Mứt, hạt dưa là món ăn truyền thống dùng đãi khách mỗi độ xuân về. Có người cho rằng mứt là món ăn vặt, thật ra có một số loại mứt nếu ta thưởng thức chúng một cách thích hợp sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Hạt dưa: Các nhà dinh dưỡng học nghiên cứu cho thấy, hạt dưa chứa nhiều chất dinh dưỡng như protid, glucid, lipid, vitamin B1, B2, E, PP, canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen... Trong đó protid của hạt dưa là chất đạm không thể thiếu cho thần kinh; cơ bắp; huyết dịch; nội tạng; xương khớp. Chất glucid trong hạt dưa là thành phần chính cấu tạo tế bào và thần kinh, tất cả tế bào và tổ chức thần kinh của cơ thể đều có chứa glucid. Ngoài ra, những chất dinh dưỡng khác cũng là những chất đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy, thường ăn hạt dưa giúp tăng cường trí nhớ, nâng cao chức năng não-thần kinh, nhanh chóng phục hồi sức hoạt động của tế bào não. Ngoài ra, chất béo trong hạt dưa, phần nhiều là acid béo không bão hòa, nếu thường ăn hạt dưa sẽ giúp ích trong việc phòng ngừa xơ cứng động mạch, bệnh mạch vành, chứng cao mỡ máu...
Hạt dưa vị ngọt, tính bình. Y học cổ truyền cho rằng hạt dưa đạt hiệu quả thanh phế nhuận táo (thanh nhiệt phổi chống ráo), hóa đàm hòa trung (tan đàm điều hòa hệ tiêu hóa). Cho nên, người bị ho do phổi nóng; đàm nhiều; ăn uống kém, nên thường dùng. Về liều lượng, không nên dùng nhiều, thường mỗi ngày dùng một lần, mỗi lần khoảng 25 g.
Mứt gừng: Gừng chứa nhiều sinh tố và chất dinh dưỡng như protid, lipid, chất xơ, bêta-caroten, vitamin B1, B2, PP, C, còn chứa canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen... đều là những chất không thể thiếu cho cơ thể. Y học cổ truyền cho biết gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng cầm nôn, tiêu đàm, ra mồ hôi, sát trùng.
Gừng sống và chín đều có tác dụng làm ấm dạ dày, chống nôn thấy rõ. Bất kể những chứng dạ dày hàn lạnh dẫn đến buồn nôn tức ngực, ngực bụng căng tức, chán ăn... đều có thể dùng. Người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng có thể dùng làm món ăn hỗ trợ. Nước gừng trì hoãn độc tính khi bị ngộ độc thuốc.
Tác dụng thứ hai là tiêu đàm trị ho suyễn. Tác dụng thứ ba là giải độc sát trùng, người bệnh lỵ trực trùng, ký sinh trùng đường ruột, sốt rét... đều có thể dùng như món ăn hỗ trợ. Tác dụng thứ tư của gừng là giúp ra mồ hôi giải cảm. Gừng tươi sắc uống trị cảm mạo do lạnh, cũng như trị đau lưng gối do phong thấp. Gừng mang lại nhiều lợi ích, nhưng không nên dùng nhiều, nhất là những ai có bệnh nóng, mỗi ngày dùng 1-2 lần, mỗi lần 4-5 lát.
Hạt sen: Còn gọi là liên tử, vị ngọt, chát, tính bình. Người xưa đã biết hạt sen có tác dụng bổ tâm và thận, thích hợp dùng làm món ăn “thực dưỡng” trong các trường hợp người mất ngủ, mộng nhiều, hồi hộp bất an, di tinh, phụ nữ bạch đới, tiêu chảy do chức năng tiêu hóa bị rối loạn... Các nhà chuyên môn phân tích cho thấy hạt sen giàu chất dinh dưỡng: mỗi 100 g hạt sen chứa 2,8 g protid, 0,5 g lipid, 0,7 mg chất xơ, 46,2 g glucid, vitamin B1: 0,04 mg; B2: 0,09 mg, PP: 1,5 mg, 24 mg calci, 133 mg phốt pho, đều là những thứ cần cho nhu cầu của cơ thể. Thường ăn hạt sen có tác dụng giảm cảm xúc căng thẳng, trấn an giúp dễ đi vào giấc ngủ.
