Dù loại đường này, không rõ xuất xứ nhưng vẫn là món “ưa thích” của không ít quán hàng bán chè, giải khát, hàng ngô, thậm chí là cả một số hàng phở.
Những túi đường màu trắng, trông hơi giống đường phèn nhưng kích thước mỗi viên nhỏ như viên thuốc B1 đang bày bán tràn lan tại các quầy hàng khô ở Hà Nội.
Được quảng cáo là ngọt gấp mấy trăm lần so với đường kính, tiết kiệm chi phí hơn nhiều nên dù loại đường này, không rõ xuất xứ nhưng vẫn là món “ưa thích” của không ít quán hàng bán chè, giải khát, hàng ngô, thậm chí là cả một số hàng phở.
Kiến cũng... chê
Trong vai một người đang tìm mẫu đường về nấu chè bán, chúng tôi mua được một gói đường lụa loại 1 lạng. Ngay khi cho viên đường lụa nhỏ xíu vào miệng, một vị đắng chát lan tỏa trong chốc lát rồi một vị ngọt lợ đọng khắp miệng. Chỉ để viên đường trong miệng đúng một giây, nhưng vị ngọt của nó còn đọng lại đến hàng tiếng đồng hồ sau mới hết, vị ngọt khó tả đọng mãi cả môi, miệng. Thậm chí, tay vừa vốc một nắm đường cho vào túi (loại đường này thành viên cứng như đường phèn, không có hạt dính như đường mía thông thường), mà nếm thử vẫn còn vị ngọt đậm trên da tay. Thả vài viên đường vào cốc nước, để tự nhiên, phải mất vài phút sau đường mới tan hết.
Có vị siêu ngọt là thế nhưng cốc nước pha từ loại đường này để cả ngày không có con kiến nào “mon men” lại gần, trong khi cũng cốc nước được pha bằng đường kính trắng thì kiến bâu đầy xung quanh. Để chỏng chơ cả túi đường đã bóc trên bàn mấy ngày cũng không thấy con chuột hay con kiến nào đến tha. Tuy bị kiến, chuột “chê”, nhưng đường viên này được cho là thứ gia vị đặc biệt, nếu dùng để chế biến trong nước dùng nấu phở thì nước dùng sẽ có vị ngọt đậm. Thậm chí, chị Nguyễn Thị H, người bán hàng khô tại chợ Định Công (quận Hoàng Mai) còn giới thiệu đường siêu ngọt không chỉ mang lại vị ngọt hiệu quả, mà còn là tổng hợp nhiều phụ gia khác nên có thể thay thế cho các loại gia vị khác, không cần dùng nhiều hạt nêm, mì chính.
Những túi đường siêu ngọt đóng trong bao bì bằng túi nilon ấy được người bán hàng quảng cáo là đường lụa, được bày bán tràn ngập trong các quầy hàng khô ở nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội. Đường lụa thường được đóng sẵn thành từng gói riêng lẻ, mỗi gói từ nửa kg đến 1 kg. Trên bao bì in một loạt chữ Trung Quốc mà không hề có bất kỳ nhãn mác phụ bằng tiếng Việt nào. Ngay chính giữa bao bì là dòng chữ phiên âm La tinh ghi Tan Jing (được hiểu là đường tinh luyện). Trong số các loại đường siêu ngọt được bày bán phổ biến hiện nay thì đường Tan Jing (mà người bán hàng thường gọi là đường lụa) được nhiều người bán hàng khẳng định bán chạy hơn nhiều so với đường B1, đường dạng phèn khổ lớn...
Ghê người vẫn đắt khách
Loại đường này được quảng cáo ngọt gấp 300 - 400 lần đường thường. Ảnh: Lã Xưa
Đường lụa được người bán hàng quảng cáo là có độ ngọt gấp 300 - 400 lần so với đường kính sản xuất từ mía. Thậm chí, còn ngọt hơn cả loại đường trước đây từng được chiết xuất từ chất ngọt tổng hợp. Trong khi ở các chợ nhỏ, đường lụa thường được bán cả gói hoặc bán lẻ từng lạng tùy theo nhu cầu của người mua, thì ở những chợ lớn như Đồng Xuân, tiểu thương chỉ bán buôn với số lượng nhất định. Giá bán buôn với số lượng lớn vì thế bao giờ cũng “mềm” hơn nhiều so với giá bán lẻ tại các chợ.
