Cụ Minh đang ngồi nói chuyện với ông bạn già. Hai vị thảo luận về hậu quả mấy trận bão lụt vừa qua. Đột nhiên, cụ cảm thấy nhức đầu dữ dội, mắt mờ, chân tay bủn rủn, cụ xỉu đi, bất tỉnh. Người nhà vội kêu xe hồng thập tự đưa cụ vào nhà thương cấp cứu.
Sau khi khám, thử nghiệm, chụp quang tuyến X các loại, bác sĩ cho biết cụ bị đứt mạch máu não, may là nhẹ. Gia đình cho bác sĩ hay là cụ bị cao huyết áp từ hơn chục năm, nhưng vẫn uống thuốc đều đặn.
Tai nạn của cụ Minh là một trong cả trăm ngàn trường hợp tương tự xẩy ra hàng năm tại khắp mọi quốc gia trên thế giới. Và trong cộng đồng mình gần đây cũng có nhiều trường hợp.
Cụ Minh đã bị Tai Biến Động Mạch Não, còn gọi là Đột Quỵ, do việc cung cấp dưỡng khí cho tế bào não bị gián đoạn đột ngột.
Cho tới nay, đột quỵ được coi là đệ tam sát thủ đối với con người, sau bệnh tim và ung thư và là đệ nhất nguyên nhân gây ra tàn phế cơ thể, đệ nhị hung thủ gây tàn phế thần kinh, sau bệnh Alzheimer. Bên Hoa Kỳ, hàng năm có tới trên dưới 700,000 người bị stroke với gần 200,000 tử vong. Sống sót thì cứ một trong sáu người cần chăm sóc tại các cơ sở lâu dài; ba trong bốn người giảm khả năng làm việc.
Kinh hoàng như vậy mà dường như nhiều người vẫn chưa biết rõ về bệnh cũng như áp dụng các phương thức phòng ngừa để bệnh không đến với mình.
Vậy xin cùng tìm hiểu.
Não bộ
Não bộ là trung tâm điều hợp mọi hoạt động của cơ thể.Tất cả các cảm giác như cay chua, mặn ngọt cũng như các cảm xúc hỉ nộ ái ố lạc đều được chuyển về óc để ghi nhận và đáp ứng. Não còn là trung tâm của trí nhớ, sự suy nghĩ, phán xét, lý luận. Từ đây các mệnh lệnh về cử động được truyền ra cho các bắp thịt xương khớp chân tay, mắt, miệng. Qua các trung tâm phản xạ, não điều khiển chức năng của các hệ thống tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, sinh dục...
Đền đáp lại, não bộ được cung cấp dưỡng khí, glucose và các chất dinh dưỡng khác qua máu. Trung bình khoảng trên một lít máu lưu thông qua não trong một phút. Khoảng 20% số lượng máu do tim bơm ra và 25% oxy của cơ thể được cung cấp cho não. Não không tích trữ oxy nên cần được liên tục đưa tới. Nếu sự nuôi dưỡng này gián đoạn độ ít phút là tế bào thần kinh bị hủy hoại, óc ngưng hoạt động và con người rơi vào tình trạng bất tỉnh nhân sự. Thí nghiệm ở súc vật cho thấy rằng chỉ cần không được nuôi dưỡng trong ba phút là đã tạo ra những tổn thất vĩnh viễn ở não bộ.
Có hai đường cung cấp máu cho não bộ:
a. động mạch cảnh (carotid artery), lộ dưới da mà ta có thể sờ thấy nhịp đập của nó ngay dưới xương hàm; và
b. động mạch nền sọ basilar artery phát xuất từ động mạch đốt sống vertebral artery nằm sâu trong cơ thịt ở cổ.
Hai hệ thống này giao tiếp với nhau trên não để chung sức nuôi tế bào thần kinh trung ương. Tùy theo mức độ gián đoạn dưỡng khí lâu mau, ta có những triệu chứng khác nhau. Vùng tế bào thần kinh kiểm soát và điều hành sự nói, nghe, nhìn và cử động của cơ thể hay bị tai biến này nhiều nhất.
Trong Đột quỵ, đột nhiên có gián đoạn cung cấp máu cho toàn thể hoặc một phần nào đó của não bộ. Khi không còn nuôi dưỡng, tế bào bị hủy diệt, các chức năng ngưng hoạt động.
Nguyên nhân.
Có nhiều nguyên nhân đưa tới Đột Quỵ.
1. Chứng Huyết Khối.
Huyết khối là nguyên nhân của 60% các trường hợp Đột Quỵ. và xẩy ra khi một động mạch trên não bị nghẹt bởi một huyết cục. Huyết khối thrombosis có thể thành hình ở bất cứ mạch máu lớn nhỏ nào, tĩnh mạch cũng như động mạch. Trong động mạch thì chúng gây gián đoạn máu tới nuôi dưỡng tế bào ở vùng đó.
