'Thần y' cứu người sống ẩn dật chốn rừng thiêng
"Nếu bị gai đâm vào da thịt, dùng lông nhím đốt thành than mà bôi, ngày mai chắc chắn sẽ khỏi. Bị sưng ban, mụn nhọt, dùng cây vạt vẹo nghiền nát mà đắp vào”, thầy thuốc Mã Văn Hùng thao thao kể về những phương thuốc bí truyền của người Nùng.
Nhà ngoại giao hiến máu cứu người
Căn chòi lá nằm sâu trong khu rừng bạt ngàn (thuộc thôn 5 xã Bom Bo, Bù Đăng, Bình Phước) là nơi trú ngụ của ông Mã Văn Hùng, người dân tộc Nùng. Bà con ở thôn gọi ông là "thần y" bởi ông có nhiều phương thuốc bí truyền chữa hàng trăm bệnh. Ai đến với ông dù là bệnh nhẹ hay nặng, xổ mũi nhức đầu hay rắn cắn, bệnh gan... đều được chữa khỏi.
Mặc dù vậy, ông Hùng chưa bao giờ xem mình là thầy thuốc mà chỉ tự nhận là một người Nùng biết chữa bệnh. “Đây không phải là nghề, vì tộc Nùng chúng tôi không dùng nó để kiếm tiền. Những phương thuốc này tôi học được từ cha mẹ, ông bà truyền lại. Đặc biệt hơn, có phương thuốc, cách chữa bệnh bí truyền chỉ người Nùng mới biết”, ông nói trong khi đôi tay vẫn thoăn thoắt giã lá thuốc.
thany1-2494-1378878516.jpg
Ông Mã Văn Hùng đang bào chế thuốc từ những cây rừng do ông tự hái về. Ảnh: Trường Giang.
Do thường xuyên vào rừng, làm nương rẫy nên 2 bàn tay ông chai sần, gân guốc, nhiều vết sẹo còn hằn trên làn da rám nắng. Ở tuổi 50, sức ông không còn cường tráng, mái tóc đã điểm sợi bạc, nhưng đôi mắt vẫn sắc sảo. Nhiều lần chẩn bệnh, chỉ nhìn qua da, tròng mắt, ông đã biết người ta mắc gì, cần dùng thuốc gì.
Ông Hùng cho biết, chính nhờ từ nhỏ đã cùng ba mẹ vào rừng đốn củi, hái thuốc nên sớm có khái niệm về công việc này. Cậu bé Hùng ngày ấy luôn thích thú khi xem cha chữa bệnh cho dân làng. Người bệnh lúc đến thì mặt mũi nhăn nhó, sau khi được chữa khỏi thì ra về vui vẻ và cảm ơn rối rít.
"Khi chữa bệnh, ba còn tận tình chỉ dạy tôi tất cả phương thuốc, cách bào chế, cách sử dụng những loại thuốc tương khắc với nhau. Mỗi lần hết thuốc, tôi cùng mẹ vào tận rừng sâu để hái, cho nên dần dà cũng nhận biết được khá nhiều loài thảo dược", người đàn ông 50 tuổi nhớ lại.
Truyền thống bốc thuốc cứu người của dòng tộc họ Mã đã có từ nhiều đời trước, mỗi đời đều truyền lại cho con trai hoặc con gái trưởng trong gia đình. Hồi đó sống ở Lâm Đồng, rừng nhiều, cây cỏ trù phú nên ông Hùng được cha mẹ dạy cho nhận dạng rất nhiều loại thuốc quý.
Ông nhớ như in "bệnh nhân" đầu tiên chính là vợ mình. Lần đó, bà bị bệnh gan, da vàng như nghệ, ai cũng bảo là nặng lắm, khó qua khỏi nhưng ông luôn nói chắc như đinh đóng cột là sẽ chữa được. Chỉ với một số loại thuốc như cây dứa dại đỏ, kim tiền thảo, hoàng đắng và vài loài cỏ dại khác, sắc uống đều trong 10 ngày, người bạn đời của ông đã hết bệnh.