Giá đường lụa bán lẻ tại mỗi chợ cũng khác nhau, ở chợ Mai Dịch được bán với giá 50.000 đ/lạng; chợ Xanh (Định Công, quận Hoàng Mai) được bán với giá 40.000 đ/lạng; ở chợ Mỹ Đình thì được bán với giá khoảng 30.000 - 35.000 đ/lạng. Với đặc tính có độ ngọt gấp hàng trăm lần so với đường kính thông thường nên đường lụa trở thành “đặc sản” được nhiều người bán hàng chè, giải khát, thậm chí là cả hàng phở cũng mua về sử dụng.
Những gói đường lụa dạng viên được những người làm hàng lựa chọn nhiều hơn là các dạng đường hóa học dạng bột khác, còn bởi đặc tính dễ chế biến, hiệu quả kinh tế cao. Trung bình một nồi nước hầm xương 15 lít thì chỉ cần cho 35 viên đường lụa là nồi nước hầm sẽ có vị ngọt đậm. Cùng với đường lụa, những viên đường hóa học dạng B1 cũng được nhiều người làm hàng lựa chọn để tăng vị ngọt đậm cho nước dùng, đồng thời tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc dùng hạt nêm hay mì chính. Chỉ cần một lạng đường lụa với giá trung bình 45.000 đ thì có thể dùng để chế biến làm hàng cho cả tháng hoặc chỉ cần độ mươi viên đường lụa là có đủ độ ngọt cho cả nồi chè to.
Tuy nhiên, vì đường lụa bao giờ cũng có một chút vị hơi chát, đắng nên người làm hàng thường dùng thêm cả một chút đường mía. Khi đó, vị siêu ngọt của đường lụa và vị ngọt của đường mía cùng quyện vào chè tạo nên vị ngọt đậm. Vị hơi chát đắng, ngọt hắc, lờ lợ của đường lụa bị “đánh bật” hoàn toàn, người ăn không thể phát hiện được loại đường nào được dùng để chế biến. Nhiều người bán hàng giới thiệu, đường lụa không chỉ được người làm hàng mua về chế biến các món như chè, sữa đậu nành, nước phở, thạch, nước sâm lạnh, ô mai, luộc ngô, ngâm trái cây gọt sẵn, mà nhiều quán cơm cũng mua về sử dụng. Loại “đặc sản” này đặc biệt càng đắt khách vào mùa hè, Trung thu hoặc dịp cuối năm khi nhu cầu sử dụng nước ngọt, bánh mứt kẹo tăng cao.
Có thể gây dị dạng bào thai
Không nhãn mác, không rõ xuất xứ, không có thành phần cụ thể - mà chỉ có bao bì bằng túi nilon in toàn chữ Trung Quốc - nhưng đường lụa vẫn ngang nhiên bày bán công khai ở các chợ. Ngay cả người bán hàng cũng chỉ biết đến tác dụng tạo vị ngọt gấp hàng trăm lần đường mía, chứ không hề biết đường lụa được chiết xuất từ thành phần gì hay xuất xứ từ hãng nào.
Tuy tạo ra vị ngọt đậm khi chế biến đúng “kiểu”, vừa liều lượng (rất khó phát hiện) nhưng về cơ bản, đường lụa hay đường hóa học nói chung không thể có giá trị dinh dưỡng như các loại đường kính được sản xuất từ mía.
Đường lụa hay còn gọi là đường hóa học siêu ngọt thực chất là cách gọi thay cho một nhóm hóa chất tổng hợp, mà trong đó có chất tạo ngọt (sweetener). Vì có độ ngọt cao, gấp từ hàng chục lần đến hàng trăm lần so với đường mía thông thường nên đường lụa được nhiều người bán hàng sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận bán hàng.
