Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Chlamydia, bệnh hoa liễu thường gặp nhất ở Mỹ.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chlamydia, bệnh hoa liễu thường gặp nhất ở Mỹ.

    Chlamydia, bệnh hoa liễu thường gặp nhất ở Mỹ.




    Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng


    Hỏi:

    Tôi bị chảy nước bất thường ở dương vật, được bác sĩ khám và thử nước tiểu, và nói là bị nhiễm Chlamydia, và cho uống một đợt trụ sinh. Xin cho biết chi tiết về bệnh này, có biến chứng gì lâu dài, nguy hiểm hay không. Chỉ uống một đợt trụ sinh như vậy có đủ không? Có cần làm gì khác không?

    Con gái tôi năm nay 16 tuổi, tại sao nó không có triệu chứng gì hết mà bác sĩ lại khuyên nên thử nước tiểu tìm bệnh lậu và chlamydia? Bệnh này có nguy hiểm không?

    Tôi cứ bị tiểu gắt buốt lập đi lập lại, không biết đây là bệnh gì? Có cách gì để chẩn đoán chính xác không? Và điều trị có khó khăn không?




    Ðáp:

    Chlamydia là bệnh hoa liễu thường gặp nhất ở Hoa Kỳ, với phỏng định khoảng 4 triệu trường hợp mới nhiễm bệnh mỗi năm.


    Bệnh thường gặp nhất ở những người độc thân dưới 25 tuổi, có quan hệ tình dục với ít nhất là hai người trong năm trước đó. (Dĩ nhiên, bất cứ tuổi nào, nếu có quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm Chlamydia, người này có thể không có triệu chứng gì cả, nếu không dùng bao cao su, đều có thể nhiễm bệnh.)


    Ở phụ nữ, nếu không được điều trị, Chlamydia có thể dẫn đến vô sinh, đau vùng chậu (vùng phía dưới bụng dưới, chỗ có chứa tử cung, buồng trứng, các bộ phận sinh dục) mạn tính, và bị có thai trong ống dẫn trứng (thay vì trong tử cung như bình thường).


    Ðây là một bệnh hoa liễu (bệnh lây qua đường sinh dục), do vi trùng có tên là Chlamydia trachomatis gây ra. Vi trùng này được tìm thấy trong nước tiểu và các chất tiết ở bộ phận sinh dục của người bệnh.


    Chlamydia có thể lây đến một số các bộ phận sinh dục và gây ra viêm niệu đạo (niệu đạo là đường dẫn nước tiểu từ bọng đái ra ngoài), viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, và viêm nhiễm vùng chậu (pelvic inflammatory disease-tình trạng nhiễm trùng ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng) ở phụ nữ.


    Chlamydia cũng có thể gây ra nhiễm trùng mắt và viêm phổi ở trẻ em trong khi sinh ra, bởi người mẹ bị chlamydia.



    Triệu chứng của chlamydia



    Khoảng 75 phần trăm phụ nữ và khoảng 50 phần trăm đàn ông bị chlamydia mà không thấy triệu chứng gì cả. Chính đây là điều nguy hiểm, vì những người này không biết mình bị bệnh để được điều trị, và cứ thế mà tiếp tục lây sang những người khác.


    Ở phụ nữ, chlamydia có thể gây ra:

    -Tiểu gắt, buốt.

    -Chất tiết bất thường ở âm đạo.

    -Chảy máu ở âm đạo (đặc biệt là sau khi giao hợp).

    -Ðau vùng chậu và bụng dưới.

    Ở đàn ông, chlamydia có thể gây ra:

    -Chất tiết bất thường ở dương vật.

    -Tiểu gắt, buốt.



    Làm sao để chẩn đoán chlamydia




    Ðể chẩn đoán, bác sĩ sẽ cần hỏi bệnh nhân về nguy cơ bị nhiễm bệnh, như là lịch sử quan hệ tình dục của bệnh nhân (ví dụ như, có với nhiều người hay không, có luôn dùng bao cao su hay không). Chẩn đoán có thể được xác định bằng cách xét nghiệm nước tiểu hoặc chất tiết được lấy từ niệu đạo hay cổ tử cung.


    Nếu có nguy cơ bị nhiễm bệnh, như kể trên, ta nên đi xét nghiệm tìm bệnh này hàng năm, dù là không thấy triệu chứng gì cả.


    Nếu không được điều trị, chlamydia có thể tồn tại nhiều tháng, và trong khoảng thời gian này, vi trùng có thể lan truyền qua nhiều người khác nếu bệnh nhân không dùng bao cao su trong lúc giao hợp.



    Ðiều trị chlamydia



    Chlamydia thường được điều trị bằng các kháng sinh uống. Các kháng sinh này cần phải được bác sĩ kê toa sau khi thăm khám và có chẩn đoán chính xác.


    Ta nên gặp bác sĩ, nếu nghĩ là mình đã có quan hệ tình dục với người có thể đã bị nhiễm Chlamydia, hoặc có các triệu chứng tiểu gắt, buốt, đau vùng chậu như kể trên.


    Thuốc kháng sinh thường có thể chữa dứt và ngăn ngừa các biến chứng của Chlamydia. Tuy nhiên, một khi không được điều trị thích hợp và kịp thời, và đã bị viêm nhiễm vùng chậu, phụ nữ có khoảng 20 phần trăm cơ nguy bị các biến chứng lâu dài như vô sinh và đau vùng chậu mạn tính.


    Ðiều cũng cần chú ý là, khi đã bị nhiễm một bệnh hoa liễu (như chlamydia), ta cũng cần được xét nghiệm để biết chắc là mình không bị nhiễm các bệnh hoa liễu khác, như giang mai, siđa (HIV-AIDS), lậu.



    Làm sao để ngừa bệnh chlamydia



    Cũng như các bệnh hoa liễu khác, ta có thể ngừa chlamydia bằng cách:

    -Không quan hệ tình dục với ai cả, hoặc

    -Chỉ quan hệ tình dục với một người không bị bệnh, hoặc

    -Luôn luôn dùng bao cao su trong lúc quan hệ tình dục


    Ðể ngừa các biến chứng, trong đó có các biến chứng nguy hiểm như vô sinh, thai ngoài tử cung, các phụ nữ đã có quan hệ tình dục và có nguy cơ nhiễm chlamydia, như kể trên, nên đi khám phụ khoa và được xét nghiệm tìm chlamydia hàng năm.


    Các phụ nữ có thai cũng cần được xét nghiệm tìm chlamydia, để phòng các biến chứng cho em bé trong lúc ra lâm bồn, như đã vừa kể trên.


    Ở Hoa Kỳ hiện nay, cơ quan rất có thẩm quyền về việc phòng bệnh, là United States Preventive Services Task Force, khuyến cáo rằng các phụ nữ trong các nhóm sau đây nên được xét nghiệm tìm chlamydia hàng năm:


    -Tất cả các phụ nữ từ 25 tuổi trở xuống, và đã có quan hệ tình dục.

    -Tất cả phụ nữ, ở bất cứ tuổi nào, có quan hệ tình dục với nhiều người.

    -Những phụ nữ khác có nguy cơ, như kể trên, cho dù không có triệu chứng gì cả.



    Thân mến,

    Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
    nguyentranhoang.com
    (Nguồn : nguoiviet)







  • #2
    Bà P99 chắc husband của bà perfect 100% hen , thấy bệnh gì bả cũng thông hết

    Comment

    Working...
    X