Người ta thường gọi bệnh Trầm Cảm là một căn bệnh về tinh thần mang những triệu chứng như chán nản, mệt mỏi, mất tự tin, buồn bã, có thể nghĩ đến chuyện chết, chuyện tự tử.
Theo Wikepedia tiếng Việt, thì người mắc bệnh trầm cảm “không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu. Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do. Rối loạn chức năng sinh dục: giảm hoặc mất ham muốn tình dục ở cả hai phái…
Các biểu hiện có thể khác của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.
Ngoài ra còn có các biểu hiện thân thể khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm cân nặng bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực điều này khiến bệnh nhân thường tìm đến các bác sĩ đa khoa.
Đối với những người bệnh nặng hơn còn gặp khó khăn hay không thể thực hiện những việc bình thường như đi ra ngoài, đi chợ hay đi học, gặp gỡ bạn bè, thăm người thân, tiếp xúc với người khác, đặt biệt là với người khác giới.
Các biểu hiện này có thể gặp ở người khỏe mạnh, bình thường khi gặp chuyện sốc hay buồn bực, vì vậy rất khó có thể phân biệt được đâu là tâm trạng nhất thời và khi nào thì đã mắc phải bệnh.”
Trong khi đó, theo Wikepedia tiếng Anh, thì các triệu chứng của căn bệnh trầm cảm là những biểu hiện của bệnh Derpession, Anxiety Attack, hay Anxiety Disorder, có nghĩa là bị sự kích thích quá độ tấn công. Với căn bệnh này, ngoài những yếu tố tâm lý, còn những yếu tố về cơ thể như bắp thịt rung giật, khó ngủ, tim đập mạnh, và có thể bị mồ hôi nhiều. Thường hay nhức đầu, và đôi khi thấy có cảm giác như có sợi dây điện chạy qua đầu. Ngoài ra còn có thể hay bị tiêu chẩy hoặc ói mửa.
Nguyên nhân của bệnh trầm cảm hay bị kích thích quá độ thì thay đổi tùy theo từng người. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự trầm cảm: Yếu tố di truyền, sự biến chuyển hóa chất trong óc não (serotonin và norepinephrine) và một biến cố căng thẳng ảnh hưởng đến đời sống.
Bài viết này không nhằm vào mục đích sâu xa về nguyên nhân hay những biểu hiện của bệnh mà chỉ muốn nhắm đến việc áp dụng một phương pháp chữa trị bệnh trầm cảm bằng Thiền. Thông thường, người bị bệnh trầm cảm được các bác sĩ cho thuốc an thần, giúp cho người bệnh thư dãn, bới âu lo, và cơ thể bớt các triệu chứng như đã kể trên. Tuy nhiên, như hầu hết các loại thuốc Tây, thuốc nào cũng có những phản ứng ngược (side effects). Các thuốc an thần thường được điều chế với các chất dễ gây nghiện. Người dùng thuốc có thể sẽ bị lệ thuộc vào thuốc, khi nào không có thuốc thì thấy các triệu chứng bệnh trở lại ngay. Ngoài ra, người bệnh thưởng bị mất trí nhớ, hay quên sót những điều cần thiết trong cuộc sống, như tên bạn bè, người thân, việc phải làm…
Vì thế, để tránh được các trở ngại như thế, người bệnh nên áp dụng thêm Thiền vào việc trị bệnh, dù rằng rất khó mà tập Thiền cho đúng cách, cũng như thời gian tác dụng lâu hay mau còn tùy thuộc vào ý chí của người bệnh. Hơn nữa, có rất nhiều phương pháp Thiền, phát xuất từ nhiều nguồn gốc khác nhau, nhiều quốc gia và tín ngưỡng khác nhau. Bài này cũng chỉ chú trọng đến Thiền tức là Yoga và Zen để trị bệnh mà thôi.