Theo tiến sĩ Đặng Chí Hiền (Viện Công nghệ hóa học): Người ăn phải thực phẩm chứa nhiều đường hóa học có thể gây nên cảm giác nhức đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn hoặc có thể dị ứng nếu dùng với số lượng nhiều. Tuy nhiên, điều nguy hiểm ở chỗ loại đường lụa này dễ dàng hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên rất khó phát hiện. Chỉ nhìn bằng mắt thông thường thì không thể phân định được mà phải qua các phương pháp phân tích hóa học.
Một số ý kiến cho rằng, đường lụa chính là đường Saccharin (E954) có độ ngọt có thể gấp đường mía tới 500 lần, từng gây nhiều tranh cãi về tác hại của nó, trong đó một số công trình nghiên cứu trên động vật cho thấy dùng liều cao saccharin trong thời gian dài có thể gây ung thư. Một số ý kiến khác thì cho đó là hình dạng khác của chất sodium cyclamate (nằm trong danh mục không được sử dụng làm phụ gia trong thực phẩm của Bộ Y tế) có độ ngọt cao gấp 30 lần đường mía thông thường, sử dụng bừa bãi có thể gây ung thư gan, thận, phổi hoặc thậm chí gây dị dạng bào thai.
Thực tế, đường lụa không rõ nhãn mác, xuất xứ được bày bán tràn lan hiện nay chỉ là một chất tạo ngọt trôi nổi. Hóa chất làm ngọt, chất tẩy, tạp chất... trong đường lậu trôi nổi tích tụ dần trong cơ thể, về lâu dài chắc chắn sẽ gây hại cho sức khỏe con người. Người tiêu dùng chỉ nên sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc, nhãn mác, đầy đủ thông tin về thành phần, chất lượng. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng cần sớm vào cuộc, chấm dứt tình trạng bày bán tràn lan đường lụa nhập lậu, không rõ xuất xứ, nhãn mác.
Theo Nguyễn Hương Giang
Gia đình & Xã hội
Những túi đường màu trắng, trông hơi giống đường phèn nhưng kích thước mỗi viên nhỏ như viên thuốc B1 đang bày bán tràn lan tại các quầy hàng khô ở Hà Nội.
Được quảng cáo là ngọt gấp mấy trăm lần so với đường kính, tiết kiệm chi phí hơn nhiều nên dù loại đường này, không rõ xuất xứ nhưng vẫn là món “ưa thích” của không ít quán hàng bán chè, giải khát, hàng ngô, thậm chí là cả một số hàng phở.
Kiến cũng... chê
Trong vai một người đang tìm mẫu đường về nấu chè bán, chúng tôi mua được một gói đường lụa loại 1 lạng. Ngay khi cho viên đường lụa nhỏ xíu vào miệng, một vị đắng chát lan tỏa trong chốc lát rồi một vị ngọt lợ đọng khắp miệng. Chỉ để viên đường trong miệng đúng một giây, nhưng vị ngọt của nó còn đọng lại đến hàng tiếng đồng hồ sau mới hết, vị ngọt khó tả đọng mãi cả môi, miệng. Thậm chí, tay vừa vốc một nắm đường cho vào túi (loại đường này thành viên cứng như đường phèn, không có hạt dính như đường mía thông thường), mà nếm thử vẫn còn vị ngọt đậm trên da tay. Thả vài viên đường vào cốc nước, để tự nhiên, phải mất vài phút sau đường mới tan hết.
