[BvKhông nên ăn thịt thú rừng, vì sao? - Mắc nhiều bệnh khó chữa...[/B]
Khác với gia súc gia cầm, thú rừng sống trong môi trường khác với môi trường sống của con người, ăn không ít những thực vật và động vật độc hại với cơ thể con người, do đó thịt của chúng ăn vào có thể sinh nhiều chứng bệnh rất khó chữa.
Ăn thịt thú rừng và sử dụng các bộ phận của thú rừng tốt cho sức khỏe ở đâu thì chưa ai thấy rõ, nhưng tác hại của nó đối với cơ thể con người là điều chắc chắn. Các bậc chân y thời xưa đã chỉ rõ điều đó sau một quá trình lâu dài theo dõi, khảo nghiệm và đúc kết. Theo sách Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính (do ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, cháu gọi vua Minh Mạng là ông cố, cung cấp) chỉ rõ rằng, chỉ có thịt của những con vật được con người thuần dưỡng lâu đời ăn vào mới tốt cho cơ thể, vì chúng sống trong môi trường sống của con người, ăn những thứ quen thuộc với con người. Còn thú rừng sống trong môi trường có nhiều dị biệt, chúng ăn những giống thực vật và động vật mà con người không biết, trong đó có không ít những cây lá hoa củ và côn trùng độc, dị ứng với trạng thái sinh học của cơ thể con người.
Bào thai của một con cheo bị làm thịt.
Cụ thể, sách Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính cho biết:
Heo rừng và nhím thường ăn nấm độc. Cơ thể của chúng thích nghi với các chất độc đó, nhưng thịt của chúng người ăn vào sẽ sinh chứng thần kinh bất ổn, ăn thường xuyên có thể bị rối loạn hành vi hoặc trở nên hung hãn.
Hệ sinh thái vững chắc
Rừng thiêng thú hoang tương tác nhau mà tồn tại. Từng nhóm từng nhóm quyện sinh với nhau thành một quần thể, dung dưỡng cái tốt, chế ước cái xấu, tạo ra thế cân bằng, mỗi giống mỗi loài đều có vị trí, thiên nhiên không sinh ra bất cứ thứ gì thừa thãi. Chẳng hạn, gấu, heo rừng và gà rừng bao giờ cũng là “hàng xóm” tốt của nhau. Chỗ nào có gấu, chỗ ấy có heo rừng, gà rừng và ngược lại. Gấu là con vật không sợ cọp, nhưng khi gấu ăn mật ong sẽ bị say, trạng thái như bị thôi miên dễ bị cọp xơi, nếu lúc đó có cọp đến thì gà rừng sẽ báo động. Gà sẽ ăn những thức ăn thừa của gấu (ấu trùng ong), vừa đủ dinh dưỡng vừa không bao giờ bị dịch. Gấu là con vật không biết đánh hơi trong khi khả năng này ở heo rừng lại rất tốt, vì vậy heo rừng biết cách bới tìm các củ, rễ, nấm ăn được, gấu sẽ ăn theo heo rừng. Heo rừng lại rất sợ cọp và trăn, nên gấu sẽ bảo vệ heo rừng khi có cọp hoặc trăn xuất hiện. Phân gấu, phân heo vừa làm cây cối xung quanh tươi tốt vừa làm sạch môi trường, ngăn ngừa được mọi thứ dịch bệnh cho cả các động vật thực vật xung quanh. Trong rừng thiêng có vô số những nhóm quyện sinh như vậy, tạo thành một hệ sinh thái cân bằng vững chắc. Chính hệ sinh thái cân bằng vững chắc này bao đời nay đã bao bọc, nuôi dưỡng môi trường sống của con người.