Sự tạo huyết cục khá phức tạp và diễn ra trong thời gian khá lâu. Trước hết một điểm nào đó của thành động mạch dần dần trở nên cứng, dầy ra, lòng động mạch thu hẹp và rất dễ bị tổn thương. Để tự vệ, hệ thống miễn dịch vận dụng các bạch huyết cầu tới. Huyết cầu này bám vào nơi bị hư hao, lòng động mạch dầy lên, lâu ngày tạo ra một huyết khối và bít sự tuần hoàn.
2. Nghẽn mạch (embolism).
Nghẽn mạch chiếm 25% nguyên nhân của stroke. Huyết cục của hệ tuần hoàn có thể rời nơi thành lập chạy lên não bộ làm tắc dòng máu tưới tế bào não.
Trường hợp thường thấy là huyết khối từ tim đã bị tổn thương với rung tâm nhĩ atrial fibrillation. Tâm nhĩ co bóp liên hồi, máu bơm ra không đều, một số máu đọng lại và tạo ra cục huyết.
Trong bệnh phong thấp khớp rheumatic fever, cũng vậy: van tim hư, nhịp tim hỗn loạn, huyết cục thành hình ở nhĩ trái, xuống thất trái rồi chạy vào động mạch, lưu chuyển khắp cơ thể.
Hoặc trong các bệnh bệnh nhồi máu cơ tim, phình tâm thất trái, suy tim, kết tụ tế bào mỡ, bọt không khí.
Nếu cục máu lữ hành lên não thì có đột quỵ, lên mắt gây mù, tới thận gây suy nhược bài tiết nước tiểu.
Ngoài ra một mảnh bựa cholesterol đâu đó trong huyết quản, một huyết cục thành hình sau một giải phẫu, một bọt không khí cũng có thể lang thang lên não và gây ra tai biến.
Stroke ở người trẻ tuổi thường là do cục huyết lén lút xâm nhập não bộ.
3. Xuất huyết khi tổn thương động mạch não
Khi một động mạch trên não đứt vỡ, nguồn tiếp liệu cho não bị cắt đứt đưa tới tổn thương cho tế bào thần kinh. Thêm vào đó, vì não nằm trong khối chất lỏng não tủy bao che bởi bộ xương sọ nên khi máu trào ra cũng tạo sức ép lên não bộ và gây tử vong cho tế bào.
Cao huyết áp mà không điều trị thường đưa tới rủi ro này. Thành động mạch sẽ luôn luôn bị ép căng bởi áp xuất cao, lâu ngày yếu dần rồi một lúc bất hạnh nào đó bể vỡ đưa tới xuất huyết ào ạt. Huyết áp bình thường với động mạch não bẩm sinh suy yếu cũng dễ bị đứt Xuất huyết cũng xẩy ra ở động mạch nằm mặt ngoài của não.
Nói chung, tỷ lệ tử vong đột quỵ vì xuất huyết não rất cao và sự hồi phục hoàn toàn các chức năng cũng kém sáng sủa so với huyết khối hoặc nghẹn mạch. Nếu xuất huyết ồ ạt, tử vong có thể xẩy ra, nhưng may mắn là đa số xuất huyết não đều do vài vi huyết quản bị đứt, nên nạn nhân không rơi vào hôn mê.
4. Giảm máu lên não do vài bệnh tim mạch
Não cần dưỡng khí và chất dinh dưỡng trong máu để tồn tại. Với chỉ dăm phút gián đoạn, tế bào thần kinh đã bị hủy hoại. Máu do tim cung cấp. Một nhanh chậm trong nhịp tim, một tim suy yếu, một thu hẹp lòng động mạch cảnh ở cổ cũng làm giảm máu nuôi dưỡng não. Người cao tuổi thường gặp chuyện này và hay có những cơn đột quỵ nho nhỏ, thoảng qua (transient ischemic attack- TIA).
Một số nguyên nhân khác như u cục đè lên mạch máu não, chấn thương sọ, một co bóp bất thường động mạch não cũng là nguyên nhân của stroke.
Ngoài ra, khi máu tới tế bào thần kinh bị gián đoạn, một số acid glutamic được tiết ra, mở đường cho calci vào và tăng thêm phần hủy hoại các tế bào này.
Những dấu hiệu báo trước
Dấu hiệu tùy thuộc nguyên nhân gây tai biến, vùng não và số lượng tế bào bị tổn thương. Điểm đặc biệt của dấu hiệu báo động là một số những “Đột Nhiên”.
