Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Hạt mè – Vị thuốc của trái tim

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hạt mè – Vị thuốc của trái tim

    Không chỉ có vị béo, thơm quyến rũ, các thành phần trong hạt mè mang lại giá trị dinh dưỡngcao và rất có lợi cho tim mạch.

    Sở hữu trái tim khỏe


    Chất béo trong mè chủ yếu là các chất béo chưa bão hòa, có khả năng bảo vệ tim mạch trước nguy cơ bịtổn thương do lão hóa, đồng thời giúp giảm xơ vữa mạch máu và thiếu máu cơ tim. Trong mè còn chứa hai loại chất xơ đặc biệt là sesamin và sesamolin có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol và ngăn ngừa huyết áp cao. Dầu mè là sản phẩm được chiết xuất từ hạt mè, là loại dầu có chứa nhiều nhất các chất béo không bão hòa, các chất chống ôxy hóa, vì vậy nó đặc biệt tốt cho tim mạch hơn hẳn các loại dầu khác (dầu cọ, dầu dừa). Hàm lượng magie trong hạt mè cao cũng giúp giảm và ổn định huyết áp, ngăn chặn những cơn đau tim, đột quỵ. Magie có trong mè, có tác dụng giãn cơ, giúp ngăn ngừa sự co thắt đường hô hấp.


    Mang lại giá trị dinh dưỡng cao
    Ở Việt Nam, miền Nam gọi là mè đen, miền Bắc gọi là vừng đen, tên y học cổ truyền là hắc chi ma. Các danh y Hoa Đà (thời Tam Quốc), Tuệ Năng (nhà Minh), và Tuệ Tĩnh (Việt Nam, trong sách Nam dược thần hiệu) đều dùng mè đen để chế biến làm dược liệu chữa bệnh. Hạt mè có kích thước rất nhỏ, hình bầu dục, vỏ hạt mè có nhiều màu khác nhau: đen, vàng, trắng. Thành phần chủ yếu của hạt mè là chất béo, axit béo bão hòa có trong mè là yếu tố mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao. Đa số hạt mè được dùng để ép lấy dầu, một số khác dùng để chế biến món ăn hoặc làm bánh, kẹo… Dầu mè (vừng) được xem là loại dầu có nhiều dinh dưỡng, phòng ngừa được nhiều bệnh, đặc biệt là tốt cho sức khỏe tim mạch. Đặc biệt lá mè đen tươi có tác dụng trị bệnh viêm thận, bàng quang. Nước sắc từ lá và rễ vàng làm nước gội đầu để kích thích mọc tóc.





    Hạt mè đen không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có công dụng làm đẹp.



    Phòng ngừa ung thư, giúp xương chắc khỏe
    Trong hạt mè có chưa nhiều chất chống ôxy hóa và ngoài ra còn nâng cao khả năng bảo vệ và hấp thu vitamin E. Vitamin E là chất chống ôxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và có tác dụngphòng chống một số loại ung thư. Bên cạnh đó, một lượng lớn chất khoáng canxi có trong hạt mè giúp bảo vệ tế bào ruột kết khỏi các chất gây ung thư. Mè đen còn cung cấp một lượng kẽm giúp cho xương luôn được chắc khỏe. Do đó, ăn mè là giải pháp giúp giảm hiện tượng loãng xươngphụ nữ tiền mãn kinh và đàn ông lớn tuổi.


    Mè đen chữa được nhiều bệnh




    Mè có chứa nhiều loại khác nhau: mè đen, vàng, trắng. Trong số đó, mè đen được xem chữa được nhiều bệnh: tim mạch, chữa ho khan, huyết áp cao, lao phổi, tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ… Theo y họccổ truyền, mè đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụngnhuận tràng, bổ ngũ tạng, bổ não tủy, bền gân cốt, sáng tai mắt, dưỡng huyết… rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi. Lá mè đen có tác dụng ích khí, bổ não, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp.
    Last edited by Poupi; 01-03-2013, 03:39 PM.

  • #2
    Mè đen: Thuốc quý từ thiên nhiên

    Vừng là một loại cây ra hoa thuộc chi vừng, họ vừng. Đây là một cây được thuần hóa ở các vùng nhiệt đới khắp thế giới và được trồng để lấy hạt ăn do hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao.