Hổ, báo, beo, trăn, rắn... có vô số những bọ, ve, rận ngoài da và các ký sinh lạ trong cơ thể, trong đó có những loài ký sinh rất bé mắt thường không nhìn thấy, những ký sinh này tiết ra nhiều độc tố trong thịt và sống được trong nhiệt độ rất cao, nên thịt của những con này người ăn vào sẽ bị tổn hại mạch máu, bị các bệnh ngoài da và phong ngứa rất khó chữa trị.Mật gấu, tuy có thể chữa được một số bệnh, trong đó có bệnh đau mắt, làm tan máu bầm... Tuy nhiên trong mật gấu có nhiều chất dị ứng với cơ thể người. Cần biết, đã là mật thì mật gì cũng có thể làm tan máu bầm, không cứ là mật gấu. Bởi vậy, đối với các chứng dùng mật gấu, nên thay bằng mật dê và mật heo là tốt nhất. Theo sách Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính, mật dê còn có tác dụng trị liệu nổi trội hơn mật gấu trong việc chữa các bệnh về mắt (các chứng cườm nước, mây mọng thịt). Riêng mật heo, còn nổi trội hơn mật gấu trong việc chữa chứng nẻ gót chân. Khi gót chân bị nẻ (có khi nẻ tới xương), bôi mật gấu vào có thể chữa được nhưng sẽ gây biến chứng rất nguy hiểm, trong khi dùng mật heo hấp chín pha với nước cơm (nước lấy từ nồi cơm nấu sôi) bôi vào một thời gian ngắn sẽ lành, không có tác dụng phụ. Mật heo cũng trị được các bệnh về mắt, bệnh thoái hóa da và sừng hóa bàn tay bàn chân. Tóm lại theo các tài liệu đông y chân truyền thì mật dê, mật heo có giá trị chữa bệnh tốt hơn nhiều so với mật gấu, lại là các sản phẩm dễ kiếm nhất và hầu như không tốn tiền, trong khi mật gấu thì rất đắt.
Ngà voi, có thể làm làm thuốc chữa được một số bệnh quan trọng, tuy nhiên, chỉ có ngà lấy từ con voi chết già mới có giá trị y dược, ngà voi lấy từ voi sống hoàn toàn không có giá trị gì.
Đối với răng hổ cũng vậy, lấy từ những con hổ chết già có thể chữa được một số bệnh, nhưng giết hổ sống để lấy răng thì cái răng đó cũng vô giá trị. Còn xương hổ thì về y lý chẳng có gì khác biệt so với xương heo, xương bò.
Đối với nhung nai, nhung hươu, tuy tốt cho cơ thể người và khi cắt đi chúng có thể tái sinh, nhưng nói chung là không nên dùng, vì hoàn toàn có thể thay thế bằng những thứ đơn giản rẻ tiền hơn. Ví dụ, nấm mối và nấm khoang có giá trị dinh dưỡng và dược lý không những không thua kém mà còn tốt hơn rất nhiều so với gạc nai, gạc hươu.
Đối với loài tê giác đã bị tuyệt diệt ở nước ta, thảm họa này xuất phát từ sự ngộ nhận về tác dụng của chiếc sừng của nó, chúng tôi sẽ có bài phân tích riêng.
Bởi vậy mà tổ tiên ta từ khi định canh định cư làm lúa nước và thuần dưỡng các vật nuôi để làm thực phẩm, hàng ngàn năm qua đã dứt khoát nói “không” với thịt thú rừng. Những nghiên cứu của tiền nhân được đúc kết trong Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính rất cần được các nhà khoa học tiếp tục phát triển dưới góc độ y học hiện đại.
Giữa con người cùng vườn tược gia súc gia cầm với rừng thiêng thú hoang từ lâu đã xác định ranh giới “nước sông không động đến nước giếng”. Nhưng con người chỉ được “nhận” mà không thấy “cho”. Không những không “cho” bất cứ thứ gì mà còn vô ơn bạc nghĩa. Chớ nghĩ “cọp ăn thịt người” mà cho cọp là “ác thú”, chẳng qua chúng buộc phải “tự vệ chính đáng” mà thôi. Nhưng cứ mỗi một người bị cọp ăn là có hàng vạn con cọp bị con người giết lấy xương nấu cao hổ cốt.
Những đạo lý trên đây các nhà bảo vệ môi trường đã gào rát họng nhưng chẳng ai nghe. Bởi vậy qua bài này chúng tôi muốn gửi một thông báo thực dụng nhất: Dù không quan tâm đến đạo lý đi chăng nữa cũng chớ ăn thịt thú rừng, trước hết là vì sức khỏe của chính mình!