- Đột nhiên thấy yếu một bên cơ thể như mặt, tay hoặc chân là dấu hiệu sớm nhất và thông thường nhất, rồi:
- Đột nhiên thấy tê dại trên mặt, cánh tay hoặc chân ở một nửa thân người;
- Đột nhiên thấy bối rối, nói năng lơ lớ khó khăn hoặc không hiểu người khác nói gì;
- Đột nhiên có khó khăn nhìn bằng một hoặc cả hai con mắt;
- Đột nhiên chóng mặt, đi đứng không vững, mất thăng bằng;
- Đột nhiên thấy nhức đầu như búa bổ mà không rõ nguyên nhân.
Không phải tất cả các dấu hiệu này đều xẩy ra trong mỗi tai biến. Nhưng nếu thấy một vài trong những dấu hiệu đó là phải kêu cấp cứu, tới nhà thương ngay. Đây là trường hợp khẩn cấp, trễ phút nào nguy hiểm gia tăng với phút đó.
Y giới đưa ra trắc nghiệm gọi tắt là FAST để sớm phát hiện stroke:
F = Face: mặt méo lệch, môi xệ, không nhe răng ra được;
A = Arm: không dơ tay cao quá vai được;
S = Speech: tiếng nói lơ lớ ngọng nghịu và không hiểu lời người khác nói;
T = trắc nghiệm.
Nếu áp dụng trắc nghiệm này thì đôi khi người thường cũng dễ dàng thấy stroke đang xuất hiện.
Ngoài ra, tùy theo não trái hoặc phải bị tổn thương mà triệu chứng khác nhau đôi chút.
a. Đột quỵ ở não trái hay phải đều đưa tới suy yếu hoặc tê liệt của phần cơ thể phía đối diện cộng thêm mắt mở rộng hoặc môi xệ xuống;
b. Đột quỵ não trái gây ra rối loạn về ngôn ngữ ảnh hưởng tới việc phát ra và hiểu lời nói kể cả đọc và viết. Lý do là trung tâm kiểm soát ngôn ngữ thường nằm bên não trái. Nạn nhân cũng có rối loạn về trí nhớ, một chút rối loạn hành vi, chậm chạp và dè dặt hơn.
c. Tổn thương não phải: Ngoài tê liệt nửa thân phía trái, bệnh nhân còn mất trí nhớ, hành vi hấp tấp, không suy nghĩ, kém nhận xét về không gian và chỉ để ý tới sự việc xẩy ra mé phải cơ thể. Chẳng hạn bệnh nhân không thấy có người tới ở phía trái hoặc bỏ quên thực phẩm trên phần đĩa bên trái.
Hậu quả của Đột Quỵ.
Trái với tin tưởng của nhiều người, không phải cứ bị đột qụi là tử biệt, tàn phế, nằm liệt giường liệt chiếu.
Đa số nạn nhân có thể trở lại bình thường, nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm. Một số người sẽ không có biến chứng trầm trọng kéo dài; một số khác mới đầu bị bất khiển dụng tạm thời một vài chức năng nhưng sau vài tháng có thể phục hồi được.. Đó là nhờ một vài vùng não lành mạnh ra tay nghĩa hiệp đảm nhận thêm chức năng của các tế bào bệnh hoạn. Ngoài ra y khoa phục hồi cũng giúp tái huấn luyện nạn nhân để não học khả năng mới và ôn lại khả năng cũ. Nhưng cũng có một số bất lực hoàn toàn, không đi lại được. Và một số nhỏ nằm hôn mê bất động cả nhiều năm.
Theo thống kê dịch tễ học, khoảng 30% đột quỵ sống sót phục hồi hoàn toàn và trở lại các sinh hoạt bình thường; 55% bị tật nguyền một phần và chỉ có 15% hoàn toàn mang tật.
Có một số hậu quả thường thấy:
a. Liệt bán thân.
Như đã nói ở trên, nếu bị tai biến bán cầu não phải thì nửa người bên trái bị liệt với rối loạn hành vi, nhận thức hiểu biết, giảm trí nhớ ngắn hạn. Khi đột quỵ bán cầu não trái thì nửa người bên phải tê liệt, nói ngọng nghịu, không phát ra lời nói và hiểu lời nói, hay quên, cử động chậm chạp.
Các bất khiển dụng này có thể lấy lại nhiều ít nhờ trị liệu, y khoa phục hồi và sự tích cực kiên nhẫn của người bệnh.
b. Trầm cảm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy từ 30 tới 50 % nạn nhân bị buồn rầu trầm cảm sau khi bị tai biến khoảng ba tháng tới một năm. Người bệnh rơi vào tình trạng vô vọng, bực bội, lo sợ, không thiết gì đến những sinh hoạt thường làm, giảm ước muốn tình dục, tính tình thay đổi, chán chường đến nỗi đôi khi nghĩ đến “ tử biệt đi cho rồi”. Nhiều khi họ phủ nhận sự buồn phiền, từ chối điều trị.