Cũng vì mục đích là để tìm sự An Vui, Hạnh Phúc qua Sức khỏe, không mang tính chất tín nguỡng, trong bài này, người viết xin bỏ qua khía cạnh liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng, không đề cập đến “Tu Thiền” mà chỉ nhìn đến phương diện vật lý. Như vậy, “Thiền tập” theo kiểu Yoga là một sinh hoạt thể dục bất động, khép kín, và phối hợp với hơi thở để làm trẻ hóa cơ thể, đem lại một sinh khí mới cho những bộ phận đã bị lão hóa, cùng phát huy sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi con người để sống lâu hơn với một tinh thần minh mẫn trong một thể xác tráng kiện. Đặc biệt Thiền tập sẽ giúp cho căn bệnh trầm cảm chóng qua, nếu người bệnh mới chớm phải, và giúp cho người bệnh lâu năm sẽ giảm bớt thời gian điều trị.
Với kinh nghiệm cá nhân đã từng giúp chỉ dẫn Thiền tập trong nhiều năm và giúp khôi phục được nhiều trường hợp bệnh nặng, người viết xin trình bầy tóm lược các phương pháp thực hành Thiền như sau: Thiền ngồi, Thiền nằm, Thiền Quỳ, và Thiền Đứng. Vì có quá nhiều quy tắc liên quan đến các thế Thiền, nên bài này chỉ chú trọng đến Thiền Ngồi mà thôi. (Các bài viết sau sẽ nói về Thiền Nằm, Quỳ, và Đứng).
Thiền ngồi: Cách ngồi đơn giản mà ai cũng biết đó là ngồi xếp bằng tròn, hai chân xếp vào nhau, hai tay thả lỏng, tay trái để dưới tay phải, hai ngón cái chạm nhau. Hoặc có thể ngồi, hai tay thả lỏng, để hai bàn tay ngửa ra trên đầu gối, ngón cái và ngón trỏ chạm nhau. Nhiều người ngồi “kiết già” thì vắt chân phải lên hẳn bên trên chân trái, thế này khó tập với người đã lớn tuổi, khi gân cốt đã ổn định nhiều năm, không thể kéo dãn ra được nữa. Thực ra, ngồi kiểu nào cũng được vì cơ thể không “cần biết” là ta ngồi theo kiểu nào, miễn là tạo một thế ngồi vững vàng, không ngả nghiêng, lưng thẳng góc với mông, cơ thể bất động trong một thời gian, để cơ thể được cơ hội thư dãn, không hoạt động, trong khi đó, óc não chúng ta buông thả, không suy nghĩ bất cứ một điều gì (gia đình, con cái, bản thân bệnh tật, việc phải làm trong ngày, liên hệ với xã hội…) Cho nên, với những người bị bệnh đau lưng, hoặc đôi khi không thuận tiện để ngồi xếp bằng, có thể ngồi Thiền trên một ghế đơn, có lưng tựa, hiệu quả như nhau.
Bắt đầu vào việc tập Thiền, người tập nhắm mắt lại, thở điều hòa trong vòng 1, 2 phút, không suy nghĩ điều gì, tạo một giai đoạn trung gian giữa việc hoạt động và bất động (như làm nóng người “Warm up”, cho cơ thể từ từ quen với sự bất động.)
