Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Hạt methi / tiểu đường...

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hạt methi / tiểu đường...



    Một người bạn mình có người quen bạn ở bên Virginia bị bệnh tiểu đường nặng, 2 chân sưng đi không được, sắp phải lọc thận mà nhờ uống nước trà pha từ hột Methi Seeds này mà lành bệnh. Bây giờ người đó đã đi đứng ăn uống bình thường, không cần uống và chích thuốc tiểu đường nữa. Bạn vừa chỉ cho, mình vội đưa lên đây. Mong các bạn nào có người thân đang bị bệnh tiểu đường thì thử xem có kết quả không. Nếu có kết quả tốt giảm hay lành được bệnh tiểu đường thì nhớ thông báo cho tất cả biết để phổ biến rộng rải hơn.

    Đây là toa thuốc:

    METHI SEEDS TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.

    ----1 muổng nhỏ (muổng cà phê) hột methi seeds cho vào bình thủy nước sôi, (pha như pha trà) rồi chế ra uống như uống trà cả ngày. Uống hết nước đầu thì chế thêm nước sôi pha lần thứ 2 cho đến khi nào hột Methi seeds nhạt hết, không còn mùi vị thì đổ xác đi.
    ---Mỗi ngày pha uống 1 muỗng nhỏ thôi. Uống chừng 2, 3 ngày là có kết quả, nhưng vẫn tiếp tục uống như uống nước trà mỗi ngày. Khi nào hết bệnh thì bớt lại pha nửa muỗng methi seeds thôi.
    ---Trong thời gian uống nước Methi seeds này, đường có giảm nhưng phải cẩn thận. Vẫn cố gắng kiêng cử và tập thể dục đều.

    Note: Các bạn có thể mua hạt methi seeds ở các tiệm Ấn Độ (Indian grocery)

    Kèm theo bài báo dưới đây. Gửi các bạn đọc thêm tài liệu:

    Methi seeds help bring down blood glucose level
    Anuradha Mascarenhas

    Trust the good old green leafies to come to the rescue. For millions of diabetics, hope comes inthe form of fenugreek (methi) seeds. Scientists at the Pune-based National Centre for Cell Science (NCCS) have prepared a novel formulation from extracts of fenugreek seeds that helps bring down the blood glucose level in the body and hence proves to be a boon for diabetic patients.

    Scientists realized that to manage a chronic disease such as diabetes, it was pertinent to test the sustained lowering of blood glucose levels for a long period of time. Their research demonstrated the anti-diabetic potential of the formulation that remained effective for a longer period of time.

    The encouraging results have now led a herbal medicine company, Indus Biotech, to venture into the field and take the same extract for a factory-level preparation. Dr Manoj Bhat, scientist at NCCS whose research on the “hypoglycemic effect of a novel dialysed fenugreek seeds extract is sustainable and is mediated, in part, by the activation of hepatic enzymes” is published in ‘Phytotherapy Research’ journal and the British Journal of Pharmacology. It says there is a great scope for plant-derived pharmaceuticals, which can work as an alternative to the current management of hypeglycemia. Diabetes mellitus is an alarming medical problem affecting more than 194 million people. Persisting diabetic conditions often lead to damage of blood vessels, increased risk of coronary artery disease, stroke, blindness, nerve damage, and in extreme situations, may even lead to amputations


    ST
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:


  • #2
    Hạt methi - “cứu tinh” của người tiểu đường

    Hiện nay y học đã nghiên cứu, chiết xuất được một số hoạt chất có trong hạt methi (ảnh), hoạt chất này giúp hạ lượng đường trong máu rất tốt. Nghiên cứu cho thấy tác dụng hạ đường huyết rất hữu hiệu nhất là ở những bệnh nhân bị tiểu đường không tùy thuộc vào insulin, còn gọi là tiểu đường type 2.




    Các nghiên cứu còn cho thấy rằng ngoài tác dụng hạ đường trong máu, hạt methi còn làm giảm được một số triệu chứng của người tiểu đường như khát nước, đi tiểu nhiều lần, yếu mệt và sụt cân. Hiện nay trên thế giới hạt methi được sử dụng như một loại thực phẩm: ở Ấn Độ sử dụng hạt methi như một loại gia vị để làm thơm các món ăn, dùng riêng hoặc trộn với bột cà ri; Thụy Sĩ dùng làm hương liệu chế biến phomai; Mỹ dùng hạt để chế biến thực phẩm và làm gia vị cho các món canh hoặc xúp, đọt non của cây được băm nhỏ, trộn chung vào các món salad, lá được hấp chín rồi ăn như rau.

