Có món cực bổ nhưng cũng cực độc nếu trong quá trình chế biến sơ sểnh; có món thì cái tên lại “dọa chết” người ta khi mới nghe… Song tất cả góp phần làm nên sự phong phú và độc đáo của ẩm thực Việt Nam.
Cháo độc dược
Món cháo này của người Hà Giang, có tên là Ấu Tẩu hay còn gọi là cháo độc dược, cháo chết người. Món này được cho là cực bổ, có thể giúp người ăn giãn gân cốt, giảm đau nức các cơ, nhức xương, thậm chí là cả u nhọt nhất là đối với đàn ông vì khiến các đấng mày râu tăng khả năng ham muốn.
Cháo nấu chung với củ Ấu Tẩu, loại củ do người Mông trồng trên các núi đá cao có tính độc cực mạnh. Loại củ này, lúc còn sống có thể khiến người dùng toàn thân co rúm lại và mất mạng. Vì vậy, mặc dù nổi tiếng song không phải quán hàng nào trên đất Hà Giang cũng đủ gan để làm món này phục vụ thực khách.
Cháo Ấu tẩu còn gọi là cháo độc dược.
Không giống như các loại cháo khác, món cháo này được làm khá công phu, nhất là công đoạn chế biến củ Ấu Tẩu. Thường, người Hà Giang ngâm loại củ này trong nước gạo đặc, sau đó ninh dừ 4 - 5 giờ cho hết chất độc, củ tơi ra thành bột đặc sền sệt. Sau đó, họ đổ thứ bột này vào nồi cháo chân giò lợn, gạo tẻ, có khi thêm tí nếp cho sánh thơm. Lúc này, giữ lửa liu riu trên bếp để nồi cháo lúc nào cũng bốc hơi lục sục. Khi ăn người ta múc ra bát, cho thêm quả trứng gà, thịt nạc băm, cùng gia vị: ớt, tiêu, hành và đặc biệt là lá tía tô.
Cháo Ấu Tẩu khi chế biến xong có màu nâu xám tựa như bát cháo lòng dưới xuôi, song mùi vị thì khác hẳn. Đó là mùi béo ngậy, thơm, cay và đặc biệt là đắng, đặc trưng của củ Ấu Tẩu. Một vị đắng bùi, mới ăn thì khó nuốt, nhưng chỉ vài ba thìa đã thấy ngọt miệng, ăn nhiều sinh nghiện.
Cháo ong vò vẽ
Ong vò vẽ là một loài khá hung dữ và nguy hiểm bởi nếu bị đốt với một liều lượng đủ có thể gây chết người. Tuy nhiên, món cháo nấu từ ong vò vẽ non thì béo ngậy, thơm ngon vô cùng, vì thế, bất chấp nguy hiểm người ta vẫn “săn” loài ong này và làm thành món cháo có một không hai.
Cháo ong vò vẽ.
Thường, để có nguyên liệu nấu món này, người Phú Hữu (Hà Nội), một trong những địa phương có món cháo độc đáo này, lấy ong bằng cách đốt đuốc vào tổ lúc ong đã thiu thiu ngủ. Lúc này, ong bị khói lấp mắt, lửa thui cánh không thể đốt được người, bà con bắt lấy các tầng gương trong tổ có đặc ong non ra để ong nguyên vẹn không bị xây xát. Tiếp đó, họ cho ong vào thau nước muối pha loãng rồi rửa sạch, vớt ra để ráo.
Trong lúc làm ong, người ta tranh thủ lấy bột gạo tẻ thơm ngon, hòa vào nước giếng làng hoặc nước mưa, khuấy cho đều rồi bắc lên bếp đun nhỏ lửa cho sôi thật đều làm cháo chin hơi đặc sánh mà không bị vón cục là được.
Tiếp theo, bắc chảo lên bếp đốt lửa cho nóng, cho mỡ vào nước cho sôi, đập dập vài tép tỏi cho vào phi thơm rồi cho ong non vào đảo đi đảo lại vài lần cho chín vàng đều, mùi thơm bốc lên ngào ngạt, hấp dẫn…, rồi đổ hết chảo ong sang nồi bột trên bếp. Quấy đều nồi cháo lên, đun sôi thêm chừng 5 phút nữa là được.
Cho muối, nước mắm ngon vào cho vừa, cuối cùng là mì chính, hạt tiêu và hành hoa thái nhỏ đảo đều bắc ra là đã có một nồi cháo ong vò vẽ ngon tuyệt.
Cháo ong vò võ làng Phú Hữu phải ăn nóng mới ngon. Bưng bát cháo lên, húp chầm chậm từng thìa nhỏ, nhai nhè nhẹ từng con ong non lẫn trong cháo để cảm nhận được hết hương vị ngọt, béo, thơm, cay và ngầy ngậy của cháo, mới thấy món ngon thật đặc sắc, tuyệt vời.
