Một đại họa đang hoành hành tại VN
Mỗi ngày trôi qua, tai ương cho dân tộc VN càng tăng lên nhanh chóng một cách đáng sợ: Đại họa ung thư do sự ô nhiễm đất đai, ao hồ, nguồn nước đưa đến không khí, thức ăn và nước uống bị nhiễm độc bi đát cùng với trái cây, thịt cá, đồ ăn khô, thức uống và nhiều loại thực phẩm khác chứa hoá chất độc hại nhập vào VN hàng triệu tấn mỗi năm từ Trung Cộng là những nguyên nhân chính đưa đến ung thư.
Đến nay, những cái tên “Làng ung thư” đã được nói tới trong công chúng có thể nhắc đến như: làng Đồng Lỗ, Ứng Hòa (Hà Tây), làng Thạch Khê (Phú Thọ), làng Thủy Nguyên (Hải Phòng), làng Cờ Đỏ, xã Diễn Hải (Diễn Châu, Nghệ An), làng Kim Thành, Đức Thành (Yên Thành, Nghệ An), làng Thanh Lê Thiệu Trung (Thiệu Phong, Quảng Trị)... Các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Thanh Hóa, TT - Huế, Quảng Nam... đều có làng ung thư bị nêu tên.
Cứ type vào Google Search với nhóm chữ "Làng Ung thư .........." và điền vào chỗ chấm chấm là tên từng làng vừa kể sẽ thấy ngay bài viết về làng ung thư tại nơi đó.
Những tỉnh ở phía Nam không bị nhắc đến trong bảng "Phong Thần" này không phải là vì có ít bệnh nhân ung thư, nhưng vì họ sống rải rác khắp nơi trong tỉnh chứ không xảy ra rất nhiều riêng cho một làng nào nên không có tên "Làng Ung Thư". Thế nhưng hãy đến các bệnh viện ung bướu trong tỉnh hay trong các thành phố sẽ thấy số bệnh nhân ung thư lên đến con số kinh hoàng. Có bệnh viện bệnh nhân nằm, ngồi la liệt trên khắp các hành lang, dưới các gầm giường chờ đợi được khám bệnh hay chữa trị thì ta sẽ cảm nhận cái nguy cơ này trên bình diện cả nước.
Sự ô nhiễm đất đai, ao hồ, nguồn nước và sự xâm nhập thực phẩm độc hại từ Trung Cộng vẫn tiếp tục xảy ra mỗi ngày thì bệnh ung thư mỗi ngày tiếp tục gia tăng giống như đám cháy đang lan rất nhanh mà không có phương cách chi để dập tắt hay làm chậm lại.
Xem link: Giải pháp tình thế cho quá tải ở bệnh viện Ung bướu tại Sài Gòn:
Ngày 14.1, đoàn bộ Y tế do bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã làm việc với bệnh viện Ung bướu TP.HCM về tình hình quá tải bệnh viện.
Theo bác sĩ Phạm Xuân Dũng - phó giám đốc bệnh viện Ung Bướu - mỗi ngày bệnh viện khám khoảng 1.500 bệnh nhân ngoại trú.
Do bệnh viện chỉ có 9 buồng khám, nên trung bình mỗi bệnh nhân phải mất hai giờ đồng hồ từ khi làm thủ tục cho đến khi khám xong.
Cũng theo bác sĩ Dũng, bệnh viện có 1.000 giường, nhưng chỉ có khoảng 200 bác sĩ, nên việc quá tải bệnh nhân là khó tránh khỏi dù bệnh viện đã nỗ lực rút ngắn ngày điều trị nội trú, tăng cường điều trị giảm nhẹ bệnh nhân giai đoạn cuối ngay tại nhà để bệnh nhân không phải nhập viện.
Trả lời thắc mắc của bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: “Tại sao không tuyển thêm bác sĩ?”. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Minh, giám đốc bệnh viện Ung bướu, cho biết bệnh viện có hai nguồn cung cấp bác sĩ, nhưng trong khi nguồn đại học Y Dược TP.HCM cung cấp không đều, thì nguồn đại học Y Phạm Ngọc Thạch chỉ phân về những bác sĩ căn cứ học lực của họ.
Ông Minh nói: “Trong thực tế, bác sĩ cũng không thích về bệnh viện chuyên khoa chúng tôi mà thích về các bệnh viện đa khoa có quy mô lớn như bệnh viện Chợ Rẫy”.
