Các chứng chóng mặt thường gặp
Đột nhiên thấy mọi vật xoay tròn, đảo lộn, mặt mũi tối sầm. Trình trạng này có khi chỉ là do choáng váng, nhưng cũng có lúc liên quan đến chứng rối loạn tiền đình hoặc những bệnh nguy hiểm khác như tim mạch, u não.
Bác sĩ Huỳnh Văn Phụng, khoa Thần kinh, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, cho biết, chóng mặt là bệnh khiến không ít người phải đến bệnh viện cấp cứu. Triệu chứng thường xảy ra đột ngột với cường độ mạnh làm cho người bệnh cảm giác hoang mang sợ hãi.
ảnh minh họa
Theo bác sĩ Phụng, chóng mặt là trạng thái ảo giác về vận động cơ thể hoặc môi trường xung quanh và là biểu hiện chính yếu của tình trạng rối loạn thăng bằng. Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Chóng mặt do rối loạn tiền đình ngoại biên: Tiền đình là vùng nằm sau ốc tai, hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, điều hòa, phối hợp cử động mắt, đầu, phản xạ các cơ và vận động thân mình nói chung. Rối loạn tiền đình ngoại biên thường gây nhiều khó chịu hơn tổn thương trung ương nhưng xảy ra từng hồi ngắn và có thể kèm theo triệu chứng tổn thương thần kinh thính giác như ù tai hoặc điếc.
Chóng mặt do tổn thương trung ương: Cường độ thường không dữ dội bằng nhưng lại có những biểu hiện như rối loạn thị giác, đau đầu dữ dội, nói đớ, tê yếu tay chân.
Chóng mặt tư thế lành tính: Cũng là một hội chứng thường gặp. Yếu tố thúc đẩy của chóng mặt tư thế lành tính có thể là do nhiễm trùng hoặc những rối loạn khác của tai trong hay chấn thương đầu trước đó. Bệnh cũng xảy ra ở người lớn tuổi do thoái hóa hệ thống tiền hoặc không xác định được nguyên nhân.
Đặc điểm của hội chứng này là những đợt chóng mặt ngắn có thể phối hợp với nôn và buồn nôn. Triệu chứng có thể xuất hiện khi thay đổi tư thế nhưng thường bị nặng khi nằm nghiêng hoặc vừa nằm xuốngm hoặc buổi sáng khi thức dậy. Đợt chóng mặt điển hình kéo dài vài tuần rồi tự hết.
Phân biệt chóng mặt với choáng váng
Choáng váng chỉ là hiện tượng tạm thời. Người bị choáng váng có cảm giác đầu bị hẫng, xâm xoàng hay cảm giác bị ngợp não thiếu máu, thiếu dưỡng khí, hạ đường huyết. Trong trường hợp nặng, người bị choáng có thể bị kích thích thần kinh quá mức, rối loạn nhịp tim hoặc ngất nhưng sẽ bình phục sau đó. Khi bị chóng mặt, nên chọn tư thế nằm cho thích hợp sao cho ít thấy chóng mặt nhất. Bệnh nhân không nên gắng gượng đi tiếp. Tránh thay đổi tư thế và nên tránh ánh sáng chói như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn hoặc tránh tiếng động ồn ào.
Cần gọi cho người thân, người giúp việc biết tình trạng của mình để mọi người có thái độ xử lý thích hợp nhất. Khi bị chóng mặt dù chỉ mới thoáng qua cũng nên đi khám để được bác sĩ xác định bệnh và tình trạng bệnh, nhất thiết không được chủ quan.
Các bác sĩ cho biết một số cơn chóng mặt có thể là dấu hiệu các bệnh lý nghiêm trọng khác như đột quỵ, u não, hoặc bệnh lý tim mạch. Người bị chóng mặt cần phải đến gặp bác sĩ ngay khi có kèm những triệu chứng như: Đau đầu mới xuất hiện hoặc dữ dội, người bệnh nhìn mờ, nhìn thấy ảnh đôi, mất thính lực, nói đớ, yếu và tê tay chân, mất ý thức, đau ngực hoặc tim đập nhanh hay chậm bất thường.