    Vừng có hai loại: vừng đen và vừng trắng. Vừng đen là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, còn là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh với nhiều tên khác nhau: hắc chi ma, hổ ma, cự thắng, du ma …

    Trong 100g hạt vừng đen có 21,9g protein (chất đạm); 61,7g lipit (chất béo); 7,3g gluxit (chất đường bột), 660 Kcalo nhiệt lượng; 564 mg canxi; 368g photpho; 50mg sắt; 0,85mg vitamin B1; 0,18mg Vitamin B2; 7,3mg niacin; ngoài ra còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố... Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm, trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E.


    Cây vừng
    Theo Y học cổ truyền, vừng đen có vị ngọt, tính bình vào 4 kinh: phế, tỳ, can, thận có tác dụng nhuận tràng, dưỡng huyết, bổ ngũ tạng, ích khí lực, bổ não tủy, bền gân cốt, sáng tai mắt, làm sống lâu, lá vừng có tác dụng ích khí, bổ não tủy, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp.

    Hạt vừng đen có tác dụng chữa nhiều bệnh và có tác dụng tăng cường dinh dưỡng. Là vừng tươi trị bệnh viêm thận, bàng quang, dùng ngoài trị bệnh mắt và da. Nước sắc lá và rễ vàng làm nước gội đầu để kích thích mọc tóc.

    Các bài thuốc hay dùng:

    Trị thương hàn: Hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy 20ml dầu, cho thêm 20ml nước và một lòng trắng trứng gà, khuấy đều rồi uống hết một lần trong ngày. Có thể uống 3 ngày.

    Trị chứng đầy bụng: Lấy một bát con vừng đen nấu loãng như cháo, khi gần được thì cho vào một thìa cà phê mật ong.Chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn trong 3-5 ngày.





    Trị viêm đại tràng mạn tính: Lấy hạt vừng đen sao cho thơm. Mỗi lần dùng một thìa nhỏ trộn đều với 1/3 thìa mật ong rồi uống. Ngày uống 2 lần, uống liên tục 25 – 30 ngày.

    Trị đau lưng: Lấy hạt vừng đen sao cháy, tán thành bột. Mỗi lần dùng 10 gam pha với rượu, mật ong hoặc nước gừng. Uống 10 ngày liên tục..

    Trị đau răng: Lấy 30g vừng đen và 100ml nước, sắc đến khi còn lại 40ml thì chia đều ngậm khoảng 3 phút và súc miệng 2 lần trong ngày (không được uống). Ngậm và súc miệng liên tục 5-7 ngày.

    Lương y Vũ Hải


    Một số món ǎn từ vừng:

    Cháo vừng: Vừng đen 6g, sao thơm, để riêng. Gạo tẻ 30g, cho vào nồi thêm nước nấu thành cháo. Khi cháo chín cho vừng vào khuấy đều, thêm chút đường cho vừa khẩu vị. Dùng làm món ǎn điểm tâm buổi sáng. Có tác dụng bổ ngũ tạng, mạnh gân cốt, nhuận tràng và bổ sung vitamin E cho cơ thể.



    Chi ma ngẫu phấn ẩm: Vừng đen, bột ngó sen, gạo tẻ, củ mài, đường kính trắng - tất cả liều lượng bằng nhau. Vừng đen, gạo tẻ và củ mài sao riêng cho chín, sau đó tán thành bột mịn; cuối cùng trộn đều với bột ngó sen và đường kính, cất vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi lần uống khoảng 30-40 g bột thuốc, hòa vào nước sôi như pha sữa bột. Bột này có tác dụng bổ dưỡng cả về trí lực và thể lực đối với người già và trẻ nhỏ (gia đình thực liệu hiệu phương).

    Canh vừng dấm trứng gà: Vừng đen 30g, dấm ǎn 30g, thêm lòng trắng một quả trứng gà, nấu thành món canh, ngày ǎn 2 lần. Có tác dụng chữa tǎng huyết áp và làm giảm cholesterol trong máu (Thực phẩm đích doanh dưỡng dữ thực liệu).

