. Mà đa số do mẹ truyền cho con ngay khi sanh hoặc khi trưởng thành hồ hởi giao hoan với người mang bệnh mà không biết. Họ trở thành người mang bệnh kinh niên và gây ra lây lan cho nhiều người khác. Vì thế tất cả phụ nữ có thai ở bên Mỹ đều được thử nghiệm coi có nhiễm viêm gan B. Nếu có thì vừa lọt lòng mẹ, bé sẽ được chích ngừa để tránh mắc bệnh.
Đã có nhiều hội thảo, thuyết trình khắp cộng đồng mình về ung thư gan vì viêm gan B, mời gọi mọi người chích ngừa. Chỉ với ba mũi chích mà bảo vệ được sức khỏe, tưởng cũng chẳng nên bỏ qua. Nhất là với quý vị hay đi du lịch Á châu, cần chích ngừa cả viêm gan A lẫn B.
Và ung thư ruột già cũng vậy.
Ung thư này đứng hàng thứ ba cả về nhiều ít và tỷ lệ tử vong trong số các loại ung thư ở Hoa Kỳ với trên 75,000 người mệnh một hàng năm. Ruột già quý vị cao niên là môi trường mầu mỡ cho loại ung thư này. May mắn là hiện nay có nhiều phương thức có thể tìm ra ung thư ở giai đoạn phôi thai. Như là tìm máu kín trong phẩn hàng năm, nội soi ruột già mỗi 10 năm, nội soi trực tràng mỗi 5 năm.
Vậy mà người mình dường như cũng hay quên không làm. Theo kết quả thăm dò do các nhà chuyên môn y tế Đại Học California ở San Francisco dưới sự hướng dẫn của giáo sư Judith M.E. Walsh thực hiện năm 2004 thì:
a. 36% người da trắng thực hiện nội soi trực tràng trong 5 năm vừa qua, thì chỉ có 18% người mình;
b. 31% da trắng làm nọi soi ruột già, người mình có 22%;
Điểm son là có tới 31% người mình tìm máu ẩn trong phẩn so với 19% sắc dân da trắng thực hiện thử nghiệm sàng lọc này.
Và người mình cũng có tỷ lệ chích ngừa các bệnh truyền nhiễm cho con trẻ cao nhất ở Mỹ. Thật xứng đáng là hậu duệ con Rồng cháu Tiên Hồng Lạc bốn ngàn năm văn hiến.
Kết luận
Vì tiêu đề là “Đôi điều nhắc nhở” nên chỉ xin tản mạn hai chuyện mà thôi.
Còn nhiều điều khác muốn nói muốn bàn lắm. Nhưng lại ngại rằng “Sao mà cứ vạch áo cho người xem lưng”!!
Người vạch áo thực ra là các nhà chuyên môn nghiên cứu Việt Mỹ, giữa đường thấy sự khác thường, nêu ra.
Chẳng hạn vào năm 1990 giáo sư Nội Khoa Stephen. J. McPhee và các cộng sự viên tại Đại Học UCSF đã làm một cuộc thăm dò sự hiểu biết về phòng ngừa ung thư của người Việt mình ở vùng Vịnh San Francisco. Kết quả như sau:
13% chưa bao giờ biết/ nghe về ung thư;
27% không biết rằng hút thuốc lá là nguyên nhân lớn đưa tới ung thư phổi;
28% cho ung thư là bệnh truyền nhiễm;
48% chưa biết rằng viêm gan B có liên hệ tới tỷ lệ ung thư gan khá cao ở người Việt;
32% chưa bao giờ làm Pap smears;
28% chưa bao giờ tự khám vú;
83% chưa bao giờ chụp quang tuyến vú.
Và các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu lý do những lơ là và đưa ra các đề nghị để chấn chỉnh.
Lơ là vì không biết có các dịch vụ đã có sẵn; ít được hướng dẫn giải thích; không có bảo hiểm sức khỏe kém lợi tức; không có bác sĩ gia đình khám trị bệnh và giới thiệu đi thử nghiệm; trở ngại ngôn ngữ và ngại ngùng để người lạ khám nhìn cơ thể, vân vân...
Họ đề nghị giới chức chính quyền mang dịch vụ phòng chữa bệnh tật tới gần dân chúng; thu hẹp cách biệt chăm sóc sức khỏe; mở nhiều thảo luận trong cộng đồng về các vấn đề y tế xã hội; có nhiều thông dịch viên để giải thích; giúp đỡ phương tiện đi sàng lọc tìm bệnh.
Trong quảng bá kiến thức phòng bệnh, tìm bệnh này, vai trò của truyền thông báo chí cũng đặc biệt quan trọng và vô cùng hữu hiệu. Các nhà y khoa học đăng đàn giải thích, truyền thông liên tục phổ biến nhắc nhở trên đài trên báo, dân chúng sẽ dần dần ý thức được ích lợi của y khoa phòng ngừa, của y tế công cộng.
Để cùng nhau duy trì một sức khỏe tốt cho bản thân, gia đình.
Rồi cùng nhau hội nhập dòng chính cho bằng người bằng ta, chung sức xây dựng cộng đồng, làm đẹp quê hương với nhiều đóa hoa tự do dân chủ hơn.
BS. Nguyễn Ý Đức
Texas, Hoa Kỳ