Những phụ nữ độ tuổi 40 trở lên có bộ ngực quá khổ có nguy cơ bị ung thư vú rất cao, một báo cáo khoa học hợp tác giữa Canada và Mỹ đăng tải trên tạp chí Y học The New England tháng Một chỉ rõ.
Cuộc khảo sát với hơn 2.200 phụ nữ Canada tham gia cho thấy, những phụ nữ có bộ ngực lớn đều đã từng có ít nhất 3 - 5 lần được chẩn đoán là ung thư vú, dựa trên các khối u nhỏ phát hiện qua cách chụp tia X ngực trong suốt thời gian nghiên cứu (việc chụp tia X ngực được tiến hành đều đặn mỗi năm 1 lần hoặc 2 lần trong 8 năm).
“Quá trình nghiên cứu cho thấy những bộ ngực quá khổ luôn phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư”, TS Karla Kerlikowske, ĐH California, San Francisco, đồng tác giả của công trình nghiên cứu cho biết.
Thực tế, mối liên quan giữa kích cỡ bộ ngực và bệnh ung thư vú không phải là một phát hiện mới mà nó đã được biết tới từ năm 1970 do nhóm nghiên cứu của Boyd và Kerlikowske công bố.
Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng những phụ nữ có bộ ngực lớn nên kiểm tra ngực thường xuyên để phát hiện các nguy cơ gây ung thư và được điều trị kịp thời. Thông thường, ở những bộ ngực lớn, khi khối u còn nhỏ, các siêu âm, chiếu chụp có thể không phát hiện ngay được trong lần đầu nhưng theo thời gian, trong những lần xét nghiệm sau, khối u sẽ hiện rất rõ trên phim chụp.
Có rất nhiều yếu tố, bao gồm cả gien và lối sống, liên quan tới nguy cơ ung thư vú. Phát hiện sớm là cách tốt nhất để thoát khỏi căn bệnh nan y này.
10 cách giảm ung thư vú
1) Ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau quả vì trong rau quả có chất chống oxi hóa giúp bảo vệ các cơ quan khỏi bị phá hủy.
2) Tập thể dục để phòng ngừa: Tập thể dục có mối liên quan chặt chẽ với phòng ngừa ung thư và ngăn ung thư tái phát. Tập luyện đều đặn giúp cơ thể giảm lượng chất béo và cơ ngực thêm chắc khỏe.
3) Giữ thân hình mảnh mai: Hãy áp dụng chế độ ăn ít béo hoặc ăn nhiều rau để giảm lượng estrogen.
4) Ngừng hút thuốc: Hút thuốc lá kể cả chủ động hay thụ động đều tăng đáng kể nguy cơ ung thư vú và phổi, vì thế nên từ bỏ thuốc lá vì lợi ích sức khỏe lâu dài.
5) Không uống rượu thường xuyên: Uống rượu thường xuyên cho dù một lượng nhỏ cũng có thể tăng mức estrogen. Các u bướu ung thư vú cực kỳ nhạy cảm với estrogen do đó rượu cũng chính là tác nhân gây nguy cơ ung thư cho các tế bào.
6) Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và yêu cầu có bản copy các kết quả chụp chiếu. Hãy theo dõi để nhận ra bất kỳ thay đổi nào có hại cho cơ thể một cách kịp thời.
7) Phát hiện bệnh sớm: Chụp chiếu ung thư giúp tìm ra các u bướu trước khi chúng phát triển và lan rộng ra ngoài vùng vú. Do đó từ tuổi 40 bạn nên chụp kiểm tra u ngực mỗi năm một lần.
8) Cẩn thận với liệu pháp thay thế hormone: Những người điều trị bằng hormone, dù tạm thời hay lâu dài, cũng đều có nguy cơ phát triển ung thư vú, vì thế phải hết sức cẩn thận khi quyết định lựa chọn liệu pháp chữa bệnh này.
9) Mang bầu và cho con bú: Lý do là khi mang thai và cho con bú đã làm giảm tổng số chu kỳ kinh nguyệt. Có con trước tuổi 30 cũng giảm được nguy cơ mắc bệnh.