Hạt dưa: Các nhà dinh dưỡng học nghiên cứu cho thấy, hạt dưa chứa nhiều chất dinh dưỡng như protid, glucid, lipid, vitamin B1, B2, E, PP, canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen... Trong đó protid của hạt dưa là chất đạm không thể thiếu cho thần kinh; cơ bắp; huyết dịch; nội tạng; xương khớp. Chất glucid trong hạt dưa là thành phần chính cấu tạo tế bào và thần kinh, tất cả tế bào và tổ chức thần kinh của cơ thể đều có chứa glucid. Ngoài ra, những chất dinh dưỡng khác cũng là những chất đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy, thường ăn hạt dưa giúp tăng cường trí nhớ, nâng cao chức năng não-thần kinh, nhanh chóng phục hồi sức hoạt động của tế bào não. Ngoài ra, chất béo trong hạt dưa, phần nhiều là acid béo không bão hòa, nếu thường ăn hạt dưa sẽ giúp ích trong việc phòng ngừa xơ cứng động mạch, bệnh mạch vành, chứng cao mỡ máu...
Hạt dưa vị ngọt, tính bình. Y học cổ truyền cho rằng hạt dưa đạt hiệu quả thanh phế nhuận táo (thanh nhiệt phổi chống ráo), hóa đàm hòa trung (tan đàm điều hòa hệ tiêu hóa). Cho nên, người bị ho do phổi nóng; đàm nhiều; ăn uống kém, nên thường dùng. Về liều lượng, không nên dùng nhiều, thường mỗi ngày dùng một lần, mỗi lần khoảng 25 g.
Mứt gừng: Gừng chứa nhiều sinh tố và chất dinh dưỡng như protid, lipid, chất xơ, bêta-caroten, vitamin B1, B2, PP, C, còn chứa canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen... đều là những chất không thể thiếu cho cơ thể. Y học cổ truyền cho biết gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng cầm nôn, tiêu đàm, ra mồ hôi, sát trùng.
Gừng sống và chín đều có tác dụng làm ấm dạ dày, chống nôn thấy rõ. Bất kể những chứng dạ dày hàn lạnh dẫn đến buồn nôn tức ngực, ngực bụng căng tức, chán ăn... đều có thể dùng. Người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng có thể dùng làm món ăn hỗ trợ. Nước gừng trì hoãn độc tính khi bị ngộ độc thuốc.
Tác dụng thứ hai là tiêu đàm trị ho suyễn. Tác dụng thứ ba là giải độc sát trùng, người bệnh lỵ trực trùng, ký sinh trùng đường ruột, sốt rét... đều có thể dùng như món ăn hỗ trợ. Tác dụng thứ tư của gừng là giúp ra mồ hôi giải cảm. Gừng tươi sắc uống trị cảm mạo do lạnh, cũng như trị đau lưng gối do phong thấp. Gừng mang lại nhiều lợi ích, nhưng không nên dùng nhiều, nhất là những ai có bệnh nóng, mỗi ngày dùng 1-2 lần, mỗi lần 4-5 lát.
Hạt sen: Còn gọi là liên tử, vị ngọt, chát, tính bình. Người xưa đã biết hạt sen có tác dụng bổ tâm và thận, thích hợp dùng làm món ăn “thực dưỡng” trong các trường hợp người mất ngủ, mộng nhiều, hồi hộp bất an, di tinh, phụ nữ bạch đới, tiêu chảy do chức năng tiêu hóa bị rối loạn... Các nhà chuyên môn phân tích cho thấy hạt sen giàu chất dinh dưỡng: mỗi 100 g hạt sen chứa 2,8 g protid, 0,5 g lipid, 0,7 mg chất xơ, 46,2 g glucid, vitamin B1: 0,04 mg; B2: 0,09 mg, PP: 1,5 mg, 24 mg calci, 133 mg phốt pho, đều là những thứ cần cho nhu cầu của cơ thể. Thường ăn hạt sen có tác dụng giảm cảm xúc căng thẳng, trấn an giúp dễ đi vào giấc ngủ.