    Tên khoa học của methi là Trigonella faenum graecum L., thuộc họ đậu. Theo các tài liệu nghiên cứu, trong hạt methi có chứa protein 26,2%, lipid không no 5,8%, khoáng tố 3% gồm sắt, calci, phosphor, magnesium, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, vitamin gồm có vitamin C, acid folic, thiamin, riboflavin, niacin, chất xơ 3% và 44,2% là đường. Trong hạt còn có alcaloid trigonellin, cholin, saponin, chất dầu, flavonoid và chất nhày (đều là những chất có ích cho cơ thể). Ngoài vai trò “cứu tinh” cho người tiểu đường, hạt methi còn chữa được rối loạn tiêu hóa, dạ dày, hạ sốt, viêm họng, ho... (mỗi ngày uống 4 tách trà hạt methi, các triệu chứng trên sẽ được cải thiện rõ rệt).

    Chưa hết, methi còn trị được gàu: ngâm 2 muỗng hạt trong nước và để qua đêm, sáng hôm sau lấy hạt đã ngâm mềm đem nghiền nát thành một khối dẻo, bôi lên da đầu sau đó để yên trong 1 giờ rưỡi, gội đầu lại thật sạch.

    Chữa sưng tấy và phỏng lửa: nghiền lá rồi đắp như cao dán lên ngay chỗ sưng đau bên trong hoặc bên ngoài hoặc đắp lên chỗ phỏng, nó có tác dụng làm êm dịu và làm mát. Riêng đối với phụ nữ, hạt methi còn có các công dụng tốt như giúp trẻ lâu nhờ trong thành phần hạt có chứa các chất như butylated hydroxyanisole và butylated hydroxytoluen có tác dụng chống oxy hóa tế bào. Đắp lên mặt mỗi đêm trước khi đi ngủ 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm có tác dụng ngăn ngừa các vết thâm nám, mụn cám, tàn nhang, làm da mịn không khô ráp.


    DS. LÊ KIM PHỤNG
    Nguồn : báo khoa học phổ thông
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

    Comment


    • #3
      Hạ cholesterol, ổn định đường huyết bằng hạt methi

      Việc sử dụng cây cỏ thiên nhiên để phòng và chữa bệnh hiện nay đang là xu hướng toàn cầu vừa ít tốn kém mà hiệu quả cũng không phải nhỏ. Hạt methi có thể giúp giảm nồng độ đường và cholesterol trong máu.




      Giảm cholesterol

      Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ hạt methi giúp giảm mức cholesterol trong máu. Một nghiên cứu tại Medical College (Ấn Độ) đã tiến hành đo nồng độ cholesterol trong máu của 60 người (không dùng bất cứ thuốc hạ cholesterol nào). Sau đó, những người tham gia chỉ được ăn một chén xúp có chứa khoảng 20 g hạt methi trước hai bữa ăn trưa và ăn tối hàng ngày. Sau 4 tuần tiêu thụ đã thấy mức cholesterol của họ bắt đầu giảm với tỷ lệ được ghi nhận 14%. Điều này chính là do hạt methi làm giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) một cách đáng kể. Hạt methi còn chứa 25% galactomannan, đây là một loại chất xơ hòa tan tự nhiên, nhờ đó ăn hạt methi mỗi ngày còn giúp ngăn chặn các bệnh tim mạch, huyết áp, cải thiện hệ tuần hoàn.
      Hạ thấp glucose trong máu

      Những người bị bệnh tiểu đường type 2, nếu mỗi ngày dùng 20 - 25 g hạt methi sẽ giúp hạ thấp lượng glucose trong máu. Theo một nghiên cứu từ các chuyên gia Ấn Độ khi họ cho thêm hạt methi vào khẩu phần ăn của các bệnh nhân thuộc tiểu đường type 1, sau đó ghi nhận đường trong nước tiểu đã giảm được 54%. Kết quả này có được chính nhờ hai chất, một là galactomannan giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu, hai là acid amin 4-hydroxyisoleucin kích thích sự tiết insulin nhờ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Như vậy hạt methi rất hữu ích cho cả hai nhóm tiểu đường type 1 và 2.

      Ngoài các kết quả nghiên cứu trên, hạt methi còn có tác dụng tốt trên hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, phòng ngừa chứng ung thư ruột kết, giúp phụ nữ có thai dễ sinh, tăng tiết sữa, bảo vệ da và tóc, điều kinh, giảm các triệu chứng nóng bừng mặt, bứt rứt và đau rát âm đạo ở giai đoạn tiền mãn kinh.
      Cách dùng

      Cách dùng rất đơn giản, mỗi ngày khoảng 15 - 20 g hạt, rang hạt cho thơm, tán thành bột, pha nước uống, hoặc lấy hạt sống chưa rang, ngâm trong ly có chứa 200 ml nước lạnh, để qua một đêm cho hạt nở ra, sáng dậy uống hết nước trong ly, bỏ xác. Hạt có mùi thơm như vị rau cần tây, dễ uống. Hạt methi được xếp vào nhóm gia vị nên không có độc tính, tuy nhiên nếu dùng quá liều sẽ có cảm giác khó chịu ở bụng, dạ dày, phụ nữ có thai gần đến ngày sinh không nên dùng vì có thể gây sẩy thai.