Khác với gia súc gia cầm, thú rừng sống trong môi trường khác với môi trường sống của con người, ăn không ít những thực vật và động vật độc hại với cơ thể con người, do đó thịt của chúng ăn vào có thể sinh nhiều chứng bệnh rất khó chữa.
Ăn thịt thú rừng và sử dụng các bộ phận của thú rừng tốt cho sức khỏe ở đâu thì chưa ai thấy rõ, nhưng tác hại của nó đối với cơ thể con người là điều chắc chắn. Các bậc chân y thời xưa đã chỉ rõ điều đó sau một quá trình lâu dài theo dõi, khảo nghiệm và đúc kết. Theo sách Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính (do ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, cháu gọi vua Minh Mạng là ông cố, cung cấp) chỉ rõ rằng, chỉ có thịt của những con vật được con người thuần dưỡng lâu đời ăn vào mới tốt cho cơ thể, vì chúng sống trong môi trường sống của con người, ăn những thứ quen thuộc với con người. Còn thú rừng sống trong môi trường có nhiều dị biệt, chúng ăn những giống thực vật và động vật mà con người không biết, trong đó có không ít những cây lá hoa củ và côn trùng độc, dị ứng với trạng thái sinh học của cơ thể con người.
Bào thai của một con cheo bị làm thịt.
Cụ thể, sách Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính cho biết:
Heo rừng và nhím thường ăn nấm độc. Cơ thể của chúng thích nghi với các chất độc đó, nhưng thịt của chúng người ăn vào sẽ sinh chứng thần kinh bất ổn, ăn thường xuyên có thể bị rối loạn hành vi hoặc trở nên hung hãn.
Hệ sinh thái vững chắc
Rừng thiêng thú hoang tương tác nhau mà tồn tại. Từng nhóm từng nhóm quyện sinh với nhau thành một quần thể, dung dưỡng cái tốt, chế ước cái xấu, tạo ra thế cân bằng, mỗi giống mỗi loài đều có vị trí, thiên nhiên không sinh ra bất cứ thứ gì thừa thãi. Chẳng hạn, gấu, heo rừng và gà rừng bao giờ cũng là “hàng xóm” tốt của nhau. Chỗ nào có gấu, chỗ ấy có heo rừng, gà rừng và ngược lại. Gấu là con vật không sợ cọp, nhưng khi gấu ăn mật ong sẽ bị say, trạng thái như bị thôi miên dễ bị cọp xơi, nếu lúc đó có cọp đến thì gà rừng sẽ báo động. Gà sẽ ăn những thức ăn thừa của gấu (ấu trùng ong), vừa đủ dinh dưỡng vừa không bao giờ bị dịch. Gấu là con vật không biết đánh hơi trong khi khả năng này ở heo rừng lại rất tốt, vì vậy heo rừng biết cách bới tìm các củ, rễ, nấm ăn được, gấu sẽ ăn theo heo rừng. Heo rừng lại rất sợ cọp và trăn, nên gấu sẽ bảo vệ heo rừng khi có cọp hoặc trăn xuất hiện. Phân gấu, phân heo vừa làm cây cối xung quanh tươi tốt vừa làm sạch môi trường, ngăn ngừa được mọi thứ dịch bệnh cho cả các động vật thực vật xung quanh. Trong rừng thiêng có vô số những nhóm quyện sinh như vậy, tạo thành một hệ sinh thái cân bằng vững chắc. Chính hệ sinh thái cân bằng vững chắc này bao đời nay đã bao bọc, nuôi dưỡng môi trường sống của con người.
