8 nguyên nhân khiến bạn bị ho dai dẳng.
1. Viêm đường hô hấp sau cảm lạnh, cúm
Nguyên do phổ biến nhất của chứng ho mãn tính là di chứng của một cơn cảm lạnh hoặc nhiễm trùng virus, Norman H.Edelman thuộc Hiệp hội Phổi Mỹ cho biết. Đa số các triệu chứng cảm có thể biến mất sau vài ngày nhưng cơn ho thì có thể đeo bám bạn tới vài tuần, thậm chí vài tháng bởi virus có khả năng làm đường hô hấp của bạn bị sưng và nhạy cảm. Chứng này có thể kéo dài mãi dù virus không còn.
2. Các vấn đề sức khoẻ tiềm tàng
Dị ứng và hen suyễn là những nguyên do thông thường làm bạn bị ho. Một trận cảm lạnh có thể dẫn tới hen suyễn. Một số người cho biết, họ bị hen trong suốt thời gian bị cảm lạnh.
Ngoài ra, chứng trào ngược axit và ngưng thở khi ngủ cũng có thể gây ho mãn tính. Rất may là các chứng này đều có thể chữa được. Bạn hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nếu bạn có các triệu chứng trào ngược axit như ợ hơi, ợ nóng, nôn mửa hoặc các triệu chứng ngừng thở khi ngủ như mất ngủ, ngáy to, hóc ban đêm, tỉnh dậy nhiều lần và buồn ngủ suốt cả ngày.
3. Căng thẳng
Căng thẳng - đặc biệt trong trường hợp mãn tính - có thể làm cơn cảm lạnh kéo dài. Để chống lại tình trạng ho dai dẳng, bạn nên cố gắng giảm mức căng thẳng của mình trong khi bị ốm. Cố gắng vực bản thân dậy có thể chỉ làm bạn ốm thêm. Cách thư giãn đơn giản mà hiệu quả chính là nghỉ ngơi thật nhiều: hãy dành 7 - 9 tiếng buổi tối để ngủ.
4. Không uống đủ nước
Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, bạn cần phải uống nhiều nước. Nước lọc, nước hoa quả hoặc canh đều có tác dụng hóa lỏng chất nhầy trong đường hô hấp, giúp bạn dễ dàng đẩy chúng ra ngoài. Ngược lại, đồ uống chứa cồn và caffeine lại không phải là những lựa chọn thích hợp bởi chúng có thể khử nước trong cơ thể bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng xịt nước muối để bổ sung độ ẩm cho đường hô hấp.
5. Lạm dụng thuốc xịt thông mũi
Xịt thông mũi có thể giúp bạn đối phó với tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi nhưng đừng dùng chúng quá 3 ngày. Nếu không, các triệu chứng của bạn có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn do phản ứng ngược lúc bạn ngừng dùng xịt thông mũi. Lạm dụng sản phẩm này có thể làm màng nhầy trong mũi của bạn bị sưng, dẫn tới các chứng nghẹt mũi, sổ mũi và ho.
6. Không khí quá khô hoặc quá ẩm
"Không khí khô đặc biệt là vào mùa đông có thể gây ho", Edelman cho biết. Ngược lại, lạm dụng máy tăng độ ẩm cũng không phải một điều có lợi bởi không khí quá ẩm là nguyên nhân gây hen suyễn và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc cùng các tác nhân gây dị ứng phát triển, làm bạn bị ho. "Mọi người nên duy trì độ ẩm khoảng 40 - 50% trong nhà dù vào mùa đông hay mùa hè", Edelman đưa ra lời khuyên.
7. Nhiễm khuẩn
Sau khi bị cảm lạnh, đường hô hấp của bạn sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn có thể gây viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi. Nếu bạn bị sốt hoặc đau nhức kéo dài cùng những cơn ho dai dẳng thì cơ thể bạn có khả năng đã bị nhiễm khuẩn. Hãy đi khám ngay vì có thể bạn sẽ cần uống thuốc kháng sinh.
8. Thuốc huyết áp
Có thể thuốc điều trị cao huyết áp chính là nguyên do làm cơn ho của bạn không dứt. Cứ 5 người dùng thuốc ức chế ACE (thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin) thì có 1 người bị ho khan. Đó là tác dụng phụ của loại thuốc này. Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì hãy nói với bác sĩ của mình để đổi thuốc.