    Chữa tóc khô, sớm bạc: Dùng vừng đen, hà thủ ô chế - hai thứ liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong hoàn thành viên; mỗi lần uống 6g, ngày uống 3 lần sau bữa cơm (Thực vật dược dụng chỉ nam).

    Lương y Huyên Thảo

    Comment


    • #3
      Lợi ích của hạt mè

      Hạt mè được sử dụng trong nấu nướng cũng như trong các loại thuốc truyền thống do những đặc tính dinh dưỡng, phòng và chữa bệnh. Dầu mè chứa nhiều a xít béo omega 6, các chất chống ô xy hóa flavonoid phenolic, vitamin và chất xơ.



      Chất chống ô xy hóa:
      Dầu mè là "kho" chứa chất chống ô xy hóa. Chúng có tác dụng vô hiệu hóa thương tổn do vi rút, vi khuẩn và sự lão hóa gây ra cho cơ thể, phần lớn bên trong dòng máu.

      Ngăn cảm giác khó chịu: Chất sesamin có trong hạt mè hỗ trợ chức năng thận bằng cách phân hủy những dư vị khó chịu do dùng thức uống có cồn và giải độc những chất có thể gây tổn thương cho cơ thể.






      Tiểu đường: Một cuộc nghiên cứu được công bố trên chuyên san Clinical Journal of Nutrition cho thấy dầu mè cải thiện hiệu quả thuốc uống ở những bệnh nhân tiểu đường dạng 2.

      Chăm sóc da: Các vitamin E và B được tìm thấy trong dầu mè giúp giảm thương tổn gây ra cho da, đồng thời đem lại sự sáng bóng và trẻ trung cho khuôn mặt.

      Viêm khớp dạng thấp: Hạt mè cũng là một nguồn cung cấp đồng đáng kể. Đồng đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển động liên kết ngang của collagen vốn củng cố sức mạnh và sự đàn hồi mạch máu, xương và khớp xương. Vì thế, nó giúp giảm tình trạng đau và sưng do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra.

      Sức khỏe miệng: Hạt mè có lợi trong việc ngăn ngừa sâu răng, chảy máu nướu răng, khô họng, đồng thời củng cố sức khỏe răng, nướu và hàm.

      Cảm lạnh thông thường: Chỉ cần ngửi một ít dầu mè giúp thông xoang mũi và làm giảm tình trạng tắc nghẽn trong ngực.

      Gàu
      : Chà dầu mè lên tóc giúp ngăn ngừa gàu.





      Giảm natri:
      Một cuộc nghiên cứu được công bố trên chuyên san Biology của Đại học Yale (Mỹ) cho thấy dầu mè không chỉ giúp hạ huyết áp mà còn giảm mức natri trong cơ thể.

      Calcium:
      Có trong dầu mè giúp ngăn ngừa tình trạng mất xương, nhức đầu và giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

      Ngừa căng thẳng
      : Hạt mè có khả năng giảm stress khi được sử dụng thường xuyên; giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, đồng thời giảm tình trạng mệt mỏi và chứng mất ngủ.

      Ngừa ung thư: Hạt mè chứa phytate, vốn là chất chống ô xy hóa mạnh và có khả năng làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư khác nhau.

      Giảm chứng táo bón: Hạt mè chứa nhiều chất xơ giúp việc bài tiết trở nên dễ dàng hơn.

      Sức khỏe hô hấp: Magnesium có nhiều trong mè giúp ngăn ngừa chấn rung trong bệnh hen suyễn, hạ huyết áp và chấn rung mạch máu.

      Comment


      • #4
        Món ăn ngon từ hạt mè


        Vừng đen là loài dược phẩm quý từ ngàn xưa, nó được tôn vinh là một loại thực phẩm cao cấp, có tác dụng cường thân và chống lão suy. Danh y Đào Hoằng Cảnh gọi vừng đen là ?cự thắng tử? vì cho rằng, đó là loại hạt có thể mang lại thắng lợi lớn về mặt sức khỏe (cự = lớn, thắng = thắng, tử = hạt).
        Đông y coi vừng đen là một vị thuốc bổ, có vị ngọt, tính bình; vào các kinh can, thận, phế và tỳ. Có tác dụng cường thân, nhuận ngũ tạng, đại bổ can thận, chống lão suy, làm đen râu tóc, ... Thường dùng chữa các chứng suy nhược như tóc bạc sớm, huyễn vận (hoa mắt chống mặt do suy nhược), lưng gối đau mỏi, đại tiện táo bón...






