Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Thận trọng với hương thơm trong chất làm mềm vải

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thận trọng với hương thơm trong chất làm mềm vải

    Mỗi tối mở tivi bạn đều thấy quảng cáo sản phẩm làm mềm vải “mềm mịn như nhung, hương thơm quyến rũ”. Hình ảnh em bé được bọc trong tấm chăn lông mềm mại, thơm tho, biểu thị cho tình thương bao la của mẹ. Ít ai biết rằng bên trong hương thơm ngọt ngào, quyến rũ kia là những hợp chất hóa học độc hại.

    Bài viết trên tạp chí Natural Life số tháng 7–8 năm 2006 sẽ cho chúng ta một cái nhìn mới, thận trọng hơn khi sử dụng chất làm mềm vải.

    Câu hỏi đặt ra là: các chất làm mềm vải có gây hại không? Có người đã quyết định không dùng nóvà sẵn lòng mặc chiếc quần Jean cứng đơ và chiếc khăn tắm nhăn nhúm. Tuy vậy, hàng xóm láng giềng của anh vẫn dùng chúng bởi thích thú với mùi thơm mà chúng mang lại.

    Thực tế chất làm mềm vải có thể gây độc hại. Hiểm hoạ cho sức khoẻ có thể kể theo thứ tự: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, gây nên tình trạng rối loạn trầm trọng ở hệ thần kinh trung ương và các cơ quan và thậm chí là dẫn tới ung thư.

    Theo cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (the US Environmental Protection Agency – EPA) và dữ liệu về những hợp chất an toàn công nghiệp, chúng ta không khỏi giật mình về những chất hoá học nguy hại trong sản phẩm làm mềm vải. Các thử nghiệm đã cho thấy những chất độc hại sau có trong các loại nước làm mềm vải:

    - Benzyn acetate: Gắn liền với ung thư tuyến tụy và sự bay hơi của nó gây kích ứng mắt (chảy nước mắt) và khí quản (ho). Hoá chất này có thể hấp thu qua da làm dị ứng da, sinh mụn, chàm…

    - Benzyn alcohol: Gây kích ứng đường hô hấp trên dẫn đến hắt hơi, sổ mũi, ho. Nó còn làm rối loạn thần kinh trung ương, đau đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt và giảm huyết áp đột ngột.

    - Ethyl acetate: là hoá chất thuộc dòng thuốc ngủ trong danh mục của cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ. Nó gây kích ứng mắt và khí quản, gây đau đầu và buồn ngủ, làm suy giảm dòng bạch cầu khiến khả năng chống nhiễm trùng kém và làm tổn thương tế bào gan, thận. Với những người bị viêm xoang dị ứng sẽ bị viêm triền miên.

    - Limonene: là hoá chất gây ung thư. Nó cũng là nhân tố hại mắt và hại da.

    - A – Terpineol: là hoá chất gây rối loạn thần kinh trung ương và gây kích ứng màng tế bào, rối loạn nhịp thở, thở nông và da xanh tái vì thiếu oxy.

    - Camphor: là hoá chất gây rối loạn thần kinh. Nó dễ dàng được hấp thu vào các tổ chức của cơ thể, gây kích ứng ở mắt, mũi và họng, đặc biệt gây viêm xoang. Nó cũng gây chóng mặt, gây rối loạn ở các cơ quan, buồn nôn và co giật cơ.

    - Linalool: là loại thuốc ngủ nên gây rối loạn thần kinh và rối loạn hô hấp. Ở những động vật thí nghiệm liều vừa phải đã gây chết.

    - Chloroform: gây độc thần kinh, gây mê và gây ung thư. Hít hơi chloroform sẽ đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, ngủ lơ mơ, kích thích khí quản và làm mất ý thức. Rối loạn cũng trầm trọng ở thận, gan, tim và ngoài da.

    Vì chất làm mềm vải lưu trữ trong quần áo nên các hoá chất trong nó sẽ được giải phóng từ từ vào không khí. Chúng ta hít nó đi vào đường thở, nó thấm qua da nhờ tiếp xúc với quần áo; trên khăn mặt có hóa chất, bạn rửa mặt chúng nằm trên da bạn. Quần áo được làm nóng nhờ là ủi, hong lửa hoặc phơi ngoài nắng đều tạo cơ hội cho chất độc khuyếch tán ra môi trường và chẳng riêng gia đình sử dụng mà cả cộng đồng dân cư hít phải.

    Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và tất cả cư dân đều phải chịu hiểm họa của những hóa chất làm mềm vải. Trẻ sơ sinh có thể phản ứng bằng các nốt phát ban, quấy khóc thường xuyên và tiêu chảy. Một sồ nhà khoa học đề nghị cần phải nghiên cứu mối liên qian giữa hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ với những chất làm mềm vải ở quần áo trẻ và giường nệm. Họ khuyến cáo rằng đã có một số ca đột tử do phản ứng quá mẫn với chất làm mềm vải. Vấn đề càng trở nên xấu hơn khi các chất làm mềm vải được cho thêm hóa chất tạo mùi thơm. Chúng làm cho sản phẩm trở nên độc hại hơn và càng nguy hiểm cho sức khoẻ cộng đồng.

    Làm sao để quần áo mềm mà không bị ngộ độc?

    Lời khuyên của các chuyên gia là bạn có thể cho vào máy giặt 120ml backing soda (một loại soda dạng bột) ngay khi giặt quần áo. Nếu bạn không có soda, có thể dùng 120ml giấm trắng đổ vào khi máy chuẩn bị li tâm để vắt nước lần thứ nhất. Bạn có thể dùng nước chanh tươi thay thế cho giấm trắng.

    Mong rằng các nhà môi trường lưu ý sự độc hại của chất làm mềm vải để khuyến cáo với cơ sở sản xuất, cần có biện pháp an toàn cho cộng đồng. Còn các bà nội trợ cần cân nhắc khi sử dụng sản phẩm để bảo vệ sức khoẻ của gia đình, con em mình. Hiện hóa chất trôi nổi đang bán tràn lan, ai cũng có thể trở thành “nhà” sản xuất chất làm mềm vải, nguy hiểm đang cận kề, mong là chúng ta đừng chết vì thiếu hiểu biết.

    ST.
    Last edited by cungdanxua; 18-01-2007, 10:14 AM. Lý Do: lần sau nhớ đề tác giả nhe bé Thảo.
Working...
X