Có vị siêu ngọt là thế nhưng cốc nước pha từ loại đường này để cả ngày không có con kiến nào “mon men” lại gần, trong khi cũng cốc nước được pha bằng đường kính trắng thì kiến bâu đầy xung quanh. Để chỏng chơ cả túi đường đã bóc trên bàn mấy ngày cũng không thấy con chuột hay con kiến nào đến tha. Tuy bị kiến, chuột “chê”, nhưng đường viên này được cho là thứ gia vị đặc biệt, nếu dùng để chế biến trong nước dùng nấu phở thì nước dùng sẽ có vị ngọt đậm. Thậm chí, chị Nguyễn Thị H, người bán hàng khô tại chợ Định Công (quận Hoàng Mai) còn giới thiệu đường siêu ngọt không chỉ mang lại vị ngọt hiệu quả, mà còn là tổng hợp nhiều phụ gia khác nên có thể thay thế cho các loại gia vị khác, không cần dùng nhiều hạt nêm, mì chính.
Những túi đường siêu ngọt đóng trong bao bì bằng túi nilon ấy được người bán hàng quảng cáo là đường lụa, được bày bán tràn ngập trong các quầy hàng khô ở nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội. Đường lụa thường được đóng sẵn thành từng gói riêng lẻ, mỗi gói từ nửa kg đến 1 kg. Trên bao bì in một loạt chữ Trung Quốc mà không hề có bất kỳ nhãn mác phụ bằng tiếng Việt nào. Ngay chính giữa bao bì là dòng chữ phiên âm La tinh ghi Tan Jing (được hiểu là đường tinh luyện). Trong số các loại đường siêu ngọt được bày bán phổ biến hiện nay thì đường Tan Jing (mà người bán hàng thường gọi là đường lụa) được nhiều người bán hàng khẳng định bán chạy hơn nhiều so với đường B1, đường dạng phèn khổ lớn...
Ghê người vẫn đắt khách
Loại đường này được quảng cáo ngọt gấp 300 - 400 lần đường thường. Ảnh: Lã Xưa
Đường lụa được người bán hàng quảng cáo là có độ ngọt gấp 300 - 400 lần so với đường kính sản xuất từ mía. Thậm chí, còn ngọt hơn cả loại đường trước đây từng được chiết xuất từ chất ngọt tổng hợp. Trong khi ở các chợ nhỏ, đường lụa thường được bán cả gói hoặc bán lẻ từng lạng tùy theo nhu cầu của người mua, thì ở những chợ lớn như Đồng Xuân, tiểu thương chỉ bán buôn với số lượng nhất định. Giá bán buôn với số lượng lớn vì thế bao giờ cũng “mềm” hơn nhiều so với giá bán lẻ tại các chợ.
Giá đường lụa bán lẻ tại mỗi chợ cũng khác nhau, ở chợ Mai Dịch được bán với giá 50.000 đ/lạng; chợ Xanh (Định Công, quận Hoàng Mai) được bán với giá 40.000 đ/lạng; ở chợ Mỹ Đình thì được bán với giá khoảng 30.000 - 35.000 đ/lạng. Với đặc tính có độ ngọt gấp hàng trăm lần so với đường kính thông thường nên đường lụa trở thành “đặc sản” được nhiều người bán hàng chè, giải khát, thậm chí là cả hàng phở cũng mua về sử dụng.
Những gói đường lụa dạng viên được những người làm hàng lựa chọn nhiều hơn là các dạng đường hóa học dạng bột khác, còn bởi đặc tính dễ chế biến, hiệu quả kinh tế cao. Trung bình một nồi nước hầm xương 15 lít thì chỉ cần cho 35 viên đường lụa là nồi nước hầm sẽ có vị ngọt đậm. Cùng với đường lụa, những viên đường hóa học dạng B1 cũng được nhiều người làm hàng lựa chọn để tăng vị ngọt đậm cho nước dùng, đồng thời tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc dùng hạt nêm hay mì chính. Chỉ cần một lạng đường lụa với giá trung bình 45.000 đ thì có thể dùng để chế biến làm hàng cho cả tháng hoặc chỉ cần độ mươi viên đường lụa là có đủ độ ngọt cho cả nồi chè to.