      Hiện nay, loại hạt này được bán ở cửa hàng thực phẩm tại nhiều nước trên thế giới (ảnh), ở nước ta cũng có trồng nhưng chưa thu hoạch được nhiều, chủ yếu là nhập từ Ấn Độ.
      Thông tin về cholesterol

      Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và nhiều nội tiết tố trong cơ thể. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, gan cũng phải dùng cholesterol sản xuất ra mật phục vụ hoạt động tiêu hóa. Cholesterol vào cơ thể từ những thức ăn hàng ngày có trong thịt mỡ, trứng, bơ, pho mát... chiếm 20% nhu cầu cholesterol trong cơ thể. Bên cạnh đó cholesterol do gan tạo ra chiếm 80%. Gan có khả năng tổng hợp cholesterol từ những chất khác như đường, bột, đạm. Có thể nói cơ thể con người không thể tồn tại nếu không có cholesterol, nhưng sự gia tăng quá mức của cholesterol và đường trong máu lại chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, và nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm khác.

      Nồng độ cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình vữa xơ động mạch và dần dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim, não bộ và các cơ quan khác của cơ thể. Khi động mạch vành bị hẹp sẽ làm giảm dòng máu tới nuôi cơ tim gây ra cơn đau thắt ngực. Nếu một cục máu đông hình thành trong một động mạch bị tắc nghẽn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột tử, các kết quả nghiên cứu cho thấy 97% cơn đau tim có nguyên nhân do xơ vữa động mạch. Nếu đó là động mạch dẫn lên não thì một cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não có thể xảy ra, còn nếu động mạch dẫn đến thận sẽ dẫn đến chứng tăng huyết áp do thận.

      Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy nếu làm giảm lượng cholesterol thừa trong máu sẽ giúp giảm hơn 30% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (nhiều nguy cơ từ chế độ dinh dưỡng ít rau, nhiều đạm, thịt...). Các loài thảo dược và thực phẩm thiên nhiên có tác dụng làm giảm lượng cholesterol có hại và làm tăng lượng cholesterol có lợi trong máu là các loại rau, củ, quả, hạt là các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan (có khả năng làm giảm sự hấp thu cholesterol qua màng ruột). Trong các loại thực phẩm này có thể kể đến hạt methi. Trong những năm gần đây nhiều nước trên thế giới bắt đầu biết sử dụng hạt methi (một loại hạt được thu hoạch từ cây cỏ cà ri, fenugreek seeds) như một loại gia vị dùng chế biến trong các bữa ăn hàng ngày nhưng mục đích chính là để phòng và chữa bệnh mặc dù nó đã được sử dụng hàng nhiều thế kỷ qua tại các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan…


      Nghiên cứu cho thấy trong hạt methi có chứa rất nhiều nhóm hoạt chất rất hữu ích cho sức khỏe như protein, khoáng tố 3% gồm sắt, calci, phosphor, magnesium, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, vitamin C, acid folic, vitamin nhóm B như thiamin, riboflavin, niacin, và nhiều chất xơ, chất nhày. Trong hạt còn có các alcaloid như trigonellin, cholin, saponin, chất dầu, flavonoid...


      PGS. TS. PHẠM HUY HÙNG (Đại học y dược TP.HCM)
      Nguồn : báo khoa học phổ thông
      Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

      Comment


      • #4
        Hồ lô bá (Fenugreek) Gia vị hay Vị thuốc?

        Tên Hồ lô ba (do nguồn gốc từ Trung dược) và Fenugreek có phần xa lạ với đa số người Việt trong và ngoài nước, nhưng thật ra rất quen thuộc với những bà nội trợ hay dùng đến bột "cà ri". Tại nhiều nơi trên thế giới, Fenugreek không những được trồng để lấy hạt làm gia vị, nhưng còn được dùng làm rau và làm thuốc trị bệnh. Cây cũng được trồng thử tại một số địa phương tại Việt Nam.




        Fenugreek được xem là một trong những cây đầu tiên được nhân loại trồng .. cây đã được trồng tại vùng thung lũng sông Nile tứ 1000 năm truớc Tây lịch. Các văn bản tìm được trong các ngôi cổ mộ Ai cập đã mô tả cách nấu nướng fenugreek khi dùng làm thực phẩm và cách chế biến cây để làm thuốc (trị nóng sốt). Hạt fenugreek khô đã được tìm thấy trong mộ của Tutankhamen. Hạt cháy khô tìm được tại Tell Halal (Iraq) được định bằng Carbon phóng xạ cho thấy niên đại khoảng 4000 năm (trước Tây lịch). Người Hy lạp và La mã (theo Cato) đã trồng cây để nuôi gia súc, và để làm thuốc. Hippocrates đã dùng fenugreek để trị nóng sốt. Người Ai cập dùng cây làm một trong các hợp chất để xông hương và để ướp xác.