Sau khi cơ thể đã quen dần, người tập bắt đầu hít vào bằng mũi môt hơi thở thật dài và thật sâu. Khi thở thì tập trung tư tưởng bằng cách theo dõi hơi thở của mình từ giây phút không khí tràn vào mũi, lên cao đến hốc mũi trên, vòng xuống khí quản, chui vào phổi. Lúc khí đã vào đến đáy cuống phổi, cũng là lúc ta tưởng tượng là khí được dồn vào bụng (đan điền). Nén khí lại ở đó trong 3 giây bằng cách đếm thầm 1,2,3. Rồi từ từ thở ra cũng thật dài và thật sâu, qua mũi. Đếm thầm trong đầu “MỘT”. Sau đó, lại tiếp tục hít vào, nín hơi (1,2,3), rồi thở ra. Đếm “HAI!”… Cứ thế, cố giữ việc tập trung tư tưởng và đếm tới 20 lần. Số lần này tăng dần đến 40, 50.. tùy theo công lực từng người. Nếu lỡ chia trí, thì bỏ qua hết rồi cố gắng làm lại từ đầu. Mỗi ngày cố gắng tập 4 lần, mỗi lần 15 phút, sáng sớm, trưa, chiều, và trước khi đi ngủ. Sau một thời gian tập 15 phút, thì tăng lên thành 30 phút một lần. Người luyện quen rồi, thì ngồi Thiền một tiếng đồng hồ là chuyện nhỏ!
Với những người phải lái xe hơi đi nhiều mà hay bị Anxiety Attack, thì bất cứ lúc nào mà cảm thấy tim như bị nghẹt lại, ngực nặng lên, hay tự nhiên mệt quá sức, chân rung.. thì tấp xe vào lề, dừng xe lại ngay, và nhắm mắt hít thở cho đến khi thấy thoải mái lại thì đi tiếp. Người tập nhiều rồi, có thể Thiền ngay tại các ngã tư, chờ đèn xanh, dĩ nhiên không thể nhắm mắt mà chỉ cần tập trung tư tưởng và hít thở mà thôi. Thiền chữa bệnh không cần không gian yên tĩnh, không cần tiện nghi, nói tóm lại là bất cứ lúc nào thấy cần thiết, thì lập tức ngưng hoạt động, hít thở chầm chậm và đếm … Điều này giúp cứu được rất nhiều trường hợp khỏi bị trụy tim (heart attack), hoặc xuất huyết não (stroke)
Trở lại với việc hít thở và nén hơi. Tại sao lại phải nén hơi? Việc nén hơi tại đan điền có mục đích là ép khí Oxy ở lại trong cơ thể thêm một khoảng khắc, để khí Oxy có cơ hội tràn đến các tế bào đang thiếu Oxygen, và tự chữa các căn bệnh gây ra từ sự thiếu Oxygen. Chúng ta đã biết, tất cả các tế bào đều sống bằng Oxygen, không phải thịt, cá, rau, quả. Một khi thiếu Oxygen, tế bào không hoạt động mạnh và gây bệnh, trong đó có bệnh trầm cảm vì óc não thiếu Oxygen.
Tại sao tế bào não lại thiếu Oxygen? Theo luật trọng lực, cái gì ở trên cao thì phải rớt xuống, máu cũng thế, máu ở trên đầu trở về tim dễ dàng hơn là máu đi lên não. Khi mình bắt đầu già, tim bắt đầu mệt mỏi vì đã đập hằng tỷ lần rồi, thêm các chất béo đọng trong thành mạch máu làm cản trở lưu thông của máu, thì máu từ tim đi lên trên não (cao hơn) sẽ vất vả hơn, nhất là khi ta đứng. Chỉ khi nằm, thì áp xuất của máu chan hòa từ tim đến chân hay đến óc ngang ngửa nhau, với điều kiện ta không gối đầu cao. (Gối đầu cao quá làm cho máu phải leo dốc cũng vất vả lắm!). Và, máu là cái gì? Máu chỉ là các “xe”, cái phương tiện để chở Oxygen đi nuôi các tế bào. Bây giờ, máu leo dốc chậm chạp hơn hồi trẻ, như vậy, số lượng Oxygen trên não cũng thiếu hụt, các tế bào não thiếu thức ăn, sẽ làm việc uể oải. Từ đó, hay quên, và nếu có yếu tố nào kích thích các tế bào thiếu ăn đó, sẽ gây ra bệnh. Điều quan trọng thứ hai, là sự tái sinh của các tế bào. Tất cả các loại tế bào trong người đều được tái sinh, (“ghét” trên da là xác của các tế bào chết), trừ tế bào não. Thượng Đế cho bao nhiêu tế bào não thì chỉ có bấy nhiêu. Nếu chết đi rồi, thì là không tái sinh nữa. Vì thế, càng về già, số lượng tế bào não càng ít đi, trí nhớ càng tồi tệ hơn, để đi dần đến chỗ thiếu hụt! Vì thế, con người mới .. ra đi vào giai đoạn cuối của 4 giai đoạn mà Đức Phật đã chỉ rõ: Sinh, Bệnh, Lão, Tử. Người may mắn thì Bệnh ít, dù cho Lão nhiều. Người kém may mắn thì Bệnh nhiều và Lão cũng nhiều. May mắn hơn nữa thì ít Bệnh, kém Lão và chỉ có Sinh và Tử thôi.
