Theo dự báo, đợt nắng nóng này còn duy trì đến hết tuần, trong đó nhiệt độ lúc cao nhất có thể lên trên 41 độ C. Tuy đây chỉ mới là đợt nắng nóng kéo dài nhất từ đầu năm tới nay - gần một tuần, nhưng nhiệt độ quá cao đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.
Đi ngoài đường: Phải có trang phục chống nắng
Để đối phó với cái nắng chói chang khi ra đường, theo tôi phải có trang phục chống nắng: Khẩu trang, áo dài tay... không chỉ giúp tránh sự bỏng rát do ánh nắng mà còn giúp giữ được làn da không bị đen. Năm nay, các mẫu khẩu trang chống nắng chủ yếu vẫn là những mẫu khẩu trang phủ kín mặt, cổ và tai:
Khác với mọi năm áo chống nắng chỉ tập trung chủ yếu với chất liệu vải thô dày, thì năm nay còn có chất liệu vải lanh, vải thô mỏng tạo cho người mặc cảm giác mát. Kinh nghiệm của cá nhân tôi là nên sử dụng các áo liền mũ, có phủ tay, kéo khóa. Giá áo chống nắng năm nay không đắt hơn nhiều so với năm ngoái. Loại áo lửng chất liệu mỏng từ 70.000 – 110.000đ/chiếc, áo chống nắng vải thô hai lớp: 130.000 - 140.000đ/chiếc...
Đặc biệt với chị em mặc váy, để không bị rát và đen chân khi đi xe máy ra đường đã có loại chân váy quây chống nắng. Loại này được may chun ở eo để lên xuống xe dễ dàng và có khuy hoặc miếng dính rất tiện lợi khi mặc. Giá loại chân váy này dao động ở mức: 95.000 – 110.000đ/chân váy và 200.000 – 220.000đ/áo dài đến gót.
Các loại trang phục chống nắng có thể mua ở rất nhiều chợ, cửa hàng.
Anh Thu
Ăn uống: Không dùng tiết, mật ba ba, rùa, rắn
Theo kinh nghiệm dinh dưỡng, quan trọng nhất trong thời gian nắng nóng là giữ gìn cho cơ thể không bị mất nước. Do đó, cần cố gắng tăng cường các loại nước trái cây.
Là người nội trợ, điều tôi lo lắng nhất chính là nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong mùa hè tăng cao hơn do nắng nóng. Vì thế tôi thường xuyên làm sạch các vật dụng, dụng cụ trong bếp; rửa tay trước khi nấu ăn cũng như trước khi ăn. Với thực phẩm tươi sống nếu chưa dùng ngay, tôi đưa vào bảo quản trong tủ lạnh đúng theo hướng dẫn có trong catologue của tủ lạnh. Tất cả các thức ăn phải được nấu chín ở nhiệt độ từ 600 đến 1000C. Bữa ăn gia đình những ngày này luôn tránh thức ăn có nhiều gia vị, giảm bớt muối, đổi lại ăn nhiều rau quả có lượng nước cao như dưa leo, bầu bí...
Tôi được biết dân gian dạy không ăn rau sống, quả xanh, uống nước lã. Điều này đặc biệt hữu ích trong những ngày nắng nóng kéo dài. Ngày nay, khi nắng nóng cũng không nên ăn tiết canh các loại gia súc, gia cầm kể cả tiết, mật của ba ba, rùa, rắn trong các cuộc nhậu.
Khi nắng nóng, nếu buộc phải ra đường, tôi cố gắng sắp xếp để tránh khoảng thời gian từ 10h đến 15h, nhất là lúc ông bà ta đúc kết “nắng xiên khoai” lúc 14h. Lúc đó nắng rất gay gắt và chiếu xiên ngang; đi đường dễ bị chiếu thẳng vào gáy, gây nguy hiểm. Trước khi ra khỏi nhà, bao giờ tôi cũng chuẩn bị sẵn nước uống có pha thêm ít muối ăn để lúc về có thể bổ sung ngay khoáng chất.
Mai Linh
Lời khuyên của bác sĩ: Chú ý tới sức khoẻ khi thời tiết quá nóng
Trong cái nóng gần 400C, người già, trẻ em, đặc biệt là người mắc bệnh mạn tính rất dễ ốm nếu không biết cách phòng bệnh hoặc tránh những biến chứng đáng tiếc. Các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên giúp người dân giữ gìn sức khoẻ, nâng cao hệ miễn dịch, tránh phải đến BV trong những ngày này.