Tuy nhiên, vì đường lụa bao giờ cũng có một chút vị hơi chát, đắng nên người làm hàng thường dùng thêm cả một chút đường mía. Khi đó, vị siêu ngọt của đường lụa và vị ngọt của đường mía cùng quyện vào chè tạo nên vị ngọt đậm. Vị hơi chát đắng, ngọt hắc, lờ lợ của đường lụa bị “đánh bật” hoàn toàn, người ăn không thể phát hiện được loại đường nào được dùng để chế biến. Nhiều người bán hàng giới thiệu, đường lụa không chỉ được người làm hàng mua về chế biến các món như chè, sữa đậu nành, nước phở, thạch, nước sâm lạnh, ô mai, luộc ngô, ngâm trái cây gọt sẵn, mà nhiều quán cơm cũng mua về sử dụng. Loại “đặc sản” này đặc biệt càng đắt khách vào mùa hè, Trung thu hoặc dịp cuối năm khi nhu cầu sử dụng nước ngọt, bánh mứt kẹo tăng cao.
Có thể gây dị dạng bào thai
Không nhãn mác, không rõ xuất xứ, không có thành phần cụ thể - mà chỉ có bao bì bằng túi nilon in toàn chữ Trung Quốc - nhưng đường lụa vẫn ngang nhiên bày bán công khai ở các chợ. Ngay cả người bán hàng cũng chỉ biết đến tác dụng tạo vị ngọt gấp hàng trăm lần đường mía, chứ không hề biết đường lụa được chiết xuất từ thành phần gì hay xuất xứ từ hãng nào.
Tuy tạo ra vị ngọt đậm khi chế biến đúng “kiểu”, vừa liều lượng (rất khó phát hiện) nhưng về cơ bản, đường lụa hay đường hóa học nói chung không thể có giá trị dinh dưỡng như các loại đường kính được sản xuất từ mía.
Đường lụa hay còn gọi là đường hóa học siêu ngọt thực chất là cách gọi thay cho một nhóm hóa chất tổng hợp, mà trong đó có chất tạo ngọt (sweetener). Vì có độ ngọt cao, gấp từ hàng chục lần đến hàng trăm lần so với đường mía thông thường nên đường lụa được nhiều người bán hàng sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận bán hàng.
Theo tiến sĩ Đặng Chí Hiền (Viện Công nghệ hóa học): Người ăn phải thực phẩm chứa nhiều đường hóa học có thể gây nên cảm giác nhức đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn hoặc có thể dị ứng nếu dùng với số lượng nhiều. Tuy nhiên, điều nguy hiểm ở chỗ loại đường lụa này dễ dàng hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên rất khó phát hiện. Chỉ nhìn bằng mắt thông thường thì không thể phân định được mà phải qua các phương pháp phân tích hóa học.
Một số ý kiến cho rằng, đường lụa chính là đường Saccharin (E954) có độ ngọt có thể gấp đường mía tới 500 lần, từng gây nhiều tranh cãi về tác hại của nó, trong đó một số công trình nghiên cứu trên động vật cho thấy dùng liều cao saccharin trong thời gian dài có thể gây ung thư. Một số ý kiến khác thì cho đó là hình dạng khác của chất sodium cyclamate (nằm trong danh mục không được sử dụng làm phụ gia trong thực phẩm của Bộ Y tế) có độ ngọt cao gấp 30 lần đường mía thông thường, sử dụng bừa bãi có thể gây ung thư gan, thận, phổi hoặc thậm chí gây dị dạng bào thai.
Thực tế, đường lụa không rõ nhãn mác, xuất xứ được bày bán tràn lan hiện nay chỉ là một chất tạo ngọt trôi nổi. Hóa chất làm ngọt, chất tẩy, tạp chất... trong đường lậu trôi nổi tích tụ dần trong cơ thể, về lâu dài chắc chắn sẽ gây hại cho sức khỏe con người. Người tiêu dùng chỉ nên sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc, nhãn mác, đầy đủ thông tin về thành phần, chất lượng. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng cần sớm vào cuộc, chấm dứt tình trạng bày bán tràn lan đường lụa nhập lậu, không rõ xuất xứ, nhãn mác.
Theo Nguyễn Hương Giang
Gia đình & Xã hội