        Trong 100g hạt vừng đen có 21,9g protein (chất đạm); 61,7g lipit (chất béo); 7,3g gluxit (chất đường bột), 660 Kcalo nhiệt lượng; 564 mg canxi; 368g photpho; 50mg sắt; 0,85mg vitamin B1; 0,18mg Vitamin B2; 7,3mg niacin; ngoài ra còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố... Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm, trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E.
        Vitamin E có tác dụng chống o-xy hoá, ngǎn chặn sự phá hủy tế bào của các gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu, phòng trị bệnh xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não, làm chậm quá trình lão suy, tǎng cường sự phân tiết của tuyến sinh dục và dịch vị, điều hòa trung khu thần kinh và dự phòng bệnh đục nhân mắt.
        Các acid béo chưa bão hòa trong dầu vừng như linoleic acid, palmitic acid và lecithin có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ được cơ thể hấp thụ và lợi dụng, thích hợp với cả người cao tuổi và trẻ nhỏ. Đặc biệt chúng còn có tác dụng điều tiết lượng cholesterol trong máu, giúp cơ thể tiêu trừ những chất trầm tích trên thành động mạch và duy trì tính đàn hồi của huyết quản.
        Niacin (nicotinic acid) có tác dụng xúc tiến quá trình trao đổi chất trong tế bào, duy trì tính đàn hồi của huyết quản, tǎng cường chức nǎng vi tuần hoàn của máu, phòng trị bệnh xạm da, da khô và viêm khoang miệng.
        Các nghiên cứu hiện đại còn cho thấy: Đối với các chứng bệnh viêm thần kinh mạn tính và tǎng huyết áp, sử dụng vừng đen lâu dài có tác dụng trị liệu nhất định. Vừng đrn cũng là một loại thuốc xúc tiến đông máu, có tác dụng điều trị nhất định đối với bệnh tử điến do giảm tiểu cầu.
        Một số món ǎn từ vừng

        Cháo vừng: Vừng đen 6g, sao thơm, để riêng. Gạo tẻ 30g, cho vào nồi thêm nước nấu thành cháo. Khi cháo chín cho vừng vào khuấy đều, thêm chút đường cho vừa khẩu vị. Dùng làm món ǎn điểm tâm buổi sáng. Có tác dụng bổ ngũ tạng, mạnh gân cốt, nhuận tràng và bổ sung vitamin E cho cơ thể.
        Chi ma ngẫu phấn ẩm: Vừng đen, bột ngó sen, gạo tẻ, củ mài, đường kính trắng - tất cả liều lượng bằng nhau. Vừng đen, gạo tẻ và củ mài sao riêng cho chín, sau đó tán thành bột mịn; cuối cùng trộn đều với bột ngó sen và đường kính, cất vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi lần uống khoảng 30-40 g bột thuốc, hòa vào nước sôi như pha sữa bột. Bột này có tác dụng bổ dưỡng cả về trí lực và thể lực đối với người già và trẻ nhỏ (gia đình thực liệu hiệu phương).
        Canh vừng dấm trứng gà: Vừng đen 30g, dấm ǎn 30g, thêm lòng trắng một quả trứng gà, nấu thành món canh, ngày ǎn 2 lần. Có tác dụng chữa tǎng huyết áp và làm giảm cholesterol trong máu (Thực phẩm đích doanh dưỡng dữ thực liệu).
        Chữa tóc khô, sớm bạc: Dùng vừng đen, hà thủ ô chế - hai thứ liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong hoàn thành viên; mỗi lần uống 6g, ngày uống 3 lần sau bữa cơm (Thực vật dược dụng chỉ nam).

        Theo - Sức khoẻ và đời sống

        Comment

        Working...
        X