Là “thầy thuốc của gia đình”, hễ ai có bất kỳ bệnh gì cần đến ông đều ra tay cứu giúp miễn phí không chút nề hà. Tiếng lành đồn xa, người dân trong thôn dần dà ai cũng biết đến ông Mã Văn Hùng là "thần y" chữa bệnh cứu người. Không những không lấy tiền, ông còn cho thuốc, nhiều lúc có người nhờ, ông cặm cụi địu gùi lặn lội lên tận rừng sâu hái về cho họ.
thany-8236-1378878518.jpg
Người dân ở nhiều nơi tìm đến nhờ ông Hùng chữa bệnh giúp. Ảnh: Trường Giang.
Ca bệnh để lại nhiều ấn tượng trong lòng ông nhất là lần cứu một thanh niên thoát khỏi bàn tay tử thần. Anh này sáng sớm lên rẫy bị rắn hổ mang chúa cắn, người thân đã bó chân anh lại để nọc độc không chạy vào tim, rồi tức tốc đưa đến nhà "thần y" nhờ cứu chữa.
Vì đường rừng gập ghềnh phải trèo đèo lội suối nên phải gần 30 phút sau họ mới đưa bệnh nhân tới nơi. Lúc này anh kia đã kiệt sức, môi chuyển màu đen xì, vết thương thâm tím, khó thở, cơ thể cứng đơ, mất tri giác. Người thân đã khóc thảm thiết vì tưởng con cháu mình không thể qua khỏi.
Không chần chừ, ông Hùng lấy “bảo bối” của dòng tộc, đó là đá thần sa nghiền nát rồi trộn với nước cho uống. Sau đó ông lấy cây thuốc lá, đọt lang đỏ, giã ra đắp vào vết thương. Khoảng 5 phút sau, bệnh nhân bắt đầu hồi tỉnh, nhịp thở đều hơn, vết bầm tím cũng nhạt dần. Nằm thêm khoảng 30 phút, anh ta đã khỏe hẳn và tỉnh như sáo, đi lại bình thường.
Lần khác, có một thiếu phụ bị u nang buồng trứng nặng, bụng trướng to, bệnh viện trả về vì không thể chữa khỏi, người chồng cũng đã đóng sẵn quan tài. Gia đình này là chỗ quen biết nên ông Hùng chủ động ghé thăm và chẩn bệnh giúp. Ngay trưa hôm đó, ông ra ruộng tìm bắt con “đạp đa” (tiếng Nùng), chỉ có ở ruộng Lâm Đồng, đem về nướng, kết hợp với một số phương thuốc độc đáo của người Nùng cho chị uống.
Chưa đầy một tuần sau, người phụ nữ kia đã khỏi, có thể đi làm, đi chăn trâu như bình thường. Mang ơn thầy cứu mạng, người phụ nữ ấy thường xuyên đến thăm ông, có khi biếu nải chuối, gói trà làm quà. Mới đây chị còn gọi điện trịnh trọng mời ông Hùng đến dự đám cưới con trai mình. "Tôi mang ơn bác Hùng lắm. Không có bác chắc tôi khó mà sống khỏe đến giờ", người phụ nữ cảm kích nói.
Ông Hùng bảo mình không phải là người có biệt tài “cải tử hoàn sinh” bởi cũng có rất nhiều căn bệnh cho tới nay ông vẫn chưa chữa được. Điển hình như bệnh ung thư và một số bệnh nặng đòi hỏi phải mổ hoặc phải khám bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại như tim mạch... Những người dân được ông chữa bệnh phần đông là bệnh ngoài da, bị nhiễm độc do côn trùng, bò sát cắn, ngộ độc thực phẩm và bệnh liên quan đến xương, khớp, dạ dày, gan…
thany2-4053-1378878518.jpg
Khu vườn thuốc với hàng trăm loài thảo dược của ông Hùng. Ảnh: Trường Giang.