Tuy nhiên, nếu có bản lĩnh hãy thử món ăn này bởi lẽ cũng khá nhiều người bỏ mạng khi cố tìm nguyên liệu hoặc thậm chí là ăn món cháo này.
Bò cạp rán, nướng
Món này có ở vùng núi Tịnh Biên, An Giang và cũng đòi hỏi bản lĩnh của cả người làm lẫn người thưởng thức. Bò cạp thường rất nhanh và hung dữ lại thường ẩn náu ở những hốc cây mục, kẽ đá, nơi có nhiều bụi rậm và cao ráo vì vậy, muốn bắt được nó phải vạch lá, bươi xới tìm kỹ trong các hang hốc và… bị cắn như thường.
Món bò cạp chiên hấp dẫn.
Mặc dù vậy, thịt của loài này lại rất thơm và bổ, trị trị được nhiều chứng bệnh như: nhức mỏi, đau lưng, đau khớp vì thế rất nhiều người thích.
Bắt được bò cạp người ta không cầu kỳ chế biến nhiều mà chủ yếu là để rán và nướng ăn ngay. Thịt bò cạp sau khi rán hoặc nướng rất thơm, lại giòn và dễ ăn.
Cơm Âm phủ
Cái tên nghe huyền bí, đáng sợ nhưng thực ra món cơm này lại vô cùng hiền lành và gần gũi với người Huế.
Để làm nên một tô cơm Âm phủ, các nhà hàng Huế thường chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: cơm trắng, tôm, thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo, đồ chua... Trong đó, cơm là thành phần chính nên việc chọn gạo để nấu là rất quan trọng. Để cơm ngon phải chọn gạo thơm, có chất lượng tốt. Món cơm có thể dùng nồi cơm điện nấu từng ít một. Nhưng để có món cơm mềm, để được lâu mà không bị khô thì nên ngâm gạo trong nước lạnh qua 2 giờ rồi dùng vỉ để hong thành cơm.
Món cơm tên Âm phủ nhưng rất nồng ấm, gần gũi.
Trứng chỉ dùng thuần trứng vịt không nêm nếm gia vị, đánh tan, rồi bắc lên chảo tráng. Tôm hấp chín, lột vỏ, lấy nạc tôm để ráo giã nhỏ bằng chày cối làm tơi nạc tôm. Cho vào chảo không láng dầu, canh lửa vừa nóng ấm, cho tôm vào, dùng đũa tre đảo đều và liên tục cho đến khi tôm tơi ra và khô hẳn là có thể dùng được.
Có thể dùng tay bốc từng nhúm tôm vừa làm xong, chà nhẹ lên một mặt nhám như rây kim loại, rá tre... tôm sẽ tơi ra như bông sợi.
Thịt tùy khẩu vị mà có thể chọn các loại thịt như: thịt heo nạc lưng, nạc mông..., cắt thành miếng mỏng cỡ ba ngón tay. Tẩm ướp thịt với các gia vị như: muối tiêu, nước mắm, đường, tỏi băm. Sắp thịt vào vỉ kẹp để nướng trên lửa than.
Ngoài các nguyên liệu chính trên thì khi ăn còn có thêm các thành phần khác nữa như: chả, rau dưa, đồ chua (kiệu, cà rốt, giấm đường...), tất cả đều cắt thành dạng sợi nhỏ, trải đẹp mắt thành hoa văn trên mặt đĩa cơm. Khi ăn dọn kèm với chén nước mắm chua ngọt do người ăn tự pha, chén hành mỡ, ớt tươi...
Tương truyền, món này xưa là cơm bán về đêm, chuyên phục vụ cho những người lao động tay chân, làm việc khuya tại đất Cố Đô. Cơm được kết hợp bởi nhiều món ăn còn lại trong ngày từ các tiệm cơm. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, món cơm Âm phủ cũng được nâng cấp lên khá nhiều. Món ăn này giờ không phải chỉ là món cơm làm từ những đồ ăn thừa, còn lại trong ngày của tiệm nữa mà được lựa chọn chế biến tươi ngon, kỹ càng.
Cháo độc dược
Món cháo này của người Hà Giang, có tên là Ấu Tẩu hay còn gọi là cháo độc dược, cháo chết người. Món này được cho là cực bổ, có thể giúp người ăn giãn gân cốt, giảm đau nức các cơ, nhức xương, thậm chí là cả u nhọt nhất là đối với đàn ông vì khiến các đấng mày râu tăng khả năng ham muốn.
Cháo nấu chung với củ Ấu Tẩu, loại củ do người Mông trồng trên các núi đá cao có tính độc cực mạnh. Loại củ này, lúc còn sống có thể khiến người dùng toàn thân co rúm lại và mất mạng. Vì vậy, mặc dù nổi tiếng song không phải quán hàng nào trên đất Hà Giang cũng đủ gan để làm món này phục vụ thực khách.
