Thói quen ăn mặn có hại cho gan vì lượng muối vào cơ thể quá nhiều sẽ cản trở việc đào thải chất cặn bã, về lâu dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan.
Gan như một nhà máy sản xuất, điều phối, dự trữ, kiểm soát việc sản xuất và bài tiết cholesterol, đưa chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, đào thải độc tố nội ngoại sinh và chất cặn bã ra ngoài cơ thể, bảo đảm quá trình khép kín trong việc trao đổi chất. Vì thế, để chất lượng cuộc sống được bảo đảm thì chúng ta cần phải bảo vệ gan. Đáng tiếc là trong sinh hoạt, đặc biệt là chuyện ăn uống, nhiều khi chúng ta vô tình làm hại gan.
Ăn mặn, căng thẳng có hại cho gan
Đầu tiên cần phải kể đến là thuốc lá và rượu, bia. Trong khói thuốc lá có rất nhiều chất độc hại gây tổn thương cho chức năng gan, khống chế tế bào gan tái sinh và hồi phục. Rượu, bia có chứa nhiều cồn và các chất kích thích. Tỉ lệ những người mắc bệnh về gan do uống rượu, bia cao gấp 4 - 5 lần so với những người bình thường. Nguyên nhân là do các chất khi đi vào cơ thể đòi hỏi gan và thận phải mệt mỏi làm việc để xử lý và thải độc tố ra ngoài cơ thể.
Ăn ít rau xanh và hoa quả nhưng lại nhiều thịt cũng sẽ có hại cho gan. Bởi chất béo nguồn gốc động vật thường chứa các chất khó tiêu hóa trong khi khả năng phân giải của gan có hạn. Thói quen ăn mặn (quá 10 - 15 g muối/ngày với người lớn và 3-5 g muối/ngày với trẻ nhỏ) cũng có hại cho gan vì lượng muối vào cơ thể quá nhiều sẽ cản trở việc đào thải các chất cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể về lâu dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan.
Cung cấp không đủ nước cho nhu cầu cơ thể hằng ngày; thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn (đặc biệt là đồ hộp); dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài; cơ thể thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi... đều rất ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của gan.
Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm mà chúng ta hấp thụ hằng ngày sẽ quyết định hiệu suất làm việc của gan. Do vậy, nên chọn những loại thực phẩm tốt cho gan.
Các thực phẩm giàu chất xơ (có nhiều trong rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, bánh mì…), chất chống ô xy hóa; thực phẩm do nuôi, trồng tự nhiên bằng chất hữu cơ, không sử dụng hóa chất hay thuốc trừ sâu hoặc chất kích thích tố tăng trưởng... là rất tốt cho gan.
Củ cải, cà rốt chứa nhiều beta-caroten sẽ bảo vệ gan chống lại các chứng bệnh như xơ gan, gan nhiễm mỡ đồng thời loại bỏ các gốc tự do trên gan. Thực phẩm giàu vitamin B (có nhiều trong cải xanh, trứng, gạo lứt), nhất là vitamin B12 (có nhiều trong gan động vật, cá, trứng, sữa) giúp thúc đẩy hoạt động của gan, chuyển hóa chất béo cũng như cải thiện chức năng cho gan.
Rau diếp, bắp cải, súp lơ là những thực phẩm đã được ghi nhận là rất tốt cho việc tẩy trừ các chất độc và làm sạch gan.
Tấm chắn từ caffeine
Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Cornell (Mỹ) phát hiện rằng khoai tây chứa một loại “vắc-xin” có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.
Kết luận này dựa trên việc cho những chú chuột thực nghiệm ăn nhiều khoai tây. Kết quả cho thấy nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan B ở những con chuột này rất thấp, khi áp dụng với cơ thể người thì cũng cho kết quả rất khả quan.
Dựa vào một cuộc điều tra của Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ từ năm 1988 đến 1994, hai tiến sĩ James E. Everhart và Constance E. Ruhl ở viện này đã phát hiện mối quan hệ giữa các loại nước uống chứa caffeine và bệnh gan.
Cụ thể là nguy cơ tổn thương gan ở những người dùng cà phê mỗi ngày thấp hơn người không bao giờ thưởng thức nước uống chứa caffeine tới 44%. Tỉ lệ này có thể lên tới 69% nếu mức tiêu thụ caffeine cao hơn.
Từ đó, các nhà khoa học khuyến cáo rằng với những người có nguy cơ mắc bệnh gan do lạm dụng rượu, bia thì chất caffeine trong 2 tách cà phê mỗi ngày có thể mang đến một tấm chắn bảo vệ lá gan hiệu quả.
