Ở Lục Yên, Yên Bái, cua đá là món ăn khoái khẩu của bà con người Dao. Nhưng những con cua đá to và thịt ngọt lừ ấy lại mang theo trùng sán gây bệnh sán lá phổi cho người. Đã có 3 người chết và hơn 400 người bị ho ra máu.
Nằm ngay sát con đường chính, cách trụ sở UBND xã Khánh Hòa vài trăm mét nhưng căn nhà xập xệ của ông Trương Văn Kim từng bị dân bản gọi là "căn nhà ma".
Mọi chuyện bắt đầu từ khi Trương Thị Phẹt - con gái ông bỗng dưng ho khục khặc suốt ngày, đờm đặc sệt, màu đục. Ông Kim đưa con ra trạm xá lấy thuốc chữa ho như mọi lần nhưng bệnh không khỏi.
Thương con, ông đưa Phẹt ra bệnh viện huyện, xuống bệnh viện tỉnh tốn hết mấy đấu lúa, một con trâu nhưng cũng không ăn thua gì. Bệnh viện trả về. Trước ngày mất, Phẹt ho ra cả bát máu, nằm một chỗ. Con mất, ông Kim chưa khỏi bàng hoàng thì bà Săn vợ ông cũng bắt đầu… ho.
Đối diện nhà ông Kim, cách đó một con đường làng, em Trương Thị Théo 7 tuổi cũng ho sặc sụa suốt ngày. Thấy ông Kim mang con đi viện mà không chữa được nên bố mẹ của Théo lại xoay sang mời thầy cúng về cúng ma. Lễ lạt, mâm cỗ cúng cho ma suốt tuần lễ nhưng rốt cục "ma" vẫn về bắt Théo đi.
Tiếp đó, cô bé Tong 5 tuổi, con nhà ông Bàn ở cuối xóm cũng đổ bệnh rồi chết. 3 đứa trẻ trong thôn chết một cách khó hiểu đã làm cho dân trong bản hết sức hoang mang.
Nỗi hoang mang càng lên tột độ khi hàng chục người trong bản đua nhau ho nhưng chạy xuống cả bệnh viện Trung ương mà vẫn không khỏi. Thế là, nhà cả người có bệnh hay không có bệnh đều chuyển hướng sang sắm lễ cúng ma.
Không chỉ có người dân hoang mang mà cán bộ y tế của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũng rơi vào tình trạng rối như tơ vò. Ông Lương Bá Phú - Giám đốc Trung tâm Phòng chống sốt rét ký sinh trùng, côn trùng tỉnh Yên Bái nói với chúng tôi: "Lúc đó, các nhà chuyên môn ở huyện, tỉnh tranh luận rất căng thẳng. Người chẩn đoán lao phổi, người bảo viêm phế quản, thậm chí có người còn đề nghị xem xét đến cả khả năng ung thư phổi".
Bức màn bí ẩn về căn bệnh quái lạ này bắt đầu hé lộ khi một trong số bệnh nhân có triệu chứng ho ra máu được các chuyên gia của Viện Sốt rét ký sinh trùng Trung ương chữa khỏi chỉ sau 3 ngày. Nguyên nhân căn bệnh được các chuyên gia của Viện đưa ra là bệnh nhân bị nhiễm sán lá phổi, một căn bệnh không mới nhưng đã không được nghĩ đến.
Dự án điều tra dịch tễ học để tìm hiểu nguyên nhân, mức độ lây lan, cách chữa trị bệnh sán lá phổi của Trung tâm Sốt rét ký sinh trùng tỉnh Yên Bái, do ông Lương Văn Phú làm Chủ nhiệm lập tức được triển khai.
Sau vài ngày "ba cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng nghiên cứu với dân), bác sĩ Phú biết được dân ở đây có thói quen ăn cua đá nướng; nhất là bọn trẻ thường bắt cua để nướng qua quýt rồi ăn ngon lành khi đi chăn trâu.
Kết quả xét nghiệm thật ngỡ ngàng. "Hơn 90% số mẫu cua đá mang ấu trùng sán lá phổi, 100% người có tiền sử ăn cua đá nướng đều bị nhiễm sán lá phổi. Chúng tôi không thể ngờ rằng trong những thớ thịt trắng bóc của các con cua đá lại dày đặc ấu trùng sán như vậy", bác sĩ Phú nói.
Sau một thời gian ngắn, số người bị nhiễm sán lá phổi từ cua đá lên đến 400 người. Anh Hà Xuân Ứng, Trạm trưởng Trạm xá Khánh Hoà nói: "Mặc dù nguyên nhân của bệnh đã rõ như ban ngày nhưng việc thuyết phục nhân dân không phải là chuyện dễ dàng. Nhiều bà con người Dao lớn tuổi không biết chữ, thậm chí có người còn chưa nghe rõ tiếng Kinh nên việc tuyên truyền rất khó khăn".