Tập Thiền giúp cho trẻ hóa cơ thể, mang thêm “thức ăn” cho óc não, làm cho óc khỏe mạnh, như thế thì mọi bệnh chỉ huy bởi não đều được tiêu trừ. Dĩ nhiên, Thiền không phải là một thứ “thuốc Thánh”, nên còn tùy theo bản ngã của người tập mà kết quả nhanh hay chậm. Theo kinh nghiệm riêng, trường hợp tác dụng đến chậm, thì phải thêm một vài sự hỗ trợ của thực phẩm như hạt sen, long nhãn, alovera. Nhụy sen thì rất đắng nhưng cũng giúp đôi chút cho việc thiếu ngủ. Ăn uống bớt chất thịt, nhất là thịt đỏ máu như thịt bò. Ngoài ra, nếu bệnh nặng và lâu năm, phải tập thêm thể dục để làm thay đổi sự sinh hoạt của các tế bào vốn đang trì trệ. Có thể đi bộ, nhưng phải đi bộ đúng cách nghĩa là đi thật nhanh, hai tay vung vẩy mạnh, và hít thở theo nhịp chân đi. Nếu đi bộ tàn tàn, như cỡi ngựa xem hoa thì không ích lợi gì, chỉ mất thời giờ vô ích. Cách tốt nhất, nếu có sức khỏe, thì bơi lội mỗi ngày chừng nửa tiếng, sẽ tạo được một bộ thần kinh rất khỏe mạnh. Ngoài ra, những người bị Trầm Cảm, nếu muốn mau lành bệnh (nội trong tuần lễ) thì nên hỏi ý Bác Sĩ gia đình để được chích Vitamin B1 (100mg) mỗi ngày. Trường hợp nặng, thì cần đến 200 mg một ngày. Chỉ cần chích 1 tuần lễ, bệnh nhân thấy khỏe ngay. Nên nhớ: chỉ dùng Vitamin B1 chích được sản xuất tại Mỹ, mà tuyệt đối không được dùng Vitamin B1 sản xuất tại bất cứ quốc gia nào khác, vì tại Mỹ, B1 đã được tinh lọc sạch toàn diện 100%, còn tại các nước khác, ngay cả nước Pháp, Vitamin B1 cũng chưa được thanh lọc 100%.
(Xin đọc thêm về B1 intramusular:
và bài viết về Sinh Tố B1: Sinh Tố B1, Khắc Tinh Của Bệnh Rối Loạn Âu Lo (Anxiety Disorder) về người khám phá ra phương pháp này, Bác Sĩ, Giáo Sư Y Khoa Lương Vinh Quốc Khanh,đăng trên
Nhật Báo Việt Báo, California, 11/03/2011, của cùng tác giả.)
Chu tất Tiến.
(Một lớp Thiền và Khí Công (không nhận học phí) được tổ chức tại võ đường Orange County Judo Training Center số 10706 Garden Grove Bl, Garden Grove, CA 92843, góc Garden Grove Bl và Century, từ cửa lớp nhìn xéo góc thấy Home Depot. Mỗi Chủ Nhật từ 8 giờ đến 9:30 sáng. Học viên chỉ góp $20.00/tháng để trả tiền mướn trường lớp và tiền điện.
