Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Dược thiện cho người tiểu đêm nhiều.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Dược thiện cho người tiểu đêm nhiều.

    Dược thiện cho người tiểu đêm nhiều.




    Đi tiểu ban đêm nhiều lần là hiện tượng khá phổ biến ở cả nam giới và nữ giới làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.




    Trong Đông y, chứng bệnh này gọi là “niệu tần” và được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau như dùng thuốc uống trong, ngâm thuốc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…, trong đó có việc lựa chọn và trọng dụng các loại thực phẩm có công dụng ôn thận, tráng dương, chỉ niệu.




    - Hạt dẻ:






    vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận khí, làm mạnh gân cốt. Sách Thực vật trung dược viết: “Người cao tuổi thận yếu, tiểu tiện nhiều lần, lưng gối yếu mỏi, mỗi ngày nên ăn 2 hạt dẻ, dùng lâu ngày sẽ có công hiệu”.



    - Hồ đào:


    vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận khí, ích mệnh môn, rất thích hợp cho người có tuổi mắc chứng tiểu đêm. Sách Bản thảo cương mụcviết rằng: để trị chứng tiểu đêm nên dùng hồ đào hấp chín, trước khi đi ngủ nhai một vài quả rồi chiêu với rượu nhạt hâm ấm.



    - Kim anh tử: có công dụng cố tinh khí, chỉ niệu, kinh nghiệm dân gian khuyên người có tuổi mắc chứng tiểu đêm nên dùng kim anh tử hãm uống thay trà hằng ngày. Sách Liễu châu bản thảo viết: trị chứng niệu tần dùng kim anh tử 20g hầm với 1 cái bàng quang lợn ăn hằng ngày.



    - Ruột gà: Y thư cổ Danh y biệt lục viết: “Ruột gà có thể chữa tiểu tiện nhiều lần và tiểu tiện không tự chủ”. Theo kinh nghiệm dân gian, người cao tuổi mắc chứng tiểu đêm nên ăn canh ruột gà nấu với 12g ích trí nhân hằng ngày và dùng ruột gà trống là tốt nhất.



    - Phổi và dạ dày dê: Các y thư cổ như Thiên kim yếu phương, Đường bản thảo đều ghi lại kinh nghiệm dùng phổi và dạ dày dê để chữa chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Cách dùng chủ yếu là chế biến thành các món ăn hằng ngày.


    - Hải sâm:





    có công dụng bổ thận ích tinh, dưỡng huyết nhuận táo. Sách Thực vật nghi kị viết: “Hải sâm bổ thận kinh, ích tinh tủy, nhiếp tiểu tiện, là thức ăn rất tốt cho người mắc chứng niệu tần”.



    - Thịt gà rừng (dã kê nhục): vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ trung ích khí. Sách Ẩm thực chính yếu và Thực y tâm kính đều khuyên những người mắc chứng niệu tần nên trọng dụng món gà rừng hầm với ngũ vị.



    - Chim sẻ: có công dụng tráng dương ích tinh, làm ấm lưng gối và chỉ niệu. Với những người có tuổi, dương khí suy kém, đi tiểu đêm nhiều lần, cổ nhân khuyên nên lấy 5 con chim sẻ, tẩm ướp gia vị rồi đem nấu với 100g gạo tẻ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.



    - Khiếm thực:


    có công dụng cố thận, bổ tỳ, chỉ niệu. Sách Bản thảo cương mục và Bản thảo tùng thư viết rằng: “Khiếm thực bổ tỳ cố thận, trợ khí sáp tinh, trị tiểu tiện nhiều lần và không tự chủ”. Cách dùng đơn giản nhất là dùng khiếm thực 50g ninh với 100g gạo tẻ thành cháo, chế thêm gia vị chia ăn vài lần trong ngày.





    Bạch quả.


    - Bạch quả



    : có công dụng liễm phế khí, trị chứng tiểu đêm nhiều lần. Sách Bản thảo cương mục, Phẩm quảng tinh yếu khuyên nên dùng theo 2 cách: (1) bạch quả lượng vừa đủ sao vàng, tán bột, uống mỗi ngày 6g với nước ấm; (2) bạch quả 3 quả, sấy khô tán bột, trứng gà 1 quả, đục một lỗ nhỏ rồi nhét bột bạch quả vào, lấy giấy bản dán kín, đem hấp chín rồi ăn mỗi ngày 1 quả.



    Ngoài ra, để phòng chống chứng tiểu đêm nhiều lần, cổ nhân khuyên nên trọng dụng các loại thực phẩm như hoài sơn (củ mài), tiểu hồi hương, liên nhục, thịt chó, thịt dê, thịt thỏ, bồ dục lợn, hải mã, ruột già lợn, hải long, cương tàm, đông trùng hạ thảo, nhân sâm, hoàng kỳ, nhau thai. Nên kiêng kị dưa hấu, bí đao, sữa đậu nành, đậu xanh, xích tiểu đậu, ý dĩ, râu ngô, mướp, ốc, tôm, trai, hến, rau cải, tây dương sâm, kim ngân hoa, bạc hà, lô căn, bạch mao căn…




    ThS.Hoàng Khánh Toàn (Theo SK&ĐS)






Working...
X