ST.
Nằm ngay sát con đường chính, cách trụ sở UBND xã Khánh Hòa vài trăm mét nhưng căn nhà xập xệ của ông Trương Văn Kim từng bị dân bản gọi là "căn nhà ma".
Mọi chuyện bắt đầu từ khi Trương Thị Phẹt - con gái ông bỗng dưng ho khục khặc suốt ngày, đờm đặc sệt, màu đục. Ông Kim đưa con ra trạm xá lấy thuốc chữa ho như mọi lần nhưng bệnh không khỏi.
Thương con, ông đưa Phẹt ra bệnh viện huyện, xuống bệnh viện tỉnh tốn hết mấy đấu lúa, một con trâu nhưng cũng không ăn thua gì. Bệnh viện trả về. Trước ngày mất, Phẹt ho ra cả bát máu, nằm một chỗ. Con mất, ông Kim chưa khỏi bàng hoàng thì bà Săn vợ ông cũng bắt đầu… ho.
Đối diện nhà ông Kim, cách đó một con đường làng, em Trương Thị Théo 7 tuổi cũng ho sặc sụa suốt ngày. Thấy ông Kim mang con đi viện mà không chữa được nên bố mẹ của Théo lại xoay sang mời thầy cúng về cúng ma. Lễ lạt, mâm cỗ cúng cho ma suốt tuần lễ nhưng rốt cục "ma" vẫn về bắt Théo đi.
Tiếp đó, cô bé Tong 5 tuổi, con nhà ông Bàn ở cuối xóm cũng đổ bệnh rồi chết. 3 đứa trẻ trong thôn chết một cách khó hiểu đã làm cho dân trong bản hết sức hoang mang.
Nỗi hoang mang càng lên tột độ khi hàng chục người trong bản đua nhau ho nhưng chạy xuống cả bệnh viện Trung ương mà vẫn không khỏi. Thế là, nhà cả người có bệnh hay không có bệnh đều chuyển hướng sang sắm lễ cúng ma.
Không chỉ có người dân hoang mang mà cán bộ y tế của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũng rơi vào tình trạng rối như tơ vò. Ông Lương Bá Phú - Giám đốc Trung tâm Phòng chống sốt rét ký sinh trùng, côn trùng tỉnh Yên Bái nói với chúng tôi: "Lúc đó, các nhà chuyên môn ở huyện, tỉnh tranh luận rất căng thẳng. Người chẩn đoán lao phổi, người bảo viêm phế quản, thậm chí có người còn đề nghị xem xét đến cả khả năng ung thư phổi".
Bức màn bí ẩn về căn bệnh quái lạ này bắt đầu hé lộ khi một trong số bệnh nhân có triệu chứng ho ra máu được các chuyên gia của Viện Sốt rét ký sinh trùng Trung ương chữa khỏi chỉ sau 3 ngày. Nguyên nhân căn bệnh được các chuyên gia của Viện đưa ra là bệnh nhân bị nhiễm sán lá phổi, một căn bệnh không mới nhưng đã không được nghĩ đến.
Dự án điều tra dịch tễ học để tìm hiểu nguyên nhân, mức độ lây lan, cách chữa trị bệnh sán lá phổi của Trung tâm Sốt rét ký sinh trùng tỉnh Yên Bái, do ông Lương Văn Phú làm Chủ nhiệm lập tức được triển khai.
Sau vài ngày "ba cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng nghiên cứu với dân), bác sĩ Phú biết được dân ở đây có thói quen ăn cua đá nướng; nhất là bọn trẻ thường bắt cua để nướng qua quýt rồi ăn ngon lành khi đi chăn trâu.
Kết quả xét nghiệm thật ngỡ ngàng. "Hơn 90% số mẫu cua đá mang ấu trùng sán lá phổi, 100% người có tiền sử ăn cua đá nướng đều bị nhiễm sán lá phổi. Chúng tôi không thể ngờ rằng trong những thớ thịt trắng bóc của các con cua đá lại dày đặc ấu trùng sán như vậy", bác sĩ Phú nói.
Sau một thời gian ngắn, số người bị nhiễm sán lá phổi từ cua đá lên đến 400 người. Anh Hà Xuân Ứng, Trạm trưởng Trạm xá Khánh Hoà nói: "Mặc dù nguyên nhân của bệnh đã rõ như ban ngày nhưng việc thuyết phục nhân dân không phải là chuyện dễ dàng. Nhiều bà con người Dao lớn tuổi không biết chữ, thậm chí có người còn chưa nghe rõ tiếng Kinh nên việc tuyên truyền rất khó khăn".
ST.