Bao năm sống trong chốn rừng thiêng, "thần y" Mã Văn Hùng bảo không muốn rời bỏ nơi này. Sống ở đây vừa thuận tiện chăm sóc rẫy điều, vừa tiện vào rừng sâu tìm kiếm cây thuốc. Mỗi khi có ai đến thăm, ông lại dẫn ra vườn và khoe về "bộ sưu tập" cây thuốc với hàng trăm loại thảo dược đem từ rừng về trồng hoặc được người dân biếu tặng. Bên cạnh cây thuốc dân dã như địa liền, đu đủ, rau lang đọt đỏ, mướp đắng, còn có những cây mà ông cho là rất hiếm có tên tiếng Nùng như “núc lác”, “vạc và đỏ”, “xồm đỏ”…
Đối với người đàn ông này, hầu như tất cả loại cây đều trở thành vị thuốc. Những loại rau bình thường như mướp đắng, khoai lang, đu đủ, vào tay ông cũng trở thành vị thuốc. Những loài côn trùng có hại như gián, nhện cũng có giá trị chữa bệnh. "Con gián bắt về, hơ thành than, đàn ông bị trướng bụng, đầy hơi chỉ cần ăn 7 con là khỏe khoắn trở lại, còn sáp nhện có thể trị tận gốc chứng đái dầm rất công hiệu", ông bảo.
"Thần y" họ Mã bật mí, để có thể chữa trị một căn bệnh, thông thường phải pha chế 3-4 loại thuốc. Đối với một số căn bệnh khó chữa, số lượng thuốc pha chế lên tới cả chục loại.
Hơn nửa đời người chữa bệnh cho hàng nghìn người, ông Hùng bảo căn bệnh mà ông chữa trị lâu nhất và tốn công nhất là bại liệt. Bệnh này đòi hỏi rất nhiều phương thuốc quý mà chỉ có ở một số khu rừng sâu ngoài Bắc hoặc Lâm Đồng. "Chỉ khó ở việc tìm thuốc, khi đã có đầy đủ thì lại khá dễ dàng, chỉ cần lấy 3 lần thuốc, uống trong một tháng thì bệnh khỏi", ông hồ hởi nói.
Ông Nông Công Hiệu, Trưởng thôn 5, xã Bom Bo cho biết, bà con ở đây ai cũng cảm kích tấm lòng và tài năng chữa bệnh cứu người của "thần y" Mã Văn Hùng. “Tôi cũng hay qua nhà ông ấy để hỏi thăm về các phương thuốc dân gian chữa bệnh hay lắm. Ông Hùng rất thương người, ai bị bệnh gì tìm đến là ông sẵn sàng giúp đỡ. Hồi trước tôi còn khuyên ông làm cho bên Hội Đông Y của xã mà ông không chịu vì không muốn hành nghề lấy tiền", ông Hiệu kể.
Trường Giang
"Nếu bị gai đâm vào da thịt, dùng lông nhím đốt thành than mà bôi, ngày mai chắc chắn sẽ khỏi. Bị sưng ban, mụn nhọt, dùng cây vạt vẹo nghiền nát mà đắp vào”, thầy thuốc Mã Văn Hùng thao thao kể về những phương thuốc bí truyền của người Nùng.
Nhà ngoại giao hiến máu cứu người
Căn chòi lá nằm sâu trong khu rừng bạt ngàn (thuộc thôn 5 xã Bom Bo, Bù Đăng, Bình Phước) là nơi trú ngụ của ông Mã Văn Hùng, người dân tộc Nùng. Bà con ở thôn gọi ông là "thần y" bởi ông có nhiều phương thuốc bí truyền chữa hàng trăm bệnh. Ai đến với ông dù là bệnh nhẹ hay nặng, xổ mũi nhức đầu hay rắn cắn, bệnh gan... đều được chữa khỏi.
Mặc dù vậy, ông Hùng chưa bao giờ xem mình là thầy thuốc mà chỉ tự nhận là một người Nùng biết chữa bệnh. “Đây không phải là nghề, vì tộc Nùng chúng tôi không dùng nó để kiếm tiền. Những phương thuốc này tôi học được từ cha mẹ, ông bà truyền lại. Đặc biệt hơn, có phương thuốc, cách chữa bệnh bí truyền chỉ người Nùng mới biết”, ông nói trong khi đôi tay vẫn thoăn thoắt giã lá thuốc.
thany1-2494-1378878516.jpg
Ông Mã Văn Hùng đang bào chế thuốc từ những cây rừng do ông tự hái về. Ảnh: Trường Giang.
Do thường xuyên vào rừng, làm nương rẫy nên 2 bàn tay ông chai sần, gân guốc, nhiều vết sẹo còn hằn trên làn da rám nắng. Ở tuổi 50, sức ông không còn cường tráng, mái tóc đã điểm sợi bạc, nhưng đôi mắt vẫn sắc sảo. Nhiều lần chẩn bệnh, chỉ nhìn qua da, tròng mắt, ông đã biết người ta mắc gì, cần dùng thuốc gì.