Hiện nay có rất nhiều loại dược phẩm công hiệu để giải tỏa trâm buồn, giúp người bệnh yêu đòi hơn trong hiện trạng và tích cực hơn trong nếp sống.
c. Khó khăn trong diễn tả và hiểu biết lời nói.
Khoảng một nửa nạn nhân đột quỵ gặp khó khăn này.Họ lắp bắp nói không thành câu, không hiểu được lời người khác nói hoặc viết, quên tên sự vật. Đôi khi bệnh nhân tỏ vẻ như hiểu nhưng thực ra những tín hiệu giao lưu dường như ngưng lại đâu đó trong trí óc họ.
Với sớm tái huấn luyện cách nói, khó khăn có thể phục hồi, nhưng cần sự tích cực của nạn nhân và kiên nhẫn của thân nhân, chuyên viện trị liệu.
d. Té ngã.
Từ một tới sáu tháng sau tai biến, có tới 51% bệnh nhân bị té ngã. Yếu tố gây té ngã có thể là kém năng lực về vận động, cảm xúc và thị giác. Người bệnh ở trong tình trạng tâm thần suy sụp, bất an, nóng nẩy, kém khả năng quyết định, sức khỏe tổng quát yếu, mất thăng bằng cơ thể, nhìn không rõ, dáng đi nghiêng ngả.
Xương ở vùng tứ chi bị bại liệt cũng loãng, giòn, dễ dàng đưa tới gẫy khi ngã dù chỉ trượt chân nhẹ. Vì không vận động, calcium ra đi. Xương hông là hay bị gẫy nhất. Đây là một hậu quả trầm trọng đưa tới trầm cảm hơn, giới hạn các sinh hoạt hàng ngày và trở thanh một gánh nặng cho thân nhân
e. Nhồi máu cơ tim.
Khoảng 9% bệnh nhân tai biến não đều bị nhồi máu cơ tim trước hoặc sau tai biến và là yếu tố nâng cao số tử vong.
g. Dinh dưỡng kém.
Ngay sau tai biến, từ 20- 35% bệnh nhân có khó khăn nuốt thực phẩm và được nuôi bằng ống. Rối loạn sẽ đưa tới thiếu dinh dưỡng, sưng phổi, hút thực phẩm vào ống phổi.
May mắn là đa số nạn nhân có thể lần lần ấy lại khả năng này. Với họ, thực phẩm cần chế biến mềm, nhão và nên ăn làm nhiều lần trong ngày, thay vì ba bữa chính như thường lệ.
h. Thay đổi tính tình.
Nhiều bệnh nhân trở nên rất bẳn tính, nóng nẩy, dễ giận dữ, gắt gỏng, thay đổi tính tình như con nít, khóc đấy, cười đấy, xua đẩy sự giúp đỡ, cằn nhằn thân nhân, bác sĩ một cách vô cớ. Những thay đổi này gây ra nhiều khó khăn cho gia đình chăm sóc và toán điều trị khi cố gắng phục vụ bệnh nhân.
Nhưng may mắn là với thời gian, sự khó tính giảm dần.
Cần kiên nhẫn với bệnh nhân; không đối xử với họ như là người bất lực; khích lệ họ, an ủi họ, bầy tỏ cảm tình với họ nhưng đừng tỏ ý thương hại. Đừng trách móc lỗi lầm của họ, tạo niềm tin có thể phục hồi trong họ.
i. Mệt mỏi.
Hầu như mọi nạn nhân đột quỵ đều cảm thấy mệt mỏi, không còn sinh lực ngay sau khi đột quỵ và tình trạng kéo dài cả vài năm. Với họ, thực hiện mọi việc lớn nhỏ đều đòi hỏi thêm một cố gắng liên tục. Nguyên do có thể là suy nhược thể chất hoặc trầm cảm buông suôi gây ra do sự hủy hoại cơ thể của đột quỵ.
Ngoài ra, còn rối loạn thị giác với nhìn một thành hai, rung giật nhãn cầu, khiếm thị; da loét vì nằm lì lâu ngày cùng vị trí; co ngắn tứ chi vì bắp thịt không cử động...và nhiều hậu quả đáng tiếc khác nữa.
Kết luận
Tai biến Động mạch não là một tai nạn trầm trọng, cần được cấp cứu tức thì để cứu vãn sự sinh tồn của tế bào thần kinh. Nhiều nhà chuyên môn coi tai biến này nguy hiểm như Cơn Suy Tim heart attack, và gọi là brain attack.
Tai biến có thể viếng thăm bất cứ ai, không kể tuổi tác, nam nữ, giầu nghèo.
Nhưng cũng có một số rủi ro đưa tới tai biến mà nếu biết trước, ta có thể áp dụng để tránh Đột Quỵ. Như kinh nghiệm cổ nhân khắp nơi vẫn thường nhắc nhở. Rằng “Ngừa bệnh hơn chữa bệnh”.
