Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Đối tượng nào có nguy cơ bị đau tuyến tiền liệt?

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đối tượng nào có nguy cơ bị đau tuyến tiền liệt?

    • Triệu chứng đau tuyến tiền liệt khi đi tiểu
    + Tiểu khó, tia nước tiểu yếu.

    + Tiểu lắt nhắt nhiều lần, tiểu ngập ngừng, ngắt quãng, nước tiểu đục, có thể có máu.

    + Sau khi đi tiểu xong vẫn còn cảm giác buồn tiểu tiếp.

    + Không thể kiểm soát việc đi tiểu. Khó khăn trong việc giữ và điều tiết tiểu.

    + Thậm chí rất hay đi tiểu vào ban đêm mặc dù trước khi đi ngủ uống ít nước. Số lần đi tiểu đêm khoảng 2 - 4 lần.
    • Triệu chứng đau tuyến tiền liệt ở vùng chậu
    + Đau khi đi tiểu hoặc xuất tinh: Với nam giới khỏe mạnh sau khi đi tiểu hoặc xuất tinh thường sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên với những người bị mắc bệnh sẽ có cảm giác đau tức vùng hạ vị hoặc vùng sinh môn. Kèm với đó có thể là cảm giác sợ hãi, lo lắng sau khi xuất tinh hoặc đi tiểu.

    + Đau hoặc khó chịu ở vùng chậu: Đây là vùng giải phẫu tương ứng của tuyến tiền liệt.

    + Biểu hiện bất thường của xuất tinh: xuất tinh ra máu, xuất tinh không kiểm soát, di tinh.

    + Dịch tiết ra từ tuyến tiền liệt bị nhiễm khuẩn có thể xuất hiện trong nước tiểu.

    + Rối loạn chức năng tình dục: đau buốt khi xuất tinh, rối loạn co cứng của dương vật, giảm ham muốn, rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh.
    • Đối tượng nào có nguy cơ bị đau tuyến tiền liệt?
    Các chuyên gia tiết niệu khuyến cáo các đối tượng nam giới có nguy cơ bị bệnh bao gồm:

    + Nam giới độ tuổi trung niên có hoạt động tình dục;

    + Người có tiền sử bị viêm tuyến tiền liệt;

    + Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: viêm bàng quang, viêm niệu đạo;

    + Quan hệ tình dục không an toàn;

    + Người đặt ống thông tiểu để chẩn đoán và điều trị các bệnh đường tiết niệu;

    + Người mắc Hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS);

    + Người từng được sinh thiết tuyến tiền liệt để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt;

    + Người làm các công việc thường bị rung lắc, chấn động;

    + Người uống ít nước làm tăng nguy cơ tồn đọng vi khuẩn;

    + Người thường bị mất nước do đặc thù công việc, bệnh lý…v.v.

    Các yếu tố nguy cơ bổ sung của bệnh có thể bao gồm: áp lực tâm lý, người từng bị tổn thương dây thần kinh ở vùng chậu do phẫu thuật hoặc chấn thương do tập luyện thể dục thể thao,…v.v.

    Ngoài ra, Nam giới có dị tật đường tiết niệu, hẹp bao quy đầu hay có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng dễ bị nhiễm bệnh hơn người khác.

    Đau tuyến tiền liệt có thể là dấu hiệu bạn đã bị mắcbệnh về tuyến tiền liệt. Bệnh thuộc về bộ phận nhạy cảm nên nam giới thường hay e ngại không đi khám, dẫn đến biến chứng phức tạp.

    2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau tuyến tiền liệt ở nam giới?
    Nam giới bị đau tuyến tiền liệt do 2 nguyên nhân chính: Do nhiễm trùng và không do nhiễm trùng.
    • Đau tuyến tiền liệt do nhiễm trùng
    + Nhiễm khuẩn qua đường tình dục: Xảy ra ở những người bị viêm đường tiết niệu cấp tính hoặc mạn tính. Niệu đạo khi bị viêm có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ngược lên tuyến tiền liệt và những cơ quan sinh dục khác.







