Hải sản tươi sống sẽ không tốt với người có hệ tiêu hóa khó dung nạp, cụ thể là người lớn tuổi và trẻ em dưới 6 tuổi vì dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Mùa hè nóng bức, mọi người thích thưởng thức những món thủy hải sản tươi như hàu sống, cá ngừ, cá hồi, cá diêu hồng, cá lóc… vì nghe nói bổ dưỡng và mát. Tuy nhiên, những nguy cơ lại đến từ khía cạnh khác...
BSCKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho biết, ăn sống các thực phẩm tươi như hàu, cá hồi, cá ngừ... thì các chất dinh dưỡng và khoáng chất sẽ hấp thu được hầu hết.
Do ăn tươi sống nên cơ thể không bị tăng năng lượng như ăn sau chế biến (vì chế biến sẽ có thêm gia vị: dầu, mỡ, mắm, muối...) nên cảm thấy mát hơn, dễ tiêu hơn. Ngoài ra, ăn hải sản sống thì vitamin nhóm B, C, i-ốt không bị mất đi, sẽ rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ.
Hải sản tươi sống sẽ không tốt với người có hệ tiêu hóa khó dung nạp.
Tuy nhiên, hải sản tươi sống sẽ không tốt với người có hệ tiêu hóa khó dung nạp, cụ thể là người lớn tuổi và trẻ em dưới 6 tuổi vì dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Bên cạnh đó, cũng cần thận trọng khi ăn tái, ăn sống một số loại thủy sản vì chúng dễ nhiễm mầm bệnh gồm: Cá lóc, cá trê, lươn, ếch nhái do trong cơ, gan của chúng có chứa nhiều loại ấu trùng giun sán như ấu trùng Gnathostoma SP gây bệnh giun đầu gai; Cá chép, cá diếc, cá trắm có chứa ấu trùng sán lá nhỏ Clonorchis sinensis - Opisthorchis viverrini ở gan, gây tổn thương gan, đường mật ở người; Tôm, cua nước ngọt có mang ấu trùng sán lá phổi Paragonimus westermani gây bệnh ho dai dẳng, khạc đờm màu gỉ sét giống bệnh lao.
Thức ăn chế biến từ hải sản như món sushi làm từ cá hồi sống, cá thu, cá ngừ đều chứa nguy cơ nhiễm giun Anisakia SP.
Nang ấu trùng nằm trong thịt cá, khi người ăn vào, chúng có thể di chuyển đến dạ dày, hầu, họng gây triệu chứng đau họng, loét dạ dày, nôn ra máu...
Theo TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, hàu sống là món ăn phổ biến tại hầu hết các nơi trên thế giới. Hàu sống được ăn tái với chanh hoặc mù tạt, bên cạnh việc cung cấp nhiều vitamin, vi chất kẽm... cho cơ thể, chúng còn mang vi khuẩn họ Vibrio gây bệnh tả...
Ngoài ra, cá biển hiện nay cũng nhiễm độc thủy ngân từ chất thải công nghiệp đổ xuống các đại dương. Cá ngừ, cá thu bị nhiễm thủy ngân phổ biến trên toàn thế giới, nếu ăn quá nhiều cá biển trong một ngày có thể tăng nguy cơ ngộ độc thủy ngân.
Mùa hè nóng bức, mọi người thích thưởng thức những món thủy hải sản tươi như hàu sống, cá ngừ, cá hồi, cá diêu hồng, cá lóc… vì nghe nói bổ dưỡng và mát. Tuy nhiên, những nguy cơ lại đến từ khía cạnh khác...
BSCKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho biết, ăn sống các thực phẩm tươi như hàu, cá hồi, cá ngừ... thì các chất dinh dưỡng và khoáng chất sẽ hấp thu được hầu hết.
Do ăn tươi sống nên cơ thể không bị tăng năng lượng như ăn sau chế biến (vì chế biến sẽ có thêm gia vị: dầu, mỡ, mắm, muối...) nên cảm thấy mát hơn, dễ tiêu hơn. Ngoài ra, ăn hải sản sống thì vitamin nhóm B, C, i-ốt không bị mất đi, sẽ rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ.
Hải sản tươi sống sẽ không tốt với người có hệ tiêu hóa khó dung nạp.
Tuy nhiên, hải sản tươi sống sẽ không tốt với người có hệ tiêu hóa khó dung nạp, cụ thể là người lớn tuổi và trẻ em dưới 6 tuổi vì dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Bên cạnh đó, cũng cần thận trọng khi ăn tái, ăn sống một số loại thủy sản vì chúng dễ nhiễm mầm bệnh gồm: Cá lóc, cá trê, lươn, ếch nhái do trong cơ, gan của chúng có chứa nhiều loại ấu trùng giun sán như ấu trùng Gnathostoma SP gây bệnh giun đầu gai; Cá chép, cá diếc, cá trắm có chứa ấu trùng sán lá nhỏ Clonorchis sinensis - Opisthorchis viverrini ở gan, gây tổn thương gan, đường mật ở người; Tôm, cua nước ngọt có mang ấu trùng sán lá phổi Paragonimus westermani gây bệnh ho dai dẳng, khạc đờm màu gỉ sét giống bệnh lao.
Thức ăn chế biến từ hải sản như món sushi làm từ cá hồi sống, cá thu, cá ngừ đều chứa nguy cơ nhiễm giun Anisakia SP.
Nang ấu trùng nằm trong thịt cá, khi người ăn vào, chúng có thể di chuyển đến dạ dày, hầu, họng gây triệu chứng đau họng, loét dạ dày, nôn ra máu...
Theo TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, hàu sống là món ăn phổ biến tại hầu hết các nơi trên thế giới. Hàu sống được ăn tái với chanh hoặc mù tạt, bên cạnh việc cung cấp nhiều vitamin, vi chất kẽm... cho cơ thể, chúng còn mang vi khuẩn họ Vibrio gây bệnh tả...
Ngoài ra, cá biển hiện nay cũng nhiễm độc thủy ngân từ chất thải công nghiệp đổ xuống các đại dương. Cá ngừ, cá thu bị nhiễm thủy ngân phổ biến trên toàn thế giới, nếu ăn quá nhiều cá biển trong một ngày có thể tăng nguy cơ ngộ độc thủy ngân.