Hổ, báo, beo, trăn, rắn... có vô số những bọ, ve, rận ngoài da và các ký sinh lạ trong cơ thể, trong đó có những loài ký sinh rất bé mắt thường không nhìn thấy, những ký sinh này tiết ra nhiều độc tố trong thịt và sống được trong nhiệt độ rất cao, nên thịt của những con này người ăn vào sẽ bị tổn hại mạch máu, bị các bệnh ngoài da và phong ngứa rất khó chữa trị.Mật gấu, tuy có thể chữa được một số bệnh, trong đó có bệnh đau mắt, làm tan máu bầm... Tuy nhiên trong mật gấu có nhiều chất dị ứng với cơ thể người. Cần biết, đã là mật thì mật gì cũng có thể làm tan máu bầm, không cứ là mật gấu. Bởi vậy, đối với các chứng dùng mật gấu, nên thay bằng mật dê và mật heo là tốt nhất. Theo sách Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính, mật dê còn có tác dụng trị liệu nổi trội hơn mật gấu trong việc chữa các bệnh về mắt (các chứng cườm nước, mây mọng thịt). Riêng mật heo, còn nổi trội hơn mật gấu trong việc chữa chứng nẻ gót chân. Khi gót chân bị nẻ (có khi nẻ tới xương), bôi mật gấu vào có thể chữa được nhưng sẽ gây biến chứng rất nguy hiểm, trong khi dùng mật heo hấp chín pha với nước cơm (nước lấy từ nồi cơm nấu sôi) bôi vào một thời gian ngắn sẽ lành, không có tác dụng phụ. Mật heo cũng trị được các bệnh về mắt, bệnh thoái hóa da và sừng hóa bàn tay bàn chân. Tóm lại theo các tài liệu đông y chân truyền thì mật dê, mật heo có giá trị chữa bệnh tốt hơn nhiều so với mật gấu, lại là các sản phẩm dễ kiếm nhất và hầu như không tốn tiền, trong khi mật gấu thì rất đắt.
Ngà voi, có thể làm làm thuốc chữa được một số bệnh quan trọng, tuy nhiên, chỉ có ngà lấy từ con voi chết già mới có giá trị y dược, ngà voi lấy từ voi sống hoàn toàn không có giá trị gì.
Đối với răng hổ cũng vậy, lấy từ những con hổ chết già có thể chữa được một số bệnh, nhưng giết hổ sống để lấy răng thì cái răng đó cũng vô giá trị. Còn xương hổ thì về y lý chẳng có gì khác biệt so với xương heo, xương bò.
Đối với nhung nai, nhung hươu, tuy tốt cho cơ thể người và khi cắt đi chúng có thể tái sinh, nhưng nói chung là không nên dùng, vì hoàn toàn có thể thay thế bằng những thứ đơn giản rẻ tiền hơn. Ví dụ, nấm mối và nấm khoang có giá trị dinh dưỡng và dược lý không những không thua kém mà còn tốt hơn rất nhiều so với gạc nai, gạc hươu.
Đối với loài tê giác đã bị tuyệt diệt ở nước ta, thảm họa này xuất phát từ sự ngộ nhận về tác dụng của chiếc sừng của nó, chúng tôi sẽ có bài phân tích riêng.
Bởi vậy mà tổ tiên ta từ khi định canh định cư làm lúa nước và thuần dưỡng các vật nuôi để làm thực phẩm, hàng ngàn năm qua đã dứt khoát nói “không” với thịt thú rừng. Những nghiên cứu của tiền nhân được đúc kết trong Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính rất cần được các nhà khoa học tiếp tục phát triển dưới góc độ y học hiện đại.
Giữa con người cùng vườn tược gia súc gia cầm với rừng thiêng thú hoang từ lâu đã xác định ranh giới “nước sông không động đến nước giếng”. Nhưng con người chỉ được “nhận” mà không thấy “cho”. Không những không “cho” bất cứ thứ gì mà còn vô ơn bạc nghĩa. Chớ nghĩ “cọp ăn thịt người” mà cho cọp là “ác thú”, chẳng qua chúng buộc phải “tự vệ chính đáng” mà thôi. Nhưng cứ mỗi một người bị cọp ăn là có hàng vạn con cọp bị con người giết lấy xương nấu cao hổ cốt.
Những đạo lý trên đây các nhà bảo vệ môi trường đã gào rát họng nhưng chẳng ai nghe. Bởi vậy qua bài này chúng tôi muốn gửi một thông báo thực dụng nhất: Dù không quan tâm đến đạo lý đi chăng nữa cũng chớ ăn thịt thú rừng, trước hết là vì sức khỏe của chính mình!
Comment