Trong trường hợp cơn ho của bạn kéo dài hơn 1 tuần, bạn nên tới khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
Theo Kiến thức
1. Viêm đường hô hấp sau cảm lạnh, cúm
Nguyên do phổ biến nhất của chứng ho mãn tính là di chứng của một cơn cảm lạnh hoặc nhiễm trùng virus, Norman H.Edelman thuộc Hiệp hội Phổi Mỹ cho biết. Đa số các triệu chứng cảm có thể biến mất sau vài ngày nhưng cơn ho thì có thể đeo bám bạn tới vài tuần, thậm chí vài tháng bởi virus có khả năng làm đường hô hấp của bạn bị sưng và nhạy cảm. Chứng này có thể kéo dài mãi dù virus không còn.
2. Các vấn đề sức khoẻ tiềm tàng
Dị ứng và hen suyễn là những nguyên do thông thường làm bạn bị ho. Một trận cảm lạnh có thể dẫn tới hen suyễn. Một số người cho biết, họ bị hen trong suốt thời gian bị cảm lạnh.
Ngoài ra, chứng trào ngược axit và ngưng thở khi ngủ cũng có thể gây ho mãn tính. Rất may là các chứng này đều có thể chữa được. Bạn hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nếu bạn có các triệu chứng trào ngược axit như ợ hơi, ợ nóng, nôn mửa hoặc các triệu chứng ngừng thở khi ngủ như mất ngủ, ngáy to, hóc ban đêm, tỉnh dậy nhiều lần và buồn ngủ suốt cả ngày.
3. Căng thẳng
Căng thẳng - đặc biệt trong trường hợp mãn tính - có thể làm cơn cảm lạnh kéo dài. Để chống lại tình trạng ho dai dẳng, bạn nên cố gắng giảm mức căng thẳng của mình trong khi bị ốm. Cố gắng vực bản thân dậy có thể chỉ làm bạn ốm thêm. Cách thư giãn đơn giản mà hiệu quả chính là nghỉ ngơi thật nhiều: hãy dành 7 - 9 tiếng buổi tối để ngủ.
4. Không uống đủ nước
Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, bạn cần phải uống nhiều nước. Nước lọc, nước hoa quả hoặc canh đều có tác dụng hóa lỏng chất nhầy trong đường hô hấp, giúp bạn dễ dàng đẩy chúng ra ngoài. Ngược lại, đồ uống chứa cồn và caffeine lại không phải là những lựa chọn thích hợp bởi chúng có thể khử nước trong cơ thể bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng xịt nước muối để bổ sung độ ẩm cho đường hô hấp.
5. Lạm dụng thuốc xịt thông mũi
Xịt thông mũi có thể giúp bạn đối phó với tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi nhưng đừng dùng chúng quá 3 ngày. Nếu không, các triệu chứng của bạn có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn do phản ứng ngược lúc bạn ngừng dùng xịt thông mũi. Lạm dụng sản phẩm này có thể làm màng nhầy trong mũi của bạn bị sưng, dẫn tới các chứng nghẹt mũi, sổ mũi và ho.
6. Không khí quá khô hoặc quá ẩm
"Không khí khô đặc biệt là vào mùa đông có thể gây ho", Edelman cho biết. Ngược lại, lạm dụng máy tăng độ ẩm cũng không phải một điều có lợi bởi không khí quá ẩm là nguyên nhân gây hen suyễn và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc cùng các tác nhân gây dị ứng phát triển, làm bạn bị ho. "Mọi người nên duy trì độ ẩm khoảng 40 - 50% trong nhà dù vào mùa đông hay mùa hè", Edelman đưa ra lời khuyên.
7. Nhiễm khuẩn
Sau khi bị cảm lạnh, đường hô hấp của bạn sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn có thể gây viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi. Nếu bạn bị sốt hoặc đau nhức kéo dài cùng những cơn ho dai dẳng thì cơ thể bạn có khả năng đã bị nhiễm khuẩn. Hãy đi khám ngay vì có thể bạn sẽ cần uống thuốc kháng sinh.
8. Thuốc huyết áp
Có thể thuốc điều trị cao huyết áp chính là nguyên do làm cơn ho của bạn không dứt. Cứ 5 người dùng thuốc ức chế ACE (thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin) thì có 1 người bị ho khan. Đó là tác dụng phụ của loại thuốc này. Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì hãy nói với bác sĩ của mình để đổi thuốc.
Trong trường hợp cơn ho của bạn kéo dài hơn 1 tuần, bạn nên tới khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
Theo Kiến thức
Comment