        Fenugreek, được ghi trong lịch sử Do thái, như là một võ khí chống ngoại xâm! Năm 66-70 Tây lịch, Tường La Mã (sau thành Hoàng đế) Vespasian bao vây thành Jerusalem và ra lệnh cho quân sĩ san bằng bức tường thành. Phương thức phòng thủ của dân Jerusalem là đổ nước sôi hay dầu sôi vào quân xâm lấn dùng thang trèo lên mặt thành và theo Sử gia Flavius Josephus thì người Do thái đã thêm dầu fenugreek vào nước sôi để gây tăng thêm sư trơn trợt cho quân La mã.


        Fenugreek có nguồn gốc tại những vùng quanh Địa Trung hải và Tây Á. Cây được các tu sĩ dòng Benedictins đưa về Trung Âu từ thế kỷ thứ 9 và Charlemagne (812) đã cổ võ việc sử dụng cây này. Cây cũng được du nhập vào Trung Hoa từ thời nhà Tống (1057 tây lịch).


        Phụ nữ Ả rập, từ Libya đến Syria ăn hạt fenugreek rang để tăng cân và giúp tạo thân hình thẩm mỹ theo trường phái Ruben (cho đến thế kỷ 19, thân hình phụ nữ được xem là đẹp cần phải phát triển, nẩy nở và đều đặn nhất là các phần hông). Các vị "chủ nhân" của các harem ăn hạt để làm thuôc kích thích tình dục (aphrodisiac), hiện nay tại nhiều nơi trong thế giới Ả rập vẫn xem hạt fenugreek như một vị thuốc kích dục (?). Các bà mẹ nuôi con tại Ethopia ăn thêm fenugreek để giúp có nhiều sữa.


        Tên khoa học và các tên gọi khác:
        Trigonella foenum-graecum thuộc họ thực vật fabacêa.
        Tên Anh-Mỹ khác Greek hay, Bird's Foot
        Pháp: Fenugrec; Đức: Bockshornklee; Tây Ban nha: Alholva; Ý: Fieno Greco; Nhật: Koroha
        Tên Ấn độ: Methi, Methi saag; Phạn: Methika
        Tên Trigonella, do tiếng Hy lạp có nghĩa là có 3 cạnh, do hình dạng của hoa. Tên Anh ngữ Fenugreek, do "foenum-graecum", tiếng latinh có nghĩa là rơm Hy lạp: cây đã được dùng để trộn thêm các rơm rạ có phẩm chất kém để tạo mùi thơm. Trước đây tại Hy lạp, fenugreek được trộn vào các rơm rạ bị mốc hay bị hư hỏng do côn trùng phá hoại, giúp rơm trở thành dễ ăn hơn, và hơn nữa trong thiên nhiên trâu bò và ngựa khi đau ốm chỉ chịu ăn fenugreek.


        Đặc tính thực vật:
        Cây thuộc loại thảo hằng niên, có thân tròn không lông, mọc thẳng đứng, có thể cao 60-80 cm, rễ phát triển. Lá mọc so le, có mang 3 lá chét (lá phụ) xoan ngược, dài 1.5-2 cm, rộng 0.5-1 cm. mép lá có răng cưa ở phân nửa phần trên, phiến có 4 đôi gân phụ. Lá có cuống ngắn 4-6 mm. Hoa màu vàng nhạt hay trắng, mọc ở nách lá, đơn độc hay từng đôi. Tràng hoa dài gấp đôi đài hoa. Quả hình trụ thẳng, hơi cong, dài 10-12 cm, rộng 4-5 mm, có mỏ nhọn ở đầu, chứa 10 đến 20 hạt. Hạt màu nâu sáng, hay vàng-nâu, hình thoi, dẹp, rất cứng (3x4 mm), nhiều cạnh, có mùi thơm. Cây trổ hoa vào các tháng 4-6 và ra quả trong các tháng 7-8.


        Fenugreek thuộc loại có chu kỳ sống ngắn, có thể thu hoạch sau 3-4 tháng gieo trồng và mỗi năm có thể trồng xoay vòng đến 3 lứa.


        Các nước xuất cảng feugreek hiện nay là: Ấn độ, Pháp, Lebanon, Ai cập và Argentina.