Và đó là những điều mà mai đây người viết sẽ cùng quý thân hữu tìm hiểu.
Tuesday, January 17, 2006
BS Nguyễn Ý Đức
Texas, Hoa Kỳ
Sau khi khám, thử nghiệm, chụp quang tuyến X các loại, bác sĩ cho biết cụ bị đứt mạch máu não, may là nhẹ. Gia đình cho bác sĩ hay là cụ bị cao huyết áp từ hơn chục năm, nhưng vẫn uống thuốc đều đặn.
Tai nạn của cụ Minh là một trong cả trăm ngàn trường hợp tương tự xẩy ra hàng năm tại khắp mọi quốc gia trên thế giới. Và trong cộng đồng mình gần đây cũng có nhiều trường hợp.
Cụ Minh đã bị Tai Biến Động Mạch Não, còn gọi là Đột Quỵ, do việc cung cấp dưỡng khí cho tế bào não bị gián đoạn đột ngột.
Cho tới nay, đột quỵ được coi là đệ tam sát thủ đối với con người, sau bệnh tim và ung thư và là đệ nhất nguyên nhân gây ra tàn phế cơ thể, đệ nhị hung thủ gây tàn phế thần kinh, sau bệnh Alzheimer. Bên Hoa Kỳ, hàng năm có tới trên dưới 700,000 người bị stroke với gần 200,000 tử vong. Sống sót thì cứ một trong sáu người cần chăm sóc tại các cơ sở lâu dài; ba trong bốn người giảm khả năng làm việc.
Kinh hoàng như vậy mà dường như nhiều người vẫn chưa biết rõ về bệnh cũng như áp dụng các phương thức phòng ngừa để bệnh không đến với mình.
Vậy xin cùng tìm hiểu.
Não bộ
Não bộ là trung tâm điều hợp mọi hoạt động của cơ thể.Tất cả các cảm giác như cay chua, mặn ngọt cũng như các cảm xúc hỉ nộ ái ố lạc đều được chuyển về óc để ghi nhận và đáp ứng. Não còn là trung tâm của trí nhớ, sự suy nghĩ, phán xét, lý luận. Từ đây các mệnh lệnh về cử động được truyền ra cho các bắp thịt xương khớp chân tay, mắt, miệng. Qua các trung tâm phản xạ, não điều khiển chức năng của các hệ thống tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, sinh dục...
Đền đáp lại, não bộ được cung cấp dưỡng khí, glucose và các chất dinh dưỡng khác qua máu. Trung bình khoảng trên một lít máu lưu thông qua não trong một phút. Khoảng 20% số lượng máu do tim bơm ra và 25% oxy của cơ thể được cung cấp cho não. Não không tích trữ oxy nên cần được liên tục đưa tới. Nếu sự nuôi dưỡng này gián đoạn độ ít phút là tế bào thần kinh bị hủy hoại, óc ngưng hoạt động và con người rơi vào tình trạng bất tỉnh nhân sự. Thí nghiệm ở súc vật cho thấy rằng chỉ cần không được nuôi dưỡng trong ba phút là đã tạo ra những tổn thất vĩnh viễn ở não bộ.
Có hai đường cung cấp máu cho não bộ:
a. động mạch cảnh (carotid artery), lộ dưới da mà ta có thể sờ thấy nhịp đập của nó ngay dưới xương hàm; và
b. động mạch nền sọ basilar artery phát xuất từ động mạch đốt sống vertebral artery nằm sâu trong cơ thịt ở cổ.
Hai hệ thống này giao tiếp với nhau trên não để chung sức nuôi tế bào thần kinh trung ương. Tùy theo mức độ gián đoạn dưỡng khí lâu mau, ta có những triệu chứng khác nhau. Vùng tế bào thần kinh kiểm soát và điều hành sự nói, nghe, nhìn và cử động của cơ thể hay bị tai biến này nhiều nhất.
Trong Đột quỵ, đột nhiên có gián đoạn cung cấp máu cho toàn thể hoặc một phần nào đó của não bộ. Khi không còn nuôi dưỡng, tế bào bị hủy diệt, các chức năng ngưng hoạt động.
Nguyên nhân.
Có nhiều nguyên nhân đưa tới Đột Quỵ.
1. Chứng Huyết Khối.
Huyết khối là nguyên nhân của 60% các trường hợp Đột Quỵ. và xẩy ra khi một động mạch trên não bị nghẹt bởi một huyết cục. Huyết khối thrombosis có thể thành hình ở bất cứ mạch máu lớn nhỏ nào, tĩnh mạch cũng như động mạch. Trong động mạch thì chúng gây gián đoạn máu tới nuôi dưỡng tế bào ở vùng đó.