Theo Wikepedia tiếng Việt, thì người mắc bệnh trầm cảm “không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu. Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do. Rối loạn chức năng sinh dục: giảm hoặc mất ham muốn tình dục ở cả hai phái…
Các biểu hiện có thể khác của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.
Ngoài ra còn có các biểu hiện thân thể khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm cân nặng bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực điều này khiến bệnh nhân thường tìm đến các bác sĩ đa khoa.
Đối với những người bệnh nặng hơn còn gặp khó khăn hay không thể thực hiện những việc bình thường như đi ra ngoài, đi chợ hay đi học, gặp gỡ bạn bè, thăm người thân, tiếp xúc với người khác, đặt biệt là với người khác giới.
Các biểu hiện này có thể gặp ở người khỏe mạnh, bình thường khi gặp chuyện sốc hay buồn bực, vì vậy rất khó có thể phân biệt được đâu là tâm trạng nhất thời và khi nào thì đã mắc phải bệnh.”
Trong khi đó, theo Wikepedia tiếng Anh, thì các triệu chứng của căn bệnh trầm cảm là những biểu hiện của bệnh Derpession, Anxiety Attack, hay Anxiety Disorder, có nghĩa là bị sự kích thích quá độ tấn công. Với căn bệnh này, ngoài những yếu tố tâm lý, còn những yếu tố về cơ thể như bắp thịt rung giật, khó ngủ, tim đập mạnh, và có thể bị mồ hôi nhiều. Thường hay nhức đầu, và đôi khi thấy có cảm giác như có sợi dây điện chạy qua đầu. Ngoài ra còn có thể hay bị tiêu chẩy hoặc ói mửa.
Nguyên nhân của bệnh trầm cảm hay bị kích thích quá độ thì thay đổi tùy theo từng người. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự trầm cảm: Yếu tố di truyền, sự biến chuyển hóa chất trong óc não (serotonin và norepinephrine) và một biến cố căng thẳng ảnh hưởng đến đời sống.
Bài viết này không nhằm vào mục đích sâu xa về nguyên nhân hay những biểu hiện của bệnh mà chỉ muốn nhắm đến việc áp dụng một phương pháp chữa trị bệnh trầm cảm bằng Thiền. Thông thường, người bị bệnh trầm cảm được các bác sĩ cho thuốc an thần, giúp cho người bệnh thư dãn, bới âu lo, và cơ thể bớt các triệu chứng như đã kể trên. Tuy nhiên, như hầu hết các loại thuốc Tây, thuốc nào cũng có những phản ứng ngược (side effects). Các thuốc an thần thường được điều chế với các chất dễ gây nghiện. Người dùng thuốc có thể sẽ bị lệ thuộc vào thuốc, khi nào không có thuốc thì thấy các triệu chứng bệnh trở lại ngay. Ngoài ra, người bệnh thưởng bị mất trí nhớ, hay quên sót những điều cần thiết trong cuộc sống, như tên bạn bè, người thân, việc phải làm…
Vì thế, để tránh được các trở ngại như thế, người bệnh nên áp dụng thêm Thiền vào việc trị bệnh, dù rằng rất khó mà tập Thiền cho đúng cách, cũng như thời gian tác dụng lâu hay mau còn tùy thuộc vào ý chí của người bệnh. Hơn nữa, có rất nhiều phương pháp Thiền, phát xuất từ nhiều nguồn gốc khác nhau, nhiều quốc gia và tín ngưỡng khác nhau. Bài này cũng chỉ chú trọng đến Thiền tức là Yoga và Zen để trị bệnh mà thôi.