        Thành phần hóa học:
        Thành phần hóa học của hạt fenugreek:
        Chất nhày (2.5-45 % gồm các mannogalactans)
        Chất đạm (25-30%) trong đó có các amino acids như choline-4-hydro xyisoleucine, lysine, tryptophan, histidine, arginine, cystine và tyrosine.
        Các chấc ức chế proteinase
        Các saponins loại steroid (1.2-1.5%) gồm cả các trigofoenosides từ A đến G, alycones gồm diosgenin,yamogenin, gitogenin, smilagenin, tigogenin, yuccagenin.
        Ester loại steroid saponin-peptid như foenugraecin
        Các sterols: chất chính là 24xi-ethyl-cholest-5-en-3beta-ole (65%)
        Flavonoids gồm isoorientin, isovitexin, orientin arabinoside, isoorien tin arabinoside, saponaretin, vicenin-1, vicenin-2, vitexin
        Trigonelline (coffearin, N-methylbetaine của nicotinic acid, 0.4%)
        Tinh dầu dễ bay hơi (0.01%): hợp chất tạo mùi 3-hydroxy-4,5đime thyl-2 (5H)-furanone.


        Dược tính của fenugreek:
        Fenugreek và Tiểu đường:
        Hạt fenugreek là một trong số ít dược thảo được WHO và nhiều quốc gia công nhận là có hoạt tính giúp hạ đường trong máụ Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã giúp chứng minh khả năng hạ đường của hạt fenugreek, khi thử trên thú vật và cả khi thử nghiệm lâm sàng nơi người(Phytotherapy Research Số 12-1998).


        Hạt fenugreek, sử dụng đơn độc, hay dùng phối hợp với vanadate, tạo ra một sự bình thường hóa các men glucose-6-phosphatase và fructose-1,6-biphosphatase trong gan và thận của chuột bị tiểu đường. Hoạt tính hạ đường tăng cao hơn khi dùng dưới dạng phối hợp. Hạt fenugreek cũng có hoạt tính giúp bình thường hóa hoạt động của men glyoxalase I nơi gan của chuột bị tiểu đường (Indian Journal of Expe rimental Biology Số 37-1999). Khi cho chuột bình thường và chuột bị gây tiểu đường bằng alloxan dùng fenugreek ở những liều 2 và 8 g/kg hiệu ứng hạ glucose trong máu xẩy ra rất rõ rệt, hiệu ứng này tùy thuộc vào liều sử dụng(Journal of Ethnopharmacology Số 75-2001).


        Khi thử trên thỏ, hạt và các dịch chiết khác nhau đều có những hoạt tính hạ đường (thử bằng test độ dung nạp glucose). Phần chứa nhiều alkaloid là phần có hoạt tính mạnh nhất (Indian Journal of Pharmaceutical Science Số May-June 1987)
        Các nghiên cứu thực hiện trên những người tự nguyện đều ghi nhận tác dụng hạ đường của fenugreek, nhất là nơi những bệnh nhân bị tiểu đường, không tùy thuộc vào insulin (NIĐM): trong một thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát, hoạt tính của 3 chế phẩm từ hạt (hạt tươi, hạt đun sôi và hạt nẩy mầm) được dùng cho 6 người bình thường và 6 bệnh nhân (các bệnh nhân dùng hạt tươi và hạt nẩy mầm), kết quả cho thấy hạt tươi và hạt nẩy mầm làm hạ glucose nơi tất cả 12 người, và hạt đun sôi không có tác dụng (Journal of Food Science and Techno logy Số 33-1996). Một thử nghiệm khác trên 21 bệnh nhân NIDM ghi nhận liều 15 gram hạt cho dùng một lần trong bữa ăn gây hạ glucose trong máu, và không gây những thay đổi về nồng độ insulin (Nutrition Research Số 16-1996). Ngoài ra, cũng trong một thử nghiệm trên 15 bệnh nhân NIĐM, cho dùng hạt fenugreek đã loại chất béo trong 10 ngày, gây hạ glucose trong máu (nhịn ăn đêm trước) và giảm lượng glucose đào thải qua nước tiểu đến 64%. Thữ nghiệm này cho rằng cơ chế tạo ra hạ đường trong máu của fenugreek có thể do hiệu ứng của chất sơ dinh dưỡng (Soluble dietary fiber) trên sự hâp thu glucose nơi ruột và do sự cải thiện hoạt tính ngoại vi của insulin (Nutrition Research Số 10-1990; British Journal of Nutri tion Số 97-2007).


        Hạt fenugreek cũng làm giảm được một số triệu chứng của tiểu đường như khát nước, đi tiểu nhiều lần, yếu mệt và sụt cân.