Sự tạo huyết cục khá phức tạp và diễn ra trong thời gian khá lâu. Trước hết một điểm nào đó của thành động mạch dần dần trở nên cứng, dầy ra, lòng động mạch thu hẹp và rất dễ bị tổn thương. Để tự vệ, hệ thống miễn dịch vận dụng các bạch huyết cầu tới. Huyết cầu này bám vào nơi bị hư hao, lòng động mạch dầy lên, lâu ngày tạo ra một huyết khối và bít sự tuần hoàn.
2. Nghẽn mạch (embolism).
Nghẽn mạch chiếm 25% nguyên nhân của stroke. Huyết cục của hệ tuần hoàn có thể rời nơi thành lập chạy lên não bộ làm tắc dòng máu tưới tế bào não.
Trường hợp thường thấy là huyết khối từ tim đã bị tổn thương với rung tâm nhĩ atrial fibrillation. Tâm nhĩ co bóp liên hồi, máu bơm ra không đều, một số máu đọng lại và tạo ra cục huyết.
Trong bệnh phong thấp khớp rheumatic fever, cũng vậy: van tim hư, nhịp tim hỗn loạn, huyết cục thành hình ở nhĩ trái, xuống thất trái rồi chạy vào động mạch, lưu chuyển khắp cơ thể.
Hoặc trong các bệnh bệnh nhồi máu cơ tim, phình tâm thất trái, suy tim, kết tụ tế bào mỡ, bọt không khí.
Nếu cục máu lữ hành lên não thì có đột quỵ, lên mắt gây mù, tới thận gây suy nhược bài tiết nước tiểu.
Ngoài ra một mảnh bựa cholesterol đâu đó trong huyết quản, một huyết cục thành hình sau một giải phẫu, một bọt không khí cũng có thể lang thang lên não và gây ra tai biến.
Stroke ở người trẻ tuổi thường là do cục huyết lén lút xâm nhập não bộ.
3. Xuất huyết khi tổn thương động mạch não
Khi một động mạch trên não đứt vỡ, nguồn tiếp liệu cho não bị cắt đứt đưa tới tổn thương cho tế bào thần kinh. Thêm vào đó, vì não nằm trong khối chất lỏng não tủy bao che bởi bộ xương sọ nên khi máu trào ra cũng tạo sức ép lên não bộ và gây tử vong cho tế bào.
Cao huyết áp mà không điều trị thường đưa tới rủi ro này. Thành động mạch sẽ luôn luôn bị ép căng bởi áp xuất cao, lâu ngày yếu dần rồi một lúc bất hạnh nào đó bể vỡ đưa tới xuất huyết ào ạt. Huyết áp bình thường với động mạch não bẩm sinh suy yếu cũng dễ bị đứt Xuất huyết cũng xẩy ra ở động mạch nằm mặt ngoài của não.
Nói chung, tỷ lệ tử vong đột quỵ vì xuất huyết não rất cao và sự hồi phục hoàn toàn các chức năng cũng kém sáng sủa so với huyết khối hoặc nghẹn mạch. Nếu xuất huyết ồ ạt, tử vong có thể xẩy ra, nhưng may mắn là đa số xuất huyết não đều do vài vi huyết quản bị đứt, nên nạn nhân không rơi vào hôn mê.
4. Giảm máu lên não do vài bệnh tim mạch
Não cần dưỡng khí và chất dinh dưỡng trong máu để tồn tại. Với chỉ dăm phút gián đoạn, tế bào thần kinh đã bị hủy hoại. Máu do tim cung cấp. Một nhanh chậm trong nhịp tim, một tim suy yếu, một thu hẹp lòng động mạch cảnh ở cổ cũng làm giảm máu nuôi dưỡng não. Người cao tuổi thường gặp chuyện này và hay có những cơn đột quỵ nho nhỏ, thoảng qua (transient ischemic attack- TIA).
Một số nguyên nhân khác như u cục đè lên mạch máu não, chấn thương sọ, một co bóp bất thường động mạch não cũng là nguyên nhân của stroke.
Ngoài ra, khi máu tới tế bào thần kinh bị gián đoạn, một số acid glutamic được tiết ra, mở đường cho calci vào và tăng thêm phần hủy hoại các tế bào này.
Những dấu hiệu báo trước
Dấu hiệu tùy thuộc nguyên nhân gây tai biến, vùng não và số lượng tế bào bị tổn thương. Điểm đặc biệt của dấu hiệu báo động là một số những “Đột Nhiên”.
- Đột nhiên thấy yếu một bên cơ thể như mặt, tay hoặc chân là dấu hiệu sớm nhất và thông thường nhất, rồi:
- Đột nhiên thấy tê dại trên mặt, cánh tay hoặc chân ở một nửa thân người;
- Đột nhiên thấy bối rối, nói năng lơ lớ khó khăn hoặc không hiểu người khác nói gì;
- Đột nhiên có khó khăn nhìn bằng một hoặc cả hai con mắt;
- Đột nhiên chóng mặt, đi đứng không vững, mất thăng bằng;
- Đột nhiên thấy nhức đầu như búa bổ mà không rõ nguyên nhân.
