Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Tết cảnh giác với ngộ độc từ rượu

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tết cảnh giác với ngộ độc từ rượu

    Uống rượu là nét văn hóa có từ lâu đời của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tết là dịp các loại rượu được tiêu thụ lớn nhất trong năm, nhất là rượu gạo được nấu thủ công. Điều đáng nói là có không ít người dân ở các vùng nông thôn sử dụng bình thiếc để làm dụng cụ lên men, chưng cất và đựng rượu.

    Loại dụng cụ đựng rượu này có hàm lượng chì tương đối cao (khoảng 10 đến 15%) nên khi đựng rượu trong bình thiếc có thể gây ra ngộ độc chì cấp hoặc mãn tính, thậm chí tử vong.

    Theo giải thích của các nhà khoa học, khi đựng rượu trong hũ thiếc thường trên mặt rượu có một lớp váng bột xám đen, đó chính là chất oxy hóa bị bong ra. Trong môi trường bình thường, kim loại chì và chất chì oxy hóa trong nước rất thấp. Nhưng trong môi trường axit và cồn hòa tan thì tốc độ oxy hóa có thể cao gấp vài chục lần, thậm chí hàng trăm lần nếu trong cồn nóng.

    Mặc dù các hạt chì oxy hóa theo rượu vào cơ thể chưa hòa tan được ngay, nhưng dưới tác dụng của vị toan, một bộ phận chì có thể tan ngay được. Ở điều kiện bình thường, nếu một lượng chì nhỏ có trong thức ăn mà vào cơ thể có thể tác dụng với muối photphate, đa số đều biến thành chất không tan rồi được bài tiết ra ngoài theo phân, đây chính là một tác động bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Nhưng sau khi uống rượu, dạ dày sẽ xung huyết, máu tuần hoàn với tốc độ nhanh, có tác dụng hấp thụ mạnh, vì vậy việc hấp thụ chất độc chì có trong rượu cũng diễn ra rất nhanh, phá vỡ tác dụng bảo vệ tự nhiên nói trên của cơ thể.

    Người ta ước tính rằng, khi uống 200 đến 300ml rượu, có thể sẽ nạp vào cơ thể khoảng 100mg chì. Nếu những người uống phải loại rượu này, cho dù mỗi ngày nạp 10-20mg chì thì sau vài tuần cũng có thể phát bệnh.

    Dấu hiệu đầu tiên khi bị ngộ độc chì cấp tính là người bệnh bị nôn ọe, bụng đau dữ dội, mồm có mùi của kim loại. Những người bị nặng do uống nhiều rượu có lượng chì cao có thể bị tổn thương gan, gan sưng to, mê sảng, giật mình, huyết áp tăng cao... Với những người ngộ độc chì mãn tính thì bệnh tiến triển chậm hơn, với triệu chứng biếng ăn, kèm theo đau bụng lâm râm hàng ngày, trướng bụng, táo bón thường xuyên, giảm sút trí nhớ, đau nhức xương khớp, cơ bắp mệt mỏi...

    Khi thấy xuất hiện những biểu hiện trên sau khi uống rượu, ngay lập tức phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu ở các cơ sở y tế gần nhất. Các bác sĩ sẽ làm những thủ thuật cần thiết nhằm loại chì ra khỏi cơ thể người bệnh. Khi khử chì bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau bụng nhưng sẽ hết rất nhanh. Nếu điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì hiệu quả sẽ rất khả quan.

    Điều quan trọng là người dân cần có biện pháp phòng ngừa, không ngâm rượu vào trong các bình thiếc. Đồng thời, phải phát hiện sớm bệnh nhân bị ngộ độc để đưa đi cấp cứu kịp thời, khi đó chất độc chưa ngấm sâu vào cơ thể nên các biện pháp điều trị sẽ phát huy tối đa tác dụng.

  • #2
    Thanks

    Comment


    • #3
      ko có chi đâu bạn

      Comment

      Working...
      X