        Tại các bệnh viện ở Trung Hoa, Saponins tổng cộng trích từ hạt fenugreek đã được dùng phối hợp với sulfonylureas để trị tiểu đường cho thấy sự phối hợp đem lại những kết quả rất tốt, giúp bệnh nhân giảm được sulfonylurea và kiểm soát được mức đường hữu hiệu hơn (Chinese Journal of Integrative Medicine Số 14-2008).


        Fenugreek và Cholesterol:
        Một số nghiên cứu thực nghiệm nơi chuột đã chứng minh được hoạt tính làm hạ Cholesterol của fenugreek (Current Science Số 51-1982).


        Hạt fenugreek giúp ngừa gia tăng cholesterol nơi chuột cho ăn các thực phẩm hay một chế độ ăn uống chứa nhiều cholesterol (British Journal of Nutrition Số 69-1993).


        Một acid amin đặc biệt, trích từ fenugreek: 4-hydroxyisoleucine 5 có khả năng gây hạ triglycerides trong máu đến 33%, cholesterol tỗng cộng đến 22% và acid béo tự do 14%, cùng với sự tăng tỷ lệ HDL-C/TC đến 39% khi thử trên chuột bọ bị gây cao mỡ trong máu (Bio organic & Medicinal Chemistry Letters Số 15-2006)
        Saponin loại steroid, trích từ hạt fenugreek, thử nơi chuột, với liều mỗi ngày 12.5g/ 300g trọng lượng cơ thể làm hạ rõ rệt cholesterol trong huyết tương ở cả chuột bình thường lẫn chuột bị tiểu đường (Steroids Số 60-1995).


        Hoạt tính chống sưng cũa Fenugreek:
        Hạt fenugreek đã được nghiên cứu vế tác dụng chống sưng, thử nghiệm trên chuột lang (albino) bị gây viêm bằng các chất gây sưng khác nhau. Hoạt tính chống sưng được so sánh với sodium salicylate. Dịch chiết từ hạt bằng ether có hoạt tính mạnh nhất (Indian Drugs Số February 1982). Một thử nghiệm khác cũng trên chuột, bị gây đau bằng acid acetic, bằng nhiệt (bị đặt trên đĩa nung nóng), dịch chiết từ hạt fenugreek được so sánh với pentazocine và diclofenac, kết quả ghi nhận phần tan trong nước của dịch chiết có hoạt tính chống sưng và làm giảm đau khá mạnh (Asian Pacific Journal of Clinical Nutrition Số 16-2007).


        Khả năng kháng sinh:
        Fenugreek đã được thử nghiệm về hoạt tính kháng sinh trên 26 loại vi trùng gây bệnh và cho thấy khả năng kháng sinh khá rộng (Natural Products Science Số 7-2001): Dầu béo và Phần không bị savon-hóa, trích từ hạt đều có hoạt tính kháng sinh khá mạnh.


        Hoạt tính diệt ký sinh trùng Sốt rét:
        Dịch chiết bằng các dung môi khác nhau từ lá fenugreek đã được thử nghiệm 'in vitró trên các chủng ký sinh trùng gây sốt rét Plasmodium falciparum (gồm các chủng còn mẫn cảm và các chủng đã kháng chloro quin). Kết quả cho thấy, dịch chiết bằng ethanol 50% có hoạt tính diệt ký sinh trùng mạnh nhất ở liều IC50=8.75 +/- 0.35 microg ml(-1) đối với plasmodium còn phản ứng với chloroquin và ở liều IC50= 10.25 +/- 0.35 microg ml (-1) đối với plasmodium đã kháng chloroquin. Các dịch chiết bằng butanol, chloroform và ethyl acetate tuy cũng có tác dụng nhưng yếu hơn nhiều (Evidence Based Complementary and Alternative Medi cines Số 2 tháng 5, 2008). Hạt fenugreek có khả năng diệt được ấu trùng (lăng quăng) của muổi đòn sóc Anopheles pharoensis: Nồng độ cao hơn 0.5% có thể diệt toàn bộ số lượng lăng quăng (Egyptian Society of Parasitology Số 36-2006).


        Khả năng chống oxy-hóa:
        Nhiều nghiên cứu trong công nghiệp thực phẩm đã cho thấy hạt fenugreek có thể hữu hiệu khi dùng làm chất chống oxy-hóa để bảo quản thực phẩm. Trong một thử nghiệm, tiềm năng chống oxy-hóa của fenugreek có thể so sánh được với các chất kháng oxy tổng hợp như butylated hydroxyanisole và butylated hydroxytoluene (Meat Science Số 57-2001); khả năng kháng-oxy của hạt fenugreek hoạt động rất tốt khi dùng bảo quản thịt heo xay (cà thịt tươi lẫn thịt đông lạnh).