Không phải tất cả các dấu hiệu này đều xẩy ra trong mỗi tai biến. Nhưng nếu thấy một vài trong những dấu hiệu đó là phải kêu cấp cứu, tới nhà thương ngay. Đây là trường hợp khẩn cấp, trễ phút nào nguy hiểm gia tăng với phút đó.
Y giới đưa ra trắc nghiệm gọi tắt là FAST để sớm phát hiện stroke:
F = Face: mặt méo lệch, môi xệ, không nhe răng ra được;
A = Arm: không dơ tay cao quá vai được;
S = Speech: tiếng nói lơ lớ ngọng nghịu và không hiểu lời người khác nói;
T = trắc nghiệm.
Nếu áp dụng trắc nghiệm này thì đôi khi người thường cũng dễ dàng thấy stroke đang xuất hiện.
Ngoài ra, tùy theo não trái hoặc phải bị tổn thương mà triệu chứng khác nhau đôi chút.
a. Đột quỵ ở não trái hay phải đều đưa tới suy yếu hoặc tê liệt của phần cơ thể phía đối diện cộng thêm mắt mở rộng hoặc môi xệ xuống;
b. Đột quỵ não trái gây ra rối loạn về ngôn ngữ ảnh hưởng tới việc phát ra và hiểu lời nói kể cả đọc và viết. Lý do là trung tâm kiểm soát ngôn ngữ thường nằm bên não trái. Nạn nhân cũng có rối loạn về trí nhớ, một chút rối loạn hành vi, chậm chạp và dè dặt hơn.
c. Tổn thương não phải: Ngoài tê liệt nửa thân phía trái, bệnh nhân còn mất trí nhớ, hành vi hấp tấp, không suy nghĩ, kém nhận xét về không gian và chỉ để ý tới sự việc xẩy ra mé phải cơ thể. Chẳng hạn bệnh nhân không thấy có người tới ở phía trái hoặc bỏ quên thực phẩm trên phần đĩa bên trái.
Hậu quả của Đột Quỵ.
Trái với tin tưởng của nhiều người, không phải cứ bị đột qụi là tử biệt, tàn phế, nằm liệt giường liệt chiếu.
Đa số nạn nhân có thể trở lại bình thường, nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm. Một số người sẽ không có biến chứng trầm trọng kéo dài; một số khác mới đầu bị bất khiển dụng tạm thời một vài chức năng nhưng sau vài tháng có thể phục hồi được.. Đó là nhờ một vài vùng não lành mạnh ra tay nghĩa hiệp đảm nhận thêm chức năng của các tế bào bệnh hoạn. Ngoài ra y khoa phục hồi cũng giúp tái huấn luyện nạn nhân để não học khả năng mới và ôn lại khả năng cũ. Nhưng cũng có một số bất lực hoàn toàn, không đi lại được. Và một số nhỏ nằm hôn mê bất động cả nhiều năm.
Theo thống kê dịch tễ học, khoảng 30% đột quỵ sống sót phục hồi hoàn toàn và trở lại các sinh hoạt bình thường; 55% bị tật nguyền một phần và chỉ có 15% hoàn toàn mang tật.
Có một số hậu quả thường thấy:
a. Liệt bán thân.
Như đã nói ở trên, nếu bị tai biến bán cầu não phải thì nửa người bên trái bị liệt với rối loạn hành vi, nhận thức hiểu biết, giảm trí nhớ ngắn hạn. Khi đột quỵ bán cầu não trái thì nửa người bên phải tê liệt, nói ngọng nghịu, không phát ra lời nói và hiểu lời nói, hay quên, cử động chậm chạp.
Các bất khiển dụng này có thể lấy lại nhiều ít nhờ trị liệu, y khoa phục hồi và sự tích cực kiên nhẫn của người bệnh.
b. Trầm cảm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy từ 30 tới 50 % nạn nhân bị buồn rầu trầm cảm sau khi bị tai biến khoảng ba tháng tới một năm. Người bệnh rơi vào tình trạng vô vọng, bực bội, lo sợ, không thiết gì đến những sinh hoạt thường làm, giảm ước muốn tình dục, tính tình thay đổi, chán chường đến nỗi đôi khi nghĩ đến “ tử biệt đi cho rồi”. Nhiều khi họ phủ nhận sự buồn phiền, từ chối điều trị.
Hiện nay có rất nhiều loại dược phẩm công hiệu để giải tỏa trâm buồn, giúp người bệnh yêu đòi hơn trong hiện trạng và tích cực hơn trong nếp sống.
c. Khó khăn trong diễn tả và hiểu biết lời nói.