Ông Hùng cho biết, chính nhờ từ nhỏ đã cùng ba mẹ vào rừng đốn củi, hái thuốc nên sớm có khái niệm về công việc này. Cậu bé Hùng ngày ấy luôn thích thú khi xem cha chữa bệnh cho dân làng. Người bệnh lúc đến thì mặt mũi nhăn nhó, sau khi được chữa khỏi thì ra về vui vẻ và cảm ơn rối rít.
"Khi chữa bệnh, ba còn tận tình chỉ dạy tôi tất cả phương thuốc, cách bào chế, cách sử dụng những loại thuốc tương khắc với nhau. Mỗi lần hết thuốc, tôi cùng mẹ vào tận rừng sâu để hái, cho nên dần dà cũng nhận biết được khá nhiều loài thảo dược", người đàn ông 50 tuổi nhớ lại.
Truyền thống bốc thuốc cứu người của dòng tộc họ Mã đã có từ nhiều đời trước, mỗi đời đều truyền lại cho con trai hoặc con gái trưởng trong gia đình. Hồi đó sống ở Lâm Đồng, rừng nhiều, cây cỏ trù phú nên ông Hùng được cha mẹ dạy cho nhận dạng rất nhiều loại thuốc quý.
Ông nhớ như in "bệnh nhân" đầu tiên chính là vợ mình. Lần đó, bà bị bệnh gan, da vàng như nghệ, ai cũng bảo là nặng lắm, khó qua khỏi nhưng ông luôn nói chắc như đinh đóng cột là sẽ chữa được. Chỉ với một số loại thuốc như cây dứa dại đỏ, kim tiền thảo, hoàng đắng và vài loài cỏ dại khác, sắc uống đều trong 10 ngày, người bạn đời của ông đã hết bệnh.
Là “thầy thuốc của gia đình”, hễ ai có bất kỳ bệnh gì cần đến ông đều ra tay cứu giúp miễn phí không chút nề hà. Tiếng lành đồn xa, người dân trong thôn dần dà ai cũng biết đến ông Mã Văn Hùng là "thần y" chữa bệnh cứu người. Không những không lấy tiền, ông còn cho thuốc, nhiều lúc có người nhờ, ông cặm cụi địu gùi lặn lội lên tận rừng sâu hái về cho họ.
thany-8236-1378878518.jpg
Người dân ở nhiều nơi tìm đến nhờ ông Hùng chữa bệnh giúp. Ảnh: Trường Giang.
Ca bệnh để lại nhiều ấn tượng trong lòng ông nhất là lần cứu một thanh niên thoát khỏi bàn tay tử thần. Anh này sáng sớm lên rẫy bị rắn hổ mang chúa cắn, người thân đã bó chân anh lại để nọc độc không chạy vào tim, rồi tức tốc đưa đến nhà "thần y" nhờ cứu chữa.
Vì đường rừng gập ghềnh phải trèo đèo lội suối nên phải gần 30 phút sau họ mới đưa bệnh nhân tới nơi. Lúc này anh kia đã kiệt sức, môi chuyển màu đen xì, vết thương thâm tím, khó thở, cơ thể cứng đơ, mất tri giác. Người thân đã khóc thảm thiết vì tưởng con cháu mình không thể qua khỏi.
Không chần chừ, ông Hùng lấy “bảo bối” của dòng tộc, đó là đá thần sa nghiền nát rồi trộn với nước cho uống. Sau đó ông lấy cây thuốc lá, đọt lang đỏ, giã ra đắp vào vết thương. Khoảng 5 phút sau, bệnh nhân bắt đầu hồi tỉnh, nhịp thở đều hơn, vết bầm tím cũng nhạt dần. Nằm thêm khoảng 30 phút, anh ta đã khỏe hẳn và tỉnh như sáo, đi lại bình thường.
Lần khác, có một thiếu phụ bị u nang buồng trứng nặng, bụng trướng to, bệnh viện trả về vì không thể chữa khỏi, người chồng cũng đã đóng sẵn quan tài. Gia đình này là chỗ quen biết nên ông Hùng chủ động ghé thăm và chẩn bệnh giúp. Ngay trưa hôm đó, ông ra ruộng tìm bắt con “đạp đa” (tiếng Nùng), chỉ có ở ruộng Lâm Đồng, đem về nướng, kết hợp với một số phương thuốc độc đáo của người Nùng cho chị uống.