Cũng vì mục đích là để tìm sự An Vui, Hạnh Phúc qua Sức khỏe, không mang tính chất tín nguỡng, trong bài này, người viết xin bỏ qua khía cạnh liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng, không đề cập đến “Tu Thiền” mà chỉ nhìn đến phương diện vật lý. Như vậy, “Thiền tập” theo kiểu Yoga là một sinh hoạt thể dục bất động, khép kín, và phối hợp với hơi thở để làm trẻ hóa cơ thể, đem lại một sinh khí mới cho những bộ phận đã bị lão hóa, cùng phát huy sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi con người để sống lâu hơn với một tinh thần minh mẫn trong một thể xác tráng kiện. Đặc biệt Thiền tập sẽ giúp cho căn bệnh trầm cảm chóng qua, nếu người bệnh mới chớm phải, và giúp cho người bệnh lâu năm sẽ giảm bớt thời gian điều trị.
Với kinh nghiệm cá nhân đã từng giúp chỉ dẫn Thiền tập trong nhiều năm và giúp khôi phục được nhiều trường hợp bệnh nặng, người viết xin trình bầy tóm lược các phương pháp thực hành Thiền như sau: Thiền ngồi, Thiền nằm, Thiền Quỳ, và Thiền Đứng. Vì có quá nhiều quy tắc liên quan đến các thế Thiền, nên bài này chỉ chú trọng đến Thiền Ngồi mà thôi. (Các bài viết sau sẽ nói về Thiền Nằm, Quỳ, và Đứng).
Thiền ngồi: Cách ngồi đơn giản mà ai cũng biết đó là ngồi xếp bằng tròn, hai chân xếp vào nhau, hai tay thả lỏng, tay trái để dưới tay phải, hai ngón cái chạm nhau. Hoặc có thể ngồi, hai tay thả lỏng, để hai bàn tay ngửa ra trên đầu gối, ngón cái và ngón trỏ chạm nhau. Nhiều người ngồi “kiết già” thì vắt chân phải lên hẳn bên trên chân trái, thế này khó tập với người đã lớn tuổi, khi gân cốt đã ổn định nhiều năm, không thể kéo dãn ra được nữa. Thực ra, ngồi kiểu nào cũng được vì cơ thể không “cần biết” là ta ngồi theo kiểu nào, miễn là tạo một thế ngồi vững vàng, không ngả nghiêng, lưng thẳng góc với mông, cơ thể bất động trong một thời gian, để cơ thể được cơ hội thư dãn, không hoạt động, trong khi đó, óc não chúng ta buông thả, không suy nghĩ bất cứ một điều gì (gia đình, con cái, bản thân bệnh tật, việc phải làm trong ngày, liên hệ với xã hội…) Cho nên, với những người bị bệnh đau lưng, hoặc đôi khi không thuận tiện để ngồi xếp bằng, có thể ngồi Thiền trên một ghế đơn, có lưng tựa, hiệu quả như nhau.
Bắt đầu vào việc tập Thiền, người tập nhắm mắt lại, thở điều hòa trong vòng 1, 2 phút, không suy nghĩ điều gì, tạo một giai đoạn trung gian giữa việc hoạt động và bất động (như làm nóng người “Warm up”, cho cơ thể từ từ quen với sự bất động.)
Sau khi cơ thể đã quen dần, người tập bắt đầu hít vào bằng mũi môt hơi thở thật dài và thật sâu. Khi thở thì tập trung tư tưởng bằng cách theo dõi hơi thở của mình từ giây phút không khí tràn vào mũi, lên cao đến hốc mũi trên, vòng xuống khí quản, chui vào phổi. Lúc khí đã vào đến đáy cuống phổi, cũng là lúc ta tưởng tượng là khí được dồn vào bụng (đan điền). Nén khí lại ở đó trong 3 giây bằng cách đếm thầm 1,2,3. Rồi từ từ thở ra cũng thật dài và thật sâu, qua mũi. Đếm thầm trong đầu “MỘT”. Sau đó, lại tiếp tục hít vào, nín hơi (1,2,3), rồi thở ra. Đếm “HAI!”… Cứ thế, cố giữ việc tập trung tư tưởng và đếm tới 20 lần. Số lần này tăng dần đến 40, 50.. tùy theo công lực từng người. Nếu lỡ chia trí, thì bỏ qua hết rồi cố gắng làm lại từ đầu. Mỗi ngày cố gắng tập 4 lần, mỗi lần 15 phút, sáng sớm, trưa, chiều, và trước khi đi ngủ. Sau một thời gian tập 15 phút, thì tăng lên thành 30 phút một lần. Người luyện quen rồi, thì ngồi Thiền một tiếng đồng hồ là chuyện nhỏ!