10) Tâm trạng tốt: Tâm trạng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe toàn diện của bạn: thể lực, trí tuệ, cảm xúc và tinh thần.
Cuộc khảo sát với hơn 2.200 phụ nữ Canada tham gia cho thấy, những phụ nữ có bộ ngực lớn đều đã từng có ít nhất 3 - 5 lần được chẩn đoán là ung thư vú, dựa trên các khối u nhỏ phát hiện qua cách chụp tia X ngực trong suốt thời gian nghiên cứu (việc chụp tia X ngực được tiến hành đều đặn mỗi năm 1 lần hoặc 2 lần trong 8 năm).
“Quá trình nghiên cứu cho thấy những bộ ngực quá khổ luôn phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư”, TS Karla Kerlikowske, ĐH California, San Francisco, đồng tác giả của công trình nghiên cứu cho biết.
Thực tế, mối liên quan giữa kích cỡ bộ ngực và bệnh ung thư vú không phải là một phát hiện mới mà nó đã được biết tới từ năm 1970 do nhóm nghiên cứu của Boyd và Kerlikowske công bố.
Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng những phụ nữ có bộ ngực lớn nên kiểm tra ngực thường xuyên để phát hiện các nguy cơ gây ung thư và được điều trị kịp thời. Thông thường, ở những bộ ngực lớn, khi khối u còn nhỏ, các siêu âm, chiếu chụp có thể không phát hiện ngay được trong lần đầu nhưng theo thời gian, trong những lần xét nghiệm sau, khối u sẽ hiện rất rõ trên phim chụp.
Có rất nhiều yếu tố, bao gồm cả gien và lối sống, liên quan tới nguy cơ ung thư vú. Phát hiện sớm là cách tốt nhất để thoát khỏi căn bệnh nan y này.
10 cách giảm ung thư vú
1) Ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau quả vì trong rau quả có chất chống oxi hóa giúp bảo vệ các cơ quan khỏi bị phá hủy.
2) Tập thể dục để phòng ngừa: Tập thể dục có mối liên quan chặt chẽ với phòng ngừa ung thư và ngăn ung thư tái phát. Tập luyện đều đặn giúp cơ thể giảm lượng chất béo và cơ ngực thêm chắc khỏe.
3) Giữ thân hình mảnh mai: Hãy áp dụng chế độ ăn ít béo hoặc ăn nhiều rau để giảm lượng estrogen.
4) Ngừng hút thuốc: Hút thuốc lá kể cả chủ động hay thụ động đều tăng đáng kể nguy cơ ung thư vú và phổi, vì thế nên từ bỏ thuốc lá vì lợi ích sức khỏe lâu dài.
5) Không uống rượu thường xuyên: Uống rượu thường xuyên cho dù một lượng nhỏ cũng có thể tăng mức estrogen. Các u bướu ung thư vú cực kỳ nhạy cảm với estrogen do đó rượu cũng chính là tác nhân gây nguy cơ ung thư cho các tế bào.
6) Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và yêu cầu có bản copy các kết quả chụp chiếu. Hãy theo dõi để nhận ra bất kỳ thay đổi nào có hại cho cơ thể một cách kịp thời.
7) Phát hiện bệnh sớm: Chụp chiếu ung thư giúp tìm ra các u bướu trước khi chúng phát triển và lan rộng ra ngoài vùng vú. Do đó từ tuổi 40 bạn nên chụp kiểm tra u ngực mỗi năm một lần.
8) Cẩn thận với liệu pháp thay thế hormone: Những người điều trị bằng hormone, dù tạm thời hay lâu dài, cũng đều có nguy cơ phát triển ung thư vú, vì thế phải hết sức cẩn thận khi quyết định lựa chọn liệu pháp chữa bệnh này.
9) Mang bầu và cho con bú: Lý do là khi mang thai và cho con bú đã làm giảm tổng số chu kỳ kinh nguyệt. Có con trước tuổi 30 cũng giảm được nguy cơ mắc bệnh.
10) Tâm trạng tốt: Tâm trạng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe toàn diện của bạn: thể lực, trí tuệ, cảm xúc và tinh thần.
Comment