Chưa đầy một tuần sau, người phụ nữ kia đã khỏi, có thể đi làm, đi chăn trâu như bình thường. Mang ơn thầy cứu mạng, người phụ nữ ấy thường xuyên đến thăm ông, có khi biếu nải chuối, gói trà làm quà. Mới đây chị còn gọi điện trịnh trọng mời ông Hùng đến dự đám cưới con trai mình. "Tôi mang ơn bác Hùng lắm. Không có bác chắc tôi khó mà sống khỏe đến giờ", người phụ nữ cảm kích nói.
Ông Hùng bảo mình không phải là người có biệt tài “cải tử hoàn sinh” bởi cũng có rất nhiều căn bệnh cho tới nay ông vẫn chưa chữa được. Điển hình như bệnh ung thư và một số bệnh nặng đòi hỏi phải mổ hoặc phải khám bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại như tim mạch... Những người dân được ông chữa bệnh phần đông là bệnh ngoài da, bị nhiễm độc do côn trùng, bò sát cắn, ngộ độc thực phẩm và bệnh liên quan đến xương, khớp, dạ dày, gan…
thany2-4053-1378878518.jpg
Khu vườn thuốc với hàng trăm loài thảo dược của ông Hùng. Ảnh: Trường Giang.
Bao năm sống trong chốn rừng thiêng, "thần y" Mã Văn Hùng bảo không muốn rời bỏ nơi này. Sống ở đây vừa thuận tiện chăm sóc rẫy điều, vừa tiện vào rừng sâu tìm kiếm cây thuốc. Mỗi khi có ai đến thăm, ông lại dẫn ra vườn và khoe về "bộ sưu tập" cây thuốc với hàng trăm loại thảo dược đem từ rừng về trồng hoặc được người dân biếu tặng. Bên cạnh cây thuốc dân dã như địa liền, đu đủ, rau lang đọt đỏ, mướp đắng, còn có những cây mà ông cho là rất hiếm có tên tiếng Nùng như “núc lác”, “vạc và đỏ”, “xồm đỏ”…
Đối với người đàn ông này, hầu như tất cả loại cây đều trở thành vị thuốc. Những loại rau bình thường như mướp đắng, khoai lang, đu đủ, vào tay ông cũng trở thành vị thuốc. Những loài côn trùng có hại như gián, nhện cũng có giá trị chữa bệnh. "Con gián bắt về, hơ thành than, đàn ông bị trướng bụng, đầy hơi chỉ cần ăn 7 con là khỏe khoắn trở lại, còn sáp nhện có thể trị tận gốc chứng đái dầm rất công hiệu", ông bảo.
"Thần y" họ Mã bật mí, để có thể chữa trị một căn bệnh, thông thường phải pha chế 3-4 loại thuốc. Đối với một số căn bệnh khó chữa, số lượng thuốc pha chế lên tới cả chục loại.
Hơn nửa đời người chữa bệnh cho hàng nghìn người, ông Hùng bảo căn bệnh mà ông chữa trị lâu nhất và tốn công nhất là bại liệt. Bệnh này đòi hỏi rất nhiều phương thuốc quý mà chỉ có ở một số khu rừng sâu ngoài Bắc hoặc Lâm Đồng. "Chỉ khó ở việc tìm thuốc, khi đã có đầy đủ thì lại khá dễ dàng, chỉ cần lấy 3 lần thuốc, uống trong một tháng thì bệnh khỏi", ông hồ hởi nói.
Ông Nông Công Hiệu, Trưởng thôn 5, xã Bom Bo cho biết, bà con ở đây ai cũng cảm kích tấm lòng và tài năng chữa bệnh cứu người của "thần y" Mã Văn Hùng. “Tôi cũng hay qua nhà ông ấy để hỏi thăm về các phương thuốc dân gian chữa bệnh hay lắm. Ông Hùng rất thương người, ai bị bệnh gì tìm đến là ông sẵn sàng giúp đỡ. Hồi trước tôi còn khuyên ông làm cho bên Hội Đông Y của xã mà ông không chịu vì không muốn hành nghề lấy tiền", ông Hiệu kể.
Trường Giang