Với những người phải lái xe hơi đi nhiều mà hay bị Anxiety Attack, thì bất cứ lúc nào mà cảm thấy tim như bị nghẹt lại, ngực nặng lên, hay tự nhiên mệt quá sức, chân rung.. thì tấp xe vào lề, dừng xe lại ngay, và nhắm mắt hít thở cho đến khi thấy thoải mái lại thì đi tiếp. Người tập nhiều rồi, có thể Thiền ngay tại các ngã tư, chờ đèn xanh, dĩ nhiên không thể nhắm mắt mà chỉ cần tập trung tư tưởng và hít thở mà thôi. Thiền chữa bệnh không cần không gian yên tĩnh, không cần tiện nghi, nói tóm lại là bất cứ lúc nào thấy cần thiết, thì lập tức ngưng hoạt động, hít thở chầm chậm và đếm … Điều này giúp cứu được rất nhiều trường hợp khỏi bị trụy tim (heart attack), hoặc xuất huyết não (stroke)
Trở lại với việc hít thở và nén hơi. Tại sao lại phải nén hơi? Việc nén hơi tại đan điền có mục đích là ép khí Oxy ở lại trong cơ thể thêm một khoảng khắc, để khí Oxy có cơ hội tràn đến các tế bào đang thiếu Oxygen, và tự chữa các căn bệnh gây ra từ sự thiếu Oxygen. Chúng ta đã biết, tất cả các tế bào đều sống bằng Oxygen, không phải thịt, cá, rau, quả. Một khi thiếu Oxygen, tế bào không hoạt động mạnh và gây bệnh, trong đó có bệnh trầm cảm vì óc não thiếu Oxygen.
Tại sao tế bào não lại thiếu Oxygen? Theo luật trọng lực, cái gì ở trên cao thì phải rớt xuống, máu cũng thế, máu ở trên đầu trở về tim dễ dàng hơn là máu đi lên não. Khi mình bắt đầu già, tim bắt đầu mệt mỏi vì đã đập hằng tỷ lần rồi, thêm các chất béo đọng trong thành mạch máu làm cản trở lưu thông của máu, thì máu từ tim đi lên trên não (cao hơn) sẽ vất vả hơn, nhất là khi ta đứng. Chỉ khi nằm, thì áp xuất của máu chan hòa từ tim đến chân hay đến óc ngang ngửa nhau, với điều kiện ta không gối đầu cao. (Gối đầu cao quá làm cho máu phải leo dốc cũng vất vả lắm!). Và, máu là cái gì? Máu chỉ là các “xe”, cái phương tiện để chở Oxygen đi nuôi các tế bào. Bây giờ, máu leo dốc chậm chạp hơn hồi trẻ, như vậy, số lượng Oxygen trên não cũng thiếu hụt, các tế bào não thiếu thức ăn, sẽ làm việc uể oải. Từ đó, hay quên, và nếu có yếu tố nào kích thích các tế bào thiếu ăn đó, sẽ gây ra bệnh. Điều quan trọng thứ hai, là sự tái sinh của các tế bào. Tất cả các loại tế bào trong người đều được tái sinh, (“ghét” trên da là xác của các tế bào chết), trừ tế bào não. Thượng Đế cho bao nhiêu tế bào não thì chỉ có bấy nhiêu. Nếu chết đi rồi, thì là không tái sinh nữa. Vì thế, càng về già, số lượng tế bào não càng ít đi, trí nhớ càng tồi tệ hơn, để đi dần đến chỗ thiếu hụt! Vì thế, con người mới .. ra đi vào giai đoạn cuối của 4 giai đoạn mà Đức Phật đã chỉ rõ: Sinh, Bệnh, Lão, Tử. Người may mắn thì Bệnh ít, dù cho Lão nhiều. Người kém may mắn thì Bệnh nhiều và Lão cũng nhiều. May mắn hơn nữa thì ít Bệnh, kém Lão và chỉ có Sinh và Tử thôi.