Bệnh nhân nằm trên giường, dưới gầm giường là chuyện phổ biến ở bệnh viện Ung Bướu TP.HCM Ảnh: P.S
Về biện pháp xây thêm cơ sở để giải quyết tình trạng quá tải ở bệnh viện Ung Bướu, ông Huỳnh Văn Biết, phó giám đốc sở Y tế TP.HCM, cho biết dự án bệnh viện Ung Bướu cơ sở hai với quy mô 1.000 giường ở quận 9 đã xong các phần cơ bản, hy vọng vào cuối năm nay có thể tiến hành xây dựng.
Trong khi đó, dự án khu khám bệnh ở số 47 Nguyễn Huy Lượng với quy mô mười tầng nổi, hai tầng hầm, trị giá 280 tỷ đồng, sẽ được khởi công xây dựng vào quý 3 năm nay để có thể đi vào hoạt động vào đầu năm 2015.
Trong khi chờ hai cơ sở quy mô này ra đời, bệnh viện chỉ biết trông đợi vào những giải pháp tình thế như xây dựng khoa vệ tinh quy mô 150 giường ở bệnh viện quận 2 (dự kiến đầu quý 2 năm nay hoạt động), hợp tác với bệnh viện 175 (chuyển bệnh nhân nội trú lẫn ngoại trú từ bệnh viện Ung Bướu sang bệnh viện 175 điều trị).
Để giải quyết tình trạng quá tải ở bệnh viện Ung bướu TP.HCM, theo bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, chỉ có biện pháp “hạ hỏa” duy nhất là đầu tư mở rộng, xây thêm bệnh viện và các cơ sở vệ tinh.
Trong thời gian lâu dài, mọi chuyện phải trông chờ vào sự hình thành và phát triển của các cơ sở điều trị ung bướu ở Cần Thơ, Khánh Hòa, và sau đó là ở Bình Định, Kiên Giang, Đồng Nai để những nơi này gánh bớt bệnh nhân phía Nam đến TP.HCM.
Trước mắt, bà Tiến đề nghị tiến hành xây dựng nhanh khu khám bệnh ở 47 Nguyễn Huy Lượng, “với sự khang trang như nước ngoài, ngồi ghế thoải mái như ngoài sân bay và chia ra ít nhất 25 phòng khám“.
Bà cũng đề nghị bệnh viện nghĩ giải pháp xây nhà chờ cho thân nhân bệnh nhân, chẳng hạn là hợp đồng với các nhà trọ chung quanh bệnh viện, tránh để người nhà sinh hoạt nhếch nhác trong khuôn viên như hiện nay.
Mỗi ngày trôi qua, tai ương cho dân tộc VN càng tăng lên nhanh chóng một cách đáng sợ: Đại họa ung thư do sự ô nhiễm đất đai, ao hồ, nguồn nước đưa đến không khí, thức ăn và nước uống bị nhiễm độc bi đát cùng với trái cây, thịt cá, đồ ăn khô, thức uống và nhiều loại thực phẩm khác chứa hoá chất độc hại nhập vào VN hàng triệu tấn mỗi năm từ Trung Cộng là những nguyên nhân chính đưa đến ung thư.
Đến nay, những cái tên “Làng ung thư” đã được nói tới trong công chúng có thể nhắc đến như: làng Đồng Lỗ, Ứng Hòa (Hà Tây), làng Thạch Khê (Phú Thọ), làng Thủy Nguyên (Hải Phòng), làng Cờ Đỏ, xã Diễn Hải (Diễn Châu, Nghệ An), làng Kim Thành, Đức Thành (Yên Thành, Nghệ An), làng Thanh Lê Thiệu Trung (Thiệu Phong, Quảng Trị)... Các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Thanh Hóa, TT - Huế, Quảng Nam... đều có làng ung thư bị nêu tên.
Cứ type vào Google Search với nhóm chữ "Làng Ung thư .........." và điền vào chỗ chấm chấm là tên từng làng vừa kể sẽ thấy ngay bài viết về làng ung thư tại nơi đó.
Những tỉnh ở phía Nam không bị nhắc đến trong bảng "Phong Thần" này không phải là vì có ít bệnh nhân ung thư, nhưng vì họ sống rải rác khắp nơi trong tỉnh chứ không xảy ra rất nhiều riêng cho một làng nào nên không có tên "Làng Ung Thư". Thế nhưng hãy đến các bệnh viện ung bướu trong tỉnh hay trong các thành phố sẽ thấy số bệnh nhân ung thư lên đến con số kinh hoàng. Có bệnh viện bệnh nhân nằm, ngồi la liệt trên khắp các hành lang, dưới các gầm giường chờ đợi được khám bệnh hay chữa trị thì ta sẽ cảm nhận cái nguy cơ này trên bình diện cả nước.