Khoảng một nửa nạn nhân đột quỵ gặp khó khăn này.Họ lắp bắp nói không thành câu, không hiểu được lời người khác nói hoặc viết, quên tên sự vật. Đôi khi bệnh nhân tỏ vẻ như hiểu nhưng thực ra những tín hiệu giao lưu dường như ngưng lại đâu đó trong trí óc họ.
Với sớm tái huấn luyện cách nói, khó khăn có thể phục hồi, nhưng cần sự tích cực của nạn nhân và kiên nhẫn của thân nhân, chuyên viện trị liệu.
d. Té ngã.
Từ một tới sáu tháng sau tai biến, có tới 51% bệnh nhân bị té ngã. Yếu tố gây té ngã có thể là kém năng lực về vận động, cảm xúc và thị giác. Người bệnh ở trong tình trạng tâm thần suy sụp, bất an, nóng nẩy, kém khả năng quyết định, sức khỏe tổng quát yếu, mất thăng bằng cơ thể, nhìn không rõ, dáng đi nghiêng ngả.
Xương ở vùng tứ chi bị bại liệt cũng loãng, giòn, dễ dàng đưa tới gẫy khi ngã dù chỉ trượt chân nhẹ. Vì không vận động, calcium ra đi. Xương hông là hay bị gẫy nhất. Đây là một hậu quả trầm trọng đưa tới trầm cảm hơn, giới hạn các sinh hoạt hàng ngày và trở thanh một gánh nặng cho thân nhân
e. Nhồi máu cơ tim.
Khoảng 9% bệnh nhân tai biến não đều bị nhồi máu cơ tim trước hoặc sau tai biến và là yếu tố nâng cao số tử vong.
g. Dinh dưỡng kém.
Ngay sau tai biến, từ 20- 35% bệnh nhân có khó khăn nuốt thực phẩm và được nuôi bằng ống. Rối loạn sẽ đưa tới thiếu dinh dưỡng, sưng phổi, hút thực phẩm vào ống phổi.
May mắn là đa số nạn nhân có thể lần lần ấy lại khả năng này. Với họ, thực phẩm cần chế biến mềm, nhão và nên ăn làm nhiều lần trong ngày, thay vì ba bữa chính như thường lệ.
h. Thay đổi tính tình.
Nhiều bệnh nhân trở nên rất bẳn tính, nóng nẩy, dễ giận dữ, gắt gỏng, thay đổi tính tình như con nít, khóc đấy, cười đấy, xua đẩy sự giúp đỡ, cằn nhằn thân nhân, bác sĩ một cách vô cớ. Những thay đổi này gây ra nhiều khó khăn cho gia đình chăm sóc và toán điều trị khi cố gắng phục vụ bệnh nhân.
Nhưng may mắn là với thời gian, sự khó tính giảm dần.
Cần kiên nhẫn với bệnh nhân; không đối xử với họ như là người bất lực; khích lệ họ, an ủi họ, bầy tỏ cảm tình với họ nhưng đừng tỏ ý thương hại. Đừng trách móc lỗi lầm của họ, tạo niềm tin có thể phục hồi trong họ.
i. Mệt mỏi.
Hầu như mọi nạn nhân đột quỵ đều cảm thấy mệt mỏi, không còn sinh lực ngay sau khi đột quỵ và tình trạng kéo dài cả vài năm. Với họ, thực hiện mọi việc lớn nhỏ đều đòi hỏi thêm một cố gắng liên tục. Nguyên do có thể là suy nhược thể chất hoặc trầm cảm buông suôi gây ra do sự hủy hoại cơ thể của đột quỵ.
Ngoài ra, còn rối loạn thị giác với nhìn một thành hai, rung giật nhãn cầu, khiếm thị; da loét vì nằm lì lâu ngày cùng vị trí; co ngắn tứ chi vì bắp thịt không cử động...và nhiều hậu quả đáng tiếc khác nữa.
Kết luận
Tai biến Động mạch não là một tai nạn trầm trọng, cần được cấp cứu tức thì để cứu vãn sự sinh tồn của tế bào thần kinh. Nhiều nhà chuyên môn coi tai biến này nguy hiểm như Cơn Suy Tim heart attack, và gọi là brain attack.
Tai biến có thể viếng thăm bất cứ ai, không kể tuổi tác, nam nữ, giầu nghèo.
Nhưng cũng có một số rủi ro đưa tới tai biến mà nếu biết trước, ta có thể áp dụng để tránh Đột Quỵ. Như kinh nghiệm cổ nhân khắp nơi vẫn thường nhắc nhở. Rằng “Ngừa bệnh hơn chữa bệnh”.
Và đó là những điều mà mai đây người viết sẽ cùng quý thân hữu tìm hiểu.
Tuesday, January 17, 2006
BS Nguyễn Ý Đức
Texas, Hoa Kỳ