Tập Thiền giúp cho trẻ hóa cơ thể, mang thêm “thức ăn” cho óc não, làm cho óc khỏe mạnh, như thế thì mọi bệnh chỉ huy bởi não đều được tiêu trừ. Dĩ nhiên, Thiền không phải là một thứ “thuốc Thánh”, nên còn tùy theo bản ngã của người tập mà kết quả nhanh hay chậm. Theo kinh nghiệm riêng, trường hợp tác dụng đến chậm, thì phải thêm một vài sự hỗ trợ của thực phẩm như hạt sen, long nhãn, alovera. Nhụy sen thì rất đắng nhưng cũng giúp đôi chút cho việc thiếu ngủ. Ăn uống bớt chất thịt, nhất là thịt đỏ máu như thịt bò. Ngoài ra, nếu bệnh nặng và lâu năm, phải tập thêm thể dục để làm thay đổi sự sinh hoạt của các tế bào vốn đang trì trệ. Có thể đi bộ, nhưng phải đi bộ đúng cách nghĩa là đi thật nhanh, hai tay vung vẩy mạnh, và hít thở theo nhịp chân đi. Nếu đi bộ tàn tàn, như cỡi ngựa xem hoa thì không ích lợi gì, chỉ mất thời giờ vô ích. Cách tốt nhất, nếu có sức khỏe, thì bơi lội mỗi ngày chừng nửa tiếng, sẽ tạo được một bộ thần kinh rất khỏe mạnh. Ngoài ra, những người bị Trầm Cảm, nếu muốn mau lành bệnh (nội trong tuần lễ) thì nên hỏi ý Bác Sĩ gia đình để được chích Vitamin B1 (100mg) mỗi ngày. Trường hợp nặng, thì cần đến 200 mg một ngày. Chỉ cần chích 1 tuần lễ, bệnh nhân thấy khỏe ngay. Nên nhớ: chỉ dùng Vitamin B1 chích được sản xuất tại Mỹ, mà tuyệt đối không được dùng Vitamin B1 sản xuất tại bất cứ quốc gia nào khác, vì tại Mỹ, B1 đã được tinh lọc sạch toàn diện 100%, còn tại các nước khác, ngay cả nước Pháp, Vitamin B1 cũng chưa được thanh lọc 100%.
(Xin đọc thêm về B1 intramusular:
và bài viết về Sinh Tố B1: Sinh Tố B1, Khắc Tinh Của Bệnh Rối Loạn Âu Lo (Anxiety Disorder) về người khám phá ra phương pháp này, Bác Sĩ, Giáo Sư Y Khoa Lương Vinh Quốc Khanh,đăng trên
Nhật Báo Việt Báo, California, 11/03/2011, của cùng tác giả.)
Chu tất Tiến.
(Một lớp Thiền và Khí Công (không nhận học phí) được tổ chức tại võ đường Orange County Judo Training Center số 10706 Garden Grove Bl, Garden Grove, CA 92843, góc Garden Grove Bl và Century, từ cửa lớp nhìn xéo góc thấy Home Depot. Mỗi Chủ Nhật từ 8 giờ đến 9:30 sáng. Học viên chỉ góp $20.00/tháng để trả tiền mướn trường lớp và tiền điện.
Comment