    + Nhiễm khuẩn đường tiểu: Khi bàng quang bị nhiễm trùng hoặc viêm do vi khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng nước tiểu. Phần nước tiểu đọng lại này là nước tiểu nhiễm khuẩn, gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đau đớn cho nam giới.

    Nguyên nhân này thường xuất hiện ở những người có bệnh sử hoặc đang bị rối loạn tiểu tiện, viêm niệu đạo, tăng sản lành tính tuyến tiền liệt.
    • Đau tuyến tiền liệt không do nhiễm trùng
    Là hệ lụy từ những trường hợp chấn thương vùng chậu hoặc người bệnh từng thực hiện phẫu thuật ở vùng chậu. Những tác động này sẽ gây tổn thương và chèn ép thần kinh ở vùng chậu. Từ đó dẫn đến những cơn đau dai dẳng cho vùng bụng dưới.

    Tình trạng này còn được gọi là hội chứng đau vùng chậu mạn tính. Và hiện nay, chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nào với trường hợp hội chứng đau vùng chậu mạn tính.

    Khi thấy có biểu hiện đau tuyến tiền liệt, nam giới cần đi khám và điều trị kịp thời để bệnh không phát triển thành mạn tính, gây bất tiện cũng như giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

    3. Phương pháp điều trị đau tuyến tiền liệt ở nam giới
    Các trường hợp bệnh ở giai đoạn cấp tính do nhiễm trùng nếu nhẹ có thể điều trị ngoại trú, theo dõi triệu chứng theo thời gian uống thuốc. Tuy nhiên, nếu người bệnh có những biểu hiện nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh điều trị nội trú để có thể theo dõi sát sao hơn.

    Cách chữa đau tuyến tiền liệt chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh kết hợp với thay đổi thói quen sống để hỗ trợ quá trình phục hồi và cải thiện chức năng tuyến tiền liệt diễn ra nhanh hơn.
    • Cách chữa đau tuyến tiền liệt bằng thuốc
    + Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh như Levofloxacin, Ciprofloxacin,…v.v. thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh do nguyên nhân vi khuẩn.

    + Thuốc chẹn alpha: Nhóm thuốc này giúp giãn các cơ tuyến tiền liệt, cổ bàng quang để giải quyết các triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần.

    + Thuốc chống viêm, giảm đau: Các thuốc Ibuprofen, Piroxicam, Diclofenac, Paracetamol,…v.v. hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức, sốt.

    Với trường hợp đau tuyến tiền liệt mạn tính do nhiễm trùng, thời gian điều trị cần lâu hơn, có thể kéo dài 4 - 6 tuần. Bệnh ở giai đoạn này sẽ có từng đợt bùng phát, dù vậy nam giới vẫn cần điều trị liên tục theo thời gian mà bác sĩ chỉ định. Như vậy sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn tái phát.

    **Lưu ý: Người dùng thuốc kháng sinh phải tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị để diệt sạch vi khuẩn, tránh nguy cơ tái phát và vi khuẩn kháng thuốc.
    • Phòng ngừa đau tuyến tiền liệt ở nam giới
    Cách chữa bệnh tối ưu nhất đó là phòng ngừa bệnh từ đầu. Cần lưu ý giữ gìn vệ sinh để hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

    Khi bạn mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng tiết niệu hoặc xuất hiện các triệu chứng tương tự, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Điều này giúp vi khuẩn nhiễm trùng không lây lan đến tuyến tiền liệt của bạn.

    Nếu xuất hiện những cơn đau khi ngồi xuống hoặc tiểu đau, tiểu tia nhỏ, buốt về cuối bãi tiểu, bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa và nhận điều trị trước khi các triệu chứng phát triển thành mạn tính.
    Last edited by FBI Bụi; 31-10-2024, 07:37 AM. Lý Do: cắt bỏ phần quảng cáo & tags
Working...
X