ST
Đột nhiên thấy mọi vật xoay tròn, đảo lộn, mặt mũi tối sầm. Trình trạng này có khi chỉ là do choáng váng, nhưng cũng có lúc liên quan đến chứng rối loạn tiền đình hoặc những bệnh nguy hiểm khác như tim mạch, u não.
Bác sĩ Huỳnh Văn Phụng, khoa Thần kinh, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, cho biết, chóng mặt là bệnh khiến không ít người phải đến bệnh viện cấp cứu. Triệu chứng thường xảy ra đột ngột với cường độ mạnh làm cho người bệnh cảm giác hoang mang sợ hãi.
ảnh minh họa
Theo bác sĩ Phụng, chóng mặt là trạng thái ảo giác về vận động cơ thể hoặc môi trường xung quanh và là biểu hiện chính yếu của tình trạng rối loạn thăng bằng. Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Chóng mặt do rối loạn tiền đình ngoại biên: Tiền đình là vùng nằm sau ốc tai, hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, điều hòa, phối hợp cử động mắt, đầu, phản xạ các cơ và vận động thân mình nói chung. Rối loạn tiền đình ngoại biên thường gây nhiều khó chịu hơn tổn thương trung ương nhưng xảy ra từng hồi ngắn và có thể kèm theo triệu chứng tổn thương thần kinh thính giác như ù tai hoặc điếc.
Chóng mặt do tổn thương trung ương: Cường độ thường không dữ dội bằng nhưng lại có những biểu hiện như rối loạn thị giác, đau đầu dữ dội, nói đớ, tê yếu tay chân.
Chóng mặt tư thế lành tính: Cũng là một hội chứng thường gặp. Yếu tố thúc đẩy của chóng mặt tư thế lành tính có thể là do nhiễm trùng hoặc những rối loạn khác của tai trong hay chấn thương đầu trước đó. Bệnh cũng xảy ra ở người lớn tuổi do thoái hóa hệ thống tiền hoặc không xác định được nguyên nhân.
Đặc điểm của hội chứng này là những đợt chóng mặt ngắn có thể phối hợp với nôn và buồn nôn. Triệu chứng có thể xuất hiện khi thay đổi tư thế nhưng thường bị nặng khi nằm nghiêng hoặc vừa nằm xuốngm hoặc buổi sáng khi thức dậy. Đợt chóng mặt điển hình kéo dài vài tuần rồi tự hết.
Phân biệt chóng mặt với choáng váng
Choáng váng chỉ là hiện tượng tạm thời. Người bị choáng váng có cảm giác đầu bị hẫng, xâm xoàng hay cảm giác bị ngợp não thiếu máu, thiếu dưỡng khí, hạ đường huyết. Trong trường hợp nặng, người bị choáng có thể bị kích thích thần kinh quá mức, rối loạn nhịp tim hoặc ngất nhưng sẽ bình phục sau đó. Khi bị chóng mặt, nên chọn tư thế nằm cho thích hợp sao cho ít thấy chóng mặt nhất. Bệnh nhân không nên gắng gượng đi tiếp. Tránh thay đổi tư thế và nên tránh ánh sáng chói như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn hoặc tránh tiếng động ồn ào.
Cần gọi cho người thân, người giúp việc biết tình trạng của mình để mọi người có thái độ xử lý thích hợp nhất. Khi bị chóng mặt dù chỉ mới thoáng qua cũng nên đi khám để được bác sĩ xác định bệnh và tình trạng bệnh, nhất thiết không được chủ quan.
Các bác sĩ cho biết một số cơn chóng mặt có thể là dấu hiệu các bệnh lý nghiêm trọng khác như đột quỵ, u não, hoặc bệnh lý tim mạch. Người bị chóng mặt cần phải đến gặp bác sĩ ngay khi có kèm những triệu chứng như: Đau đầu mới xuất hiện hoặc dữ dội, người bệnh nhìn mờ, nhìn thấy ảnh đôi, mất thính lực, nói đớ, yếu và tê tay chân, mất ý thức, đau ngực hoặc tim đập nhanh hay chậm bất thường.
ST
Comment