Mỗi cảm xúc đều tạo cảm giác trên cơ thể từ nóng, ấm đến mát lạnh.
Bạn có cảm thấy đỏ bừng mặt khi bạn đang tức giận hay xấu hổ? Cảm thấy tức ngực khi bạn lo lắng? Hoặc phơi phới rộn ràng trong bụng mình khi bạn khi bạn đang yêu?
Hóa ra những cảm xúc của chúng ta đều được liên kết trực tiếp với những cảm giác ở các bộ phận cụ thể của cơ thể chúng ta, theo một nghiên cứu gần đây của một nhóm các nhà nghiên cứu Phần Lan cho biết.
Trong năm cuộc thí nghiệm, 700 người tham gia trên mạng Internet, từ Phần Lan, Thụy Điển và Đài Loan, đã được trao những phác thảo vẽ hình một cơ thể, và được yêu cầu tô màu vào các khu vực mà họ cảm thấy ấm hơn hoặc mát hơn, trong những bộ phận thân thể nào đó, để đáp ứng với 13 cảm xúc, trong số đó có tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, hạnh phúc và trầm cảm. (Bạn có thể dành năm phút để tự chính mình làm bài trắc nghiệm ấy)
Lauri Nummenmaa, một trong những thành viên của cuộc nghiên cứu và là giáo sư tại Đại Học Aalta ở Phần Lan, cho biết, “Khi lần đầu tiên chúng tôi chia ô bản đồ, thì giống như thể là tất cả các cảm xúc khác nhau đều khác hẳn nhau.”
Các dạng thức nổi lên cũng đều nhất quán trên các nền văn hóa. Chẳng hạn, hầu hết những cảm xúc tương ứng với các cảm giác ở ngực và đầu. Tức giận làm cho người ta có cảm giác nhiều hơn nơi tứ chi, trong khi đó nỗi buồn làm giảm những gì họ cảm thấy ở tay chân.
Không giống như những cảm xúc khác, hạnh phúc khiến cho người ta cảm thấy những cảm giác trên khắp cơ thể, theo cuộc nghiên cứu cho biết, được công bố hôm 30 tháng 12 trong Kỷ Yếu của Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia.
Những khám phá này áp dụng đối với những người khỏe mạnh, nhưng hiện thời các nhà nghiên cứu đang tập trung vào cách thức mà mối liên kết tâm trí và cơ thể được thiết lập ở những người bị rối loạn tâm trạng, theo giáo sư Nummenmaa cho biết. Điều này có thể giúp chẩn đoán các điều kiện tâm lý khác nhau.
Điều này có nghĩa gì đối với người trung bình? Đừng bỏ qua cảm giác trong ruột hoặc cái lạnh ở bàn chân của bạn, bởi vì nó có thể là một dấu hiệu của trạng thái cảm xúc của bạn.
Giáo sư Nummenmaa nói, “Chúng ta cảm thấy mọi thứ không những với bộ não của chúng ta, mà còn với toàn thân của chúng ta, vì vậy các tín hiệu cơ thể của chúng ta có thể cung cấp những chỉ báo quan trọng về mối quan hệ của chúng ta với môi trường của mình.”