        Khả năng bảo vệ gan chống tác hại của rượu:
        Các polyphenols trích từ hạt fenugreek được nghiên cứu về khả năng bảo vệ gan (nơi chuột) chống lại tác hại của rượu: Ruột bị gây hư gan bằng cho uống thenol 6g/kg mỗi ngày liên tục trong 60 ngày: các triệu chứng hư gan bao gồm các thông số về hoạt động của các men gan, giảm hạ các nhóm sulfohydryl, gia tăng các nhóm carbonyl proteins. Kết quả ghi nhận là fenugreek có hoạt tính tương tự như silymarin (dùng làm đối chứng), giúp cải thiện được các thay đổi bệnh lý ở gan gây ra do rượu (Cell Biology and Toxicology Số 24-2008).


        Khả năng ngừa và trị sạn thận:
        Hạt fenugreek được sử dụng tại Maroc để ngừa và trị sạn thận. Nghiên cứu tại ĐH Cadi-Aỳyad, Marrakech (Maroc) ghi nhận hiện tượng calci hóa trong thận và lượng calcium tổng cộng nơi các tế bào thận của chuột được cho uống dịch chiết từ hạt fenugreek thấp hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng. Fenugreek cho thấy tương đối hiệu nghiệm trong tác dụng ngăn ngừa sự tạo sạn calcium oxalate (Phytotherapy Research Số 21-2007).


        Fenugreek và Ung thư:
        Trong một thử nghiệm thực hiện tại Đại học UAE (United Arab Emirates) hạt fenugreek cho thấy có hoạt tính bảo vệ được chuột chống lại ung thư vú, gây ra bởi 7,12 dimethylbenz (alpha) anthracene (DMBA). Liều 200 mg/ kg trọng lượng cơ thể ức chế rõ rệt hiện tượng phì vú do DMBA tạo ra, hoạt tính này được giải thích là do gây ra hiệu ứng tế bào được mã hóa để tự diệt (apoptosis) (Cell Biology International Số 29-2005). Dịch chiết từ hạt fenugreek bằng alcohol, khi thử nghiệm trên chuột bị gây ung thư loại Ehrlich ascites carcinoma (EAC) cho thấy khi chích qua màng phúc toan (trước và sau khi chuột bị cấy tế bào ung thư), fenugreek có thể ức chế sự tăng trưỡng của tế bào ung thư đến 70%(Phytotherapy Research Số 15-2001).


        Độc tính và liều lượng khi sử dụng làm thuốc:
        Fenugreek đã được sử dụng từ lâu đời để làm thực phẩm và không gây ra những phản ứng độc hại nào. Các nghiên cứu về độc tính cho thấy, cho chuột thử nghiệm ăn liên tục trong 90 ngày những liều lượng cao từ 2 đến 4 lần các liều dùng trị bệnh, đều không gây tác hại nào trên gan và máu (Phytotherapy Research Số 10-1996). Ngoài ra, khi cho các bệnh nhân tiểu đường dùng hạt theo liều 25 gram/ ngày, trong 24 tuần liên tục, không thấy có sự biến đổi trong các thông số về hoạt động của gan, thận và máu (Nutrition Research Số 16-1996) Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường, khi dùng thêm fenugreek, cũng cần thông báo cho bác sĩ điều trị để tránh tình trạng mức đưởng hạ quá thấp khi dùng chung với các thuốc trị tiểu đường khác.


        Liều thông thường: Hạt tán thành bột là 6 gram/ngày.


        Theo Commission E (Đức), hạt fenugreek được chấp nhận làm thuốc giúp ăn ngon miệng dưới dạng trà dược (ngâm 0.5 gram trong 240 ml nước lạnh trong 3 giờ, lược và hâm nóng lại, có thể thêm mật ong khi uống) và dùng bên ngoài trị sưng da dưới dạng bột nhão để đắp.


        Fenugreek trong Y dược dân gian:
        Y dược cổ truyền Trung Hoa: dùng hạt làm dược liệu, gọi là Hồ lô bá. Hạt được xem là có vị đắng, tính ấm có các tác dụng "ôn thận", tán hàn và chỉ thống. Dùng trị các trường hợp trị tạng thận suy yếu, đau bao tử, đau ruột, sưng chân, thấp gây ra đau khớp khó đi lại.


        Tại Hoa Kỳ: Những người di dân đầu tiên đến miền Đất mới, đã dùng fenugreek làm một phương thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt. Một hỗn hợp dược thảo có chứa fenugreek rất nổi tiếng trong thế kỷ 19 tại Mỹ là Lydia E Pinkham's Vegetable Compound, được quảng bá như một dược phẩm trị "female weakness" (khó chịu khi có kinh). Nhà sản xuất đã "dám" quảng cáo "đây là một khám phá lớn nhất về y học từ khi có lịch sử", gây ra những phản ứng đưa đến việc Chính phủ đặt ra Cơ quan FDA để kiểm soát các "quảng cáo về trị bệnh". Hiện nay trên thị trường các chất hổ trợ dinh dưỡng vẫn còn bán Pinkham's Compound nhưng hợp chất không còn chứa fenugreek.