PGS-TS Phạm Nhật An - PGĐ BV Nhi TƯ - cho hay: Ngày nóng, hoặc lúc chuyển mùa, người dân sẽ ngồi máy điều hoà, dưới quạt, tắm nhiều hơn. Đó là điều kiện thuận lợi dẫn đến mắc các bệnh đường hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản, hen… Mặt khác, mùa nóng cũng là mùa của bệnh đường tiêu hoá, bởi thức ăn dễ hỏng, người dân ăn đồ nước nhiều hơn, nếu đồ ăn không sạch và đã bị ôi thiu dẫn đến mắc bệnh tiêu chảy. Nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của con người, làm giảm sức để kháng. Hệ thống tim mạch phải hoạt động nhiều hơn, cơ thể bài tiết tăng nên cần nhiều nước hơn.
Mùa hè, lượng nước mất đi theo đường bài tiết - tuỳ con người vận động ở mức độ nào, có ngồi điều hoà hay không - khoảng 1,5-3l. vì thế, theo BS Đồng Văn Thành - khoa Khám bệnh, BV Bạch Mai: Bệnh nhân nào cũng được hướng dẫn uống đủ nước, khoảng 1,5-2l nước/ngày, ngoài ăn uống. Nhưng trên thực tế, người dân không có thói quen bổ sung đủ nước. Đặc biệt người bị bệnh cao huyết áp, nếu không bổ sung nước mà vẫn uống thuốc huyết áp có yếu tố lợi tiểu, họ sẽ thấy mệt hơn, cơ thể uể oải, không muốn hoạt động. Họ lại tưởng là bị tăng huyết áp, lại uống thêm thuốc ngoài đơn đã kê một cách không cần thiết. Vì thế, bổ sung nước đủ theo nhu cầu là quan trọng để cân bằng tuần hoàn trong cơ thể. Trời nóng, việc ăn nhạt là có lợi, bởi nồng độ Na trong máu giảm đi, cân bằng tỉ trọng khoáng.
Đối với trẻ em, BS Cấn Phú Nhuận - Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi TƯ - khuyên: Tránh cho các cháu chạy ra sân chơi lúc trời nóng. Cha mẹ nên chuẩn bị sẵn nước đun sôi, sạch để trẻ sẽ uống khi khát. Nhắc nhở con khi đi đâu về nên uống nước chứ không nên ép các cháu uống nước nếu không khát, vì có thể mắc bệnh đau đầu, phù não do cơ thể phải vận động quá nhiều để đào thải lượng nước được đưa vào cơ thể cũng quá nhiều.
Đi ngoài đường: Phải có trang phục chống nắng
Để đối phó với cái nắng chói chang khi ra đường, theo tôi phải có trang phục chống nắng: Khẩu trang, áo dài tay... không chỉ giúp tránh sự bỏng rát do ánh nắng mà còn giúp giữ được làn da không bị đen. Năm nay, các mẫu khẩu trang chống nắng chủ yếu vẫn là những mẫu khẩu trang phủ kín mặt, cổ và tai:
Khác với mọi năm áo chống nắng chỉ tập trung chủ yếu với chất liệu vải thô dày, thì năm nay còn có chất liệu vải lanh, vải thô mỏng tạo cho người mặc cảm giác mát. Kinh nghiệm của cá nhân tôi là nên sử dụng các áo liền mũ, có phủ tay, kéo khóa. Giá áo chống nắng năm nay không đắt hơn nhiều so với năm ngoái. Loại áo lửng chất liệu mỏng từ 70.000 – 110.000đ/chiếc, áo chống nắng vải thô hai lớp: 130.000 - 140.000đ/chiếc...
Đặc biệt với chị em mặc váy, để không bị rát và đen chân khi đi xe máy ra đường đã có loại chân váy quây chống nắng. Loại này được may chun ở eo để lên xuống xe dễ dàng và có khuy hoặc miếng dính rất tiện lợi khi mặc. Giá loại chân váy này dao động ở mức: 95.000 – 110.000đ/chân váy và 200.000 – 220.000đ/áo dài đến gót.
Các loại trang phục chống nắng có thể mua ở rất nhiều chợ, cửa hàng.
Anh Thu
Ăn uống: Không dùng tiết, mật ba ba, rùa, rắn
Theo kinh nghiệm dinh dưỡng, quan trọng nhất trong thời gian nắng nóng là giữ gìn cho cơ thể không bị mất nước. Do đó, cần cố gắng tăng cường các loại nước trái cây.