Gan như một nhà máy sản xuất, điều phối, dự trữ, kiểm soát việc sản xuất và bài tiết cholesterol, đưa chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, đào thải độc tố nội ngoại sinh và chất cặn bã ra ngoài cơ thể, bảo đảm quá trình khép kín trong việc trao đổi chất. Vì thế, để chất lượng cuộc sống được bảo đảm thì chúng ta cần phải bảo vệ gan. Đáng tiếc là trong sinh hoạt, đặc biệt là chuyện ăn uống, nhiều khi chúng ta vô tình làm hại gan.
Ăn mặn, căng thẳng có hại cho gan
Đầu tiên cần phải kể đến là thuốc lá và rượu, bia. Trong khói thuốc lá có rất nhiều chất độc hại gây tổn thương cho chức năng gan, khống chế tế bào gan tái sinh và hồi phục. Rượu, bia có chứa nhiều cồn và các chất kích thích. Tỉ lệ những người mắc bệnh về gan do uống rượu, bia cao gấp 4 - 5 lần so với những người bình thường. Nguyên nhân là do các chất khi đi vào cơ thể đòi hỏi gan và thận phải mệt mỏi làm việc để xử lý và thải độc tố ra ngoài cơ thể.
Ăn ít rau xanh và hoa quả nhưng lại nhiều thịt cũng sẽ có hại cho gan. Bởi chất béo nguồn gốc động vật thường chứa các chất khó tiêu hóa trong khi khả năng phân giải của gan có hạn. Thói quen ăn mặn (quá 10 - 15 g muối/ngày với người lớn và 3-5 g muối/ngày với trẻ nhỏ) cũng có hại cho gan vì lượng muối vào cơ thể quá nhiều sẽ cản trở việc đào thải các chất cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể về lâu dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan.
Cung cấp không đủ nước cho nhu cầu cơ thể hằng ngày; thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn (đặc biệt là đồ hộp); dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài; cơ thể thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi... đều rất ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của gan.
Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm mà chúng ta hấp thụ hằng ngày sẽ quyết định hiệu suất làm việc của gan. Do vậy, nên chọn những loại thực phẩm tốt cho gan.
Các thực phẩm giàu chất xơ (có nhiều trong rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, bánh mì…), chất chống ô xy hóa; thực phẩm do nuôi, trồng tự nhiên bằng chất hữu cơ, không sử dụng hóa chất hay thuốc trừ sâu hoặc chất kích thích tố tăng trưởng... là rất tốt cho gan.
Củ cải, cà rốt chứa nhiều beta-caroten sẽ bảo vệ gan chống lại các chứng bệnh như xơ gan, gan nhiễm mỡ đồng thời loại bỏ các gốc tự do trên gan. Thực phẩm giàu vitamin B (có nhiều trong cải xanh, trứng, gạo lứt), nhất là vitamin B12 (có nhiều trong gan động vật, cá, trứng, sữa) giúp thúc đẩy hoạt động của gan, chuyển hóa chất béo cũng như cải thiện chức năng cho gan.
Rau diếp, bắp cải, súp lơ là những thực phẩm đã được ghi nhận là rất tốt cho việc tẩy trừ các chất độc và làm sạch gan.
Tấm chắn từ caffeine
Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Cornell (Mỹ) phát hiện rằng khoai tây chứa một loại “vắc-xin” có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.
Kết luận này dựa trên việc cho những chú chuột thực nghiệm ăn nhiều khoai tây. Kết quả cho thấy nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan B ở những con chuột này rất thấp, khi áp dụng với cơ thể người thì cũng cho kết quả rất khả quan.
Dựa vào một cuộc điều tra của Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ từ năm 1988 đến 1994, hai tiến sĩ James E. Everhart và Constance E. Ruhl ở viện này đã phát hiện mối quan hệ giữa các loại nước uống chứa caffeine và bệnh gan.
Cụ thể là nguy cơ tổn thương gan ở những người dùng cà phê mỗi ngày thấp hơn người không bao giờ thưởng thức nước uống chứa caffeine tới 44%. Tỉ lệ này có thể lên tới 69% nếu mức tiêu thụ caffeine cao hơn.
Từ đó, các nhà khoa học khuyến cáo rằng với những người có nguy cơ mắc bệnh gan do lạm dụng rượu, bia thì chất caffeine trong 2 tách cà phê mỗi ngày có thể mang đến một tấm chắn bảo vệ lá gan hiệu quả.