Đu đủ - Vị thuốc chữa bệnh
Đu đủ là thực phẩm chứa nhiều carotenoid nhất, chiếm đến 7,2mg trong một quả trong khi mơ chỉ chứa 2,6mg. Carotenoid chính là nhóm chất chống oxy hóa rất mạnh, rất hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư.
Trong số 19 chất carotenoid thì chủ yếu là các nhóm cryptoxanthin, beta-caroten, cryptoflavin. Ngoài ra đu đủ cũng rất giàu vitamin A, B, C. Trong 10g quả chứa 0,2 g protein, 14,5 g hydrat carbon, 1g lipid và 0,11 g khoáng chất.
Trong y học cổ truyền Nam Mỹ, đu đủ được đánh giá có hiệu lực trị bệnh tiểu đường, hen suyễn và chống ký sinh trùng đường ruột và điều trị hiệu quả bệnh ho lao nếu dùng đều đặn trong thời gian dài.
Đu đủ còn được đánh giá cao trên lĩnh vực thực phẩm chức năng nhờ các enzym như papain, có tác dụng giống như các enzym do dạ dày tiết ra nên rất cần thiết cho việc tiêu hóa thực phẩm.
Tác dụng của papain trong đu đủ:
Enzym papain từ đu đủ giống như bromelin từ dứa (thơm) là nguồn enzym thực vật có tác dụng giống pepsin của dạ dày hoăc trypsin của dịch tụy.
Enzym này tỏ ra hết sức hiệu quả trong việc phân hủy các hỗn hợp protein, nhất là trong các bệnh xơ hóa túi mật, tiêu hóa khó khăn và nóng rát dạ dày, thiểu năng tuyến tụy làm giảm hàm lượng enzym pancreatin tiết ra.
Không chỉ là một thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin, đu đủ còn là một thực phẩm đóng góp vào việc cải thiện tình trạng hoạt động của nhiều chức năng trong cơ thể, nhất là trong lĩnh vực tim mạch và ung thư.
Đu đủ trong cuộc sống hàng ngày
- Đu đủ là loại quả tráng miệng tốt sau các bữa ăn để bổ sung nhu cầu vitamin thiên nhiên cho cơ thể, nhất là bêta caroten khi vào cơ thể được biến dưỡng thành vitamin A. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều có thể dẫn đến vàng da.
- Đu đủ non hầm móng giò là một món ăn tạo sữa rất quen thuộc cho các bà mẹ đang cho con bú.
- Đu đủ xanh giúp các bà nội trợ hầm các loại thịt dai cho mau mềm.
Dùng đu đủ làm thực phẩm chức năng:
- Góp phần hỗ trợ sự tiêu hóa sau những bữa ăn gây nặng bụng hoặc dùng làm ước ép uống khi có rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, viêm ruột kể cả trẻ em trong thời kỳ mọc răng.
- Tại Nhật có một sản phẩm rất được ưa chuộng tên là “Immun’Age” từ đu đủ lên men chống lão hoá.
- Tại các quốc gia nhiệt đới, người ta dùng nhựa từ đu đủ xanh hoặc hạt làm thuốc chống ký sinh trùng đường ruột như tẩy giun kim, giun đũa, sán heo... dưới dạng thuốc sắc. Nước sắc này còn có tác dụng kích thích chức năng gan, mật hoạt động.
Vì thế xin đừng quên đu đủ trong thực phẩm dinh dưỡng trong gia đình, nhất là khi nó rất rẻ!
Đu đủ là thực phẩm chứa nhiều carotenoid nhất, chiếm đến 7,2mg trong một quả trong khi mơ chỉ chứa 2,6mg. Carotenoid chính là nhóm chất chống oxy hóa rất mạnh, rất hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư.
Trong số 19 chất carotenoid thì chủ yếu là các nhóm cryptoxanthin, beta-caroten, cryptoflavin. Ngoài ra đu đủ cũng rất giàu vitamin A, B, C. Trong 10g quả chứa 0,2 g protein, 14,5 g hydrat carbon, 1g lipid và 0,11 g khoáng chất.
Trong y học cổ truyền Nam Mỹ, đu đủ được đánh giá có hiệu lực trị bệnh tiểu đường, hen suyễn và chống ký sinh trùng đường ruột và điều trị hiệu quả bệnh ho lao nếu dùng đều đặn trong thời gian dài.
Đu đủ còn được đánh giá cao trên lĩnh vực thực phẩm chức năng nhờ các enzym như papain, có tác dụng giống như các enzym do dạ dày tiết ra nên rất cần thiết cho việc tiêu hóa thực phẩm.
Tác dụng của papain trong đu đủ:
Enzym papain từ đu đủ giống như bromelin từ dứa (thơm) là nguồn enzym thực vật có tác dụng giống pepsin của dạ dày hoăc trypsin của dịch tụy.
Enzym này tỏ ra hết sức hiệu quả trong việc phân hủy các hỗn hợp protein, nhất là trong các bệnh xơ hóa túi mật, tiêu hóa khó khăn và nóng rát dạ dày, thiểu năng tuyến tụy làm giảm hàm lượng enzym pancreatin tiết ra.
Không chỉ là một thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin, đu đủ còn là một thực phẩm đóng góp vào việc cải thiện tình trạng hoạt động của nhiều chức năng trong cơ thể, nhất là trong lĩnh vực tim mạch và ung thư.
Đu đủ trong cuộc sống hàng ngày
- Đu đủ là loại quả tráng miệng tốt sau các bữa ăn để bổ sung nhu cầu vitamin thiên nhiên cho cơ thể, nhất là bêta caroten khi vào cơ thể được biến dưỡng thành vitamin A. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều có thể dẫn đến vàng da.
- Đu đủ non hầm móng giò là một món ăn tạo sữa rất quen thuộc cho các bà mẹ đang cho con bú.
- Đu đủ xanh giúp các bà nội trợ hầm các loại thịt dai cho mau mềm.
Dùng đu đủ làm thực phẩm chức năng:
- Góp phần hỗ trợ sự tiêu hóa sau những bữa ăn gây nặng bụng hoặc dùng làm ước ép uống khi có rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, viêm ruột kể cả trẻ em trong thời kỳ mọc răng.
- Tại Nhật có một sản phẩm rất được ưa chuộng tên là “Immun’Age” từ đu đủ lên men chống lão hoá.
- Tại các quốc gia nhiệt đới, người ta dùng nhựa từ đu đủ xanh hoặc hạt làm thuốc chống ký sinh trùng đường ruột như tẩy giun kim, giun đũa, sán heo... dưới dạng thuốc sắc. Nước sắc này còn có tác dụng kích thích chức năng gan, mật hoạt động.
Vì thế xin đừng quên đu đủ trong thực phẩm dinh dưỡng trong gia đình, nhất là khi nó rất rẻ!
Comment