Sự ô nhiễm đất đai, ao hồ, nguồn nước và sự xâm nhập thực phẩm độc hại từ Trung Cộng vẫn tiếp tục xảy ra mỗi ngày thì bệnh ung thư mỗi ngày tiếp tục gia tăng giống như đám cháy đang lan rất nhanh mà không có phương cách chi để dập tắt hay làm chậm lại.
Xem link: Giải pháp tình thế cho quá tải ở bệnh viện Ung bướu tại Sài Gòn:
Ngày 14.1, đoàn bộ Y tế do bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã làm việc với bệnh viện Ung bướu TP.HCM về tình hình quá tải bệnh viện.
Theo bác sĩ Phạm Xuân Dũng - phó giám đốc bệnh viện Ung Bướu - mỗi ngày bệnh viện khám khoảng 1.500 bệnh nhân ngoại trú.
Do bệnh viện chỉ có 9 buồng khám, nên trung bình mỗi bệnh nhân phải mất hai giờ đồng hồ từ khi làm thủ tục cho đến khi khám xong.
Cũng theo bác sĩ Dũng, bệnh viện có 1.000 giường, nhưng chỉ có khoảng 200 bác sĩ, nên việc quá tải bệnh nhân là khó tránh khỏi dù bệnh viện đã nỗ lực rút ngắn ngày điều trị nội trú, tăng cường điều trị giảm nhẹ bệnh nhân giai đoạn cuối ngay tại nhà để bệnh nhân không phải nhập viện.
Trả lời thắc mắc của bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: “Tại sao không tuyển thêm bác sĩ?”. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Minh, giám đốc bệnh viện Ung bướu, cho biết bệnh viện có hai nguồn cung cấp bác sĩ, nhưng trong khi nguồn đại học Y Dược TP.HCM cung cấp không đều, thì nguồn đại học Y Phạm Ngọc Thạch chỉ phân về những bác sĩ căn cứ học lực của họ.
Ông Minh nói: “Trong thực tế, bác sĩ cũng không thích về bệnh viện chuyên khoa chúng tôi mà thích về các bệnh viện đa khoa có quy mô lớn như bệnh viện Chợ Rẫy”.
Bệnh nhân nằm trên giường, dưới gầm giường là chuyện phổ biến ở bệnh viện Ung Bướu TP.HCM Ảnh: P.S
Về biện pháp xây thêm cơ sở để giải quyết tình trạng quá tải ở bệnh viện Ung Bướu, ông Huỳnh Văn Biết, phó giám đốc sở Y tế TP.HCM, cho biết dự án bệnh viện Ung Bướu cơ sở hai với quy mô 1.000 giường ở quận 9 đã xong các phần cơ bản, hy vọng vào cuối năm nay có thể tiến hành xây dựng.
Trong khi đó, dự án khu khám bệnh ở số 47 Nguyễn Huy Lượng với quy mô mười tầng nổi, hai tầng hầm, trị giá 280 tỷ đồng, sẽ được khởi công xây dựng vào quý 3 năm nay để có thể đi vào hoạt động vào đầu năm 2015.
Trong khi chờ hai cơ sở quy mô này ra đời, bệnh viện chỉ biết trông đợi vào những giải pháp tình thế như xây dựng khoa vệ tinh quy mô 150 giường ở bệnh viện quận 2 (dự kiến đầu quý 2 năm nay hoạt động), hợp tác với bệnh viện 175 (chuyển bệnh nhân nội trú lẫn ngoại trú từ bệnh viện Ung Bướu sang bệnh viện 175 điều trị).
Để giải quyết tình trạng quá tải ở bệnh viện Ung bướu TP.HCM, theo bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, chỉ có biện pháp “hạ hỏa” duy nhất là đầu tư mở rộng, xây thêm bệnh viện và các cơ sở vệ tinh.
Trong thời gian lâu dài, mọi chuyện phải trông chờ vào sự hình thành và phát triển của các cơ sở điều trị ung bướu ở Cần Thơ, Khánh Hòa, và sau đó là ở Bình Định, Kiên Giang, Đồng Nai để những nơi này gánh bớt bệnh nhân phía Nam đến TP.HCM.
Trước mắt, bà Tiến đề nghị tiến hành xây dựng nhanh khu khám bệnh ở 47 Nguyễn Huy Lượng, “với sự khang trang như nước ngoài, ngồi ghế thoải mái như ngoài sân bay và chia ra ít nhất 25 phòng khám“.
Bà cũng đề nghị bệnh viện nghĩ giải pháp xây nhà chờ cho thân nhân bệnh nhân, chẳng hạn là hợp đồng với các nhà trọ chung quanh bệnh viện, tránh để người nhà sinh hoạt nhếch nhác trong khuôn viên như hiện nay.
TIN, ẢNH: PHAN SƠN - SGTT
Comment