        Tại Ấn độ: Cây non và lá có mùi thơm được dùng làm rau ăn, hạt dùng làm gia vị chế biến cà ri. Cây và lá tán thành bột, trộn nước lảm thành khối nhão để đắp trị phỏng và đắp trên da đầu để giúp chống bạc tóc. Lá được dùng uống trị ăn không tiêu và bệnh về mật, nước sắc toàn cây dùng trị bệnh huyết trắng. Hạt được dùng cho các sản phụ để tăng sữạ Hạt, sau khi rang chín, tán thành bột, được dùng để trị kiết lỵ, và tại vùng Hymalaya, cho trẻ em dùng để trị sán lải.


        Fenugreek dùng làm Rau và Gia vị:
        Đọt non của cây được băm vụn, trộn chung vào các món salad. Lá được dùng làm rau. Hạt màu vàng có vị hơi đắng, gần như cần tây và phong (maple). Trong ẩm thực, phương pháp sử dụng hạt tốt nhất là rang khô trước khi dùng để làm mất vị đắng (tuy nhiêng nếu rang quá độ, hạt sẽ mất ngon). Hạt cũng có thể để nẩy mầm như giá đậu, mustard và ăn như salad. Hạt nghiền thành bột là một thành phần quan trọng trong bột càri Ấn độ, trong món halva của người Do thái. Hạt khá cứng, nên không thể tán thành bột bằng cách dùng chày và cối, mà phải dùng đến một máy xay chuyên biệt. Dầu fenugreek có vị của maple, có thể dùng thay maple khi nấu nướng.


        Đặc tính dinh dưỡng của hạt fenugreek:
        100 gram hạt chứa :
        - Calories 323
        - Chất đạm 23.00 g
        - Chất sơ 10.07 g
        - Chất béo 6.41 g
        - Calcium 176 mg
        - Sắt 33.53 mg
        - Magnesium 191 mg
        - Phosphorus 296 mg
        - Potassium 770 mg
        - Sodium 67 mg
        - Kẽm 2.5 mg
        - Đồng 1.11 mg
        - Manganese 1.228 mg
        - Thiamine 0.322 mg
        - Riboflavine 0.366 mg
        - Niacin 1.640 mg
        - Folic acid 57 mcg
        - Vitamin C 3.00 mg
        Fenugreek được dùng trong nhiều món ăn tại nhiều quốc gia khác nhau.


        Tại Ấn độ, hạt fenugreek ngoài vai trò trong càri, còn là một trong 3 chất của idli hay dosa (Tamil); là một trong thành phần nguyên liệu để làm loại bánh mì khakhra. Tại Ethiopia và Erythrea, hạt dùng trong bánh mì injera/taita, loại bánh truyền thống của vùng Sừng Phi châu. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, hạt (gọi là ceman) dùng trong bột cay để làm món pastirma.


        Tại Ai cập, hạt được đun sôi, thêm đường, để món nước uống rất được ưa thích trong những tháng mùa Đông. Tại những nơi khác trong vùng Trung Đông, fenugreek có mặt trong nhiều món kẹo, bánh, chè ngọt. Món bánh ngọt tráng miệng Helba (bánh phủ đường hay si rô maple, rắc thêm hạt fenugreek trên mặt) rất được ưa thích trong các dịp lễ lạc Hồi giáo. Người Do Thái có phong tục ăn fenugreek trong bữa ăn của đêm thứ nhất hay thứ nhì của lễ Rosh Hashana (Năm Mới).

        Tài liệu sử dụng:
        Whole Foods Companion (Dianne Onstad)
        PDR for Herbal Medicines
        Major Herbs of Ayurveda (Elizabeth Williamson)
        Cây có Vị thuốc ở Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ)
        The Book of Spices (Frederic Rosengarten Jr)

        Ts Dược Khoa Trần Việt Hưng
        Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

        Comment


        • #5
          Cảm ơn bác na nhiều, Poupi cũng có người bạn mua gửi sang , Poupi có gửi cho bà chị dùng, nhg bà khg dám dùng, vì đang dùng thuốc Tây sợ đụng thuốc, nhg tháng rồi, Poupi về thăm, nói đây cũng là 1 loại ngũ cốc, nên trộn chung với trà xanh cho chị xuống, nhg chưa thấy kết quả , hay uống ít quá ( 1kg) hôm nào lên thành phố, P đi lại khu Ấn ĐỘ hỏi mua, cho chị uống liên tục xem sao nha

          Hạt methi nó nhỏ chứ khg to như trong ảnh đâu, phải hong bác na

          Comment

          Working...
          X