Là người nội trợ, điều tôi lo lắng nhất chính là nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong mùa hè tăng cao hơn do nắng nóng. Vì thế tôi thường xuyên làm sạch các vật dụng, dụng cụ trong bếp; rửa tay trước khi nấu ăn cũng như trước khi ăn. Với thực phẩm tươi sống nếu chưa dùng ngay, tôi đưa vào bảo quản trong tủ lạnh đúng theo hướng dẫn có trong catologue của tủ lạnh. Tất cả các thức ăn phải được nấu chín ở nhiệt độ từ 600 đến 1000C. Bữa ăn gia đình những ngày này luôn tránh thức ăn có nhiều gia vị, giảm bớt muối, đổi lại ăn nhiều rau quả có lượng nước cao như dưa leo, bầu bí...
Tôi được biết dân gian dạy không ăn rau sống, quả xanh, uống nước lã. Điều này đặc biệt hữu ích trong những ngày nắng nóng kéo dài. Ngày nay, khi nắng nóng cũng không nên ăn tiết canh các loại gia súc, gia cầm kể cả tiết, mật của ba ba, rùa, rắn trong các cuộc nhậu.
Khi nắng nóng, nếu buộc phải ra đường, tôi cố gắng sắp xếp để tránh khoảng thời gian từ 10h đến 15h, nhất là lúc ông bà ta đúc kết “nắng xiên khoai” lúc 14h. Lúc đó nắng rất gay gắt và chiếu xiên ngang; đi đường dễ bị chiếu thẳng vào gáy, gây nguy hiểm. Trước khi ra khỏi nhà, bao giờ tôi cũng chuẩn bị sẵn nước uống có pha thêm ít muối ăn để lúc về có thể bổ sung ngay khoáng chất.
Mai Linh
Lời khuyên của bác sĩ: Chú ý tới sức khoẻ khi thời tiết quá nóng
Trong cái nóng gần 400C, người già, trẻ em, đặc biệt là người mắc bệnh mạn tính rất dễ ốm nếu không biết cách phòng bệnh hoặc tránh những biến chứng đáng tiếc. Các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên giúp người dân giữ gìn sức khoẻ, nâng cao hệ miễn dịch, tránh phải đến BV trong những ngày này.
PGS-TS Phạm Nhật An - PGĐ BV Nhi TƯ - cho hay: Ngày nóng, hoặc lúc chuyển mùa, người dân sẽ ngồi máy điều hoà, dưới quạt, tắm nhiều hơn. Đó là điều kiện thuận lợi dẫn đến mắc các bệnh đường hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản, hen… Mặt khác, mùa nóng cũng là mùa của bệnh đường tiêu hoá, bởi thức ăn dễ hỏng, người dân ăn đồ nước nhiều hơn, nếu đồ ăn không sạch và đã bị ôi thiu dẫn đến mắc bệnh tiêu chảy. Nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của con người, làm giảm sức để kháng. Hệ thống tim mạch phải hoạt động nhiều hơn, cơ thể bài tiết tăng nên cần nhiều nước hơn.
Mùa hè, lượng nước mất đi theo đường bài tiết - tuỳ con người vận động ở mức độ nào, có ngồi điều hoà hay không - khoảng 1,5-3l. vì thế, theo BS Đồng Văn Thành - khoa Khám bệnh, BV Bạch Mai: Bệnh nhân nào cũng được hướng dẫn uống đủ nước, khoảng 1,5-2l nước/ngày, ngoài ăn uống. Nhưng trên thực tế, người dân không có thói quen bổ sung đủ nước. Đặc biệt người bị bệnh cao huyết áp, nếu không bổ sung nước mà vẫn uống thuốc huyết áp có yếu tố lợi tiểu, họ sẽ thấy mệt hơn, cơ thể uể oải, không muốn hoạt động. Họ lại tưởng là bị tăng huyết áp, lại uống thêm thuốc ngoài đơn đã kê một cách không cần thiết. Vì thế, bổ sung nước đủ theo nhu cầu là quan trọng để cân bằng tuần hoàn trong cơ thể. Trời nóng, việc ăn nhạt là có lợi, bởi nồng độ Na trong máu giảm đi, cân bằng tỉ trọng khoáng.
Đối với trẻ em, BS Cấn Phú Nhuận - Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi TƯ - khuyên: Tránh cho các cháu chạy ra sân chơi lúc trời nóng. Cha mẹ nên chuẩn bị sẵn nước đun sôi, sạch để trẻ sẽ uống khi khát. Nhắc nhở con khi đi đâu về nên uống nước chứ không nên ép các cháu uống nước nếu không khát, vì có thể mắc bệnh đau đầu, phù não do cơ thể phải vận động quá nhiều để đào thải lượng nước được đưa vào cơ thể cũng quá nhiều.
Comment