Cháo Ấu tẩu còn gọi là cháo độc dược.
Không giống như các loại cháo khác, món cháo này được làm khá công phu, nhất là công đoạn chế biến củ Ấu Tẩu. Thường, người Hà Giang ngâm loại củ này trong nước gạo đặc, sau đó ninh dừ 4 - 5 giờ cho hết chất độc, củ tơi ra thành bột đặc sền sệt. Sau đó, họ đổ thứ bột này vào nồi cháo chân giò lợn, gạo tẻ, có khi thêm tí nếp cho sánh thơm. Lúc này, giữ lửa liu riu trên bếp để nồi cháo lúc nào cũng bốc hơi lục sục. Khi ăn người ta múc ra bát, cho thêm quả trứng gà, thịt nạc băm, cùng gia vị: ớt, tiêu, hành và đặc biệt là lá tía tô.
Cháo Ấu Tẩu khi chế biến xong có màu nâu xám tựa như bát cháo lòng dưới xuôi, song mùi vị thì khác hẳn. Đó là mùi béo ngậy, thơm, cay và đặc biệt là đắng, đặc trưng của củ Ấu Tẩu. Một vị đắng bùi, mới ăn thì khó nuốt, nhưng chỉ vài ba thìa đã thấy ngọt miệng, ăn nhiều sinh nghiện.
Cháo ong vò vẽ
Ong vò vẽ là một loài khá hung dữ và nguy hiểm bởi nếu bị đốt với một liều lượng đủ có thể gây chết người. Tuy nhiên, món cháo nấu từ ong vò vẽ non thì béo ngậy, thơm ngon vô cùng, vì thế, bất chấp nguy hiểm người ta vẫn “săn” loài ong này và làm thành món cháo có một không hai.
Cháo ong vò vẽ.
Thường, để có nguyên liệu nấu món này, người Phú Hữu (Hà Nội), một trong những địa phương có món cháo độc đáo này, lấy ong bằng cách đốt đuốc vào tổ lúc ong đã thiu thiu ngủ. Lúc này, ong bị khói lấp mắt, lửa thui cánh không thể đốt được người, bà con bắt lấy các tầng gương trong tổ có đặc ong non ra để ong nguyên vẹn không bị xây xát. Tiếp đó, họ cho ong vào thau nước muối pha loãng rồi rửa sạch, vớt ra để ráo.
Trong lúc làm ong, người ta tranh thủ lấy bột gạo tẻ thơm ngon, hòa vào nước giếng làng hoặc nước mưa, khuấy cho đều rồi bắc lên bếp đun nhỏ lửa cho sôi thật đều làm cháo chin hơi đặc sánh mà không bị vón cục là được.
Tiếp theo, bắc chảo lên bếp đốt lửa cho nóng, cho mỡ vào nước cho sôi, đập dập vài tép tỏi cho vào phi thơm rồi cho ong non vào đảo đi đảo lại vài lần cho chín vàng đều, mùi thơm bốc lên ngào ngạt, hấp dẫn…, rồi đổ hết chảo ong sang nồi bột trên bếp. Quấy đều nồi cháo lên, đun sôi thêm chừng 5 phút nữa là được.
Cho muối, nước mắm ngon vào cho vừa, cuối cùng là mì chính, hạt tiêu và hành hoa thái nhỏ đảo đều bắc ra là đã có một nồi cháo ong vò vẽ ngon tuyệt.
Cháo ong vò võ làng Phú Hữu phải ăn nóng mới ngon. Bưng bát cháo lên, húp chầm chậm từng thìa nhỏ, nhai nhè nhẹ từng con ong non lẫn trong cháo để cảm nhận được hết hương vị ngọt, béo, thơm, cay và ngầy ngậy của cháo, mới thấy món ngon thật đặc sắc, tuyệt vời.
Tuy nhiên, nếu có bản lĩnh hãy thử món ăn này bởi lẽ cũng khá nhiều người bỏ mạng khi cố tìm nguyên liệu hoặc thậm chí là ăn món cháo này.
Bò cạp rán, nướng
Món này có ở vùng núi Tịnh Biên, An Giang và cũng đòi hỏi bản lĩnh của cả người làm lẫn người thưởng thức. Bò cạp thường rất nhanh và hung dữ lại thường ẩn náu ở những hốc cây mục, kẽ đá, nơi có nhiều bụi rậm và cao ráo vì vậy, muốn bắt được nó phải vạch lá, bươi xới tìm kỹ trong các hang hốc và… bị cắn như thường.
Món bò cạp chiên hấp dẫn.
Mặc dù vậy, thịt của loài này lại rất thơm và bổ, trị trị được nhiều chứng bệnh như: nhức mỏi, đau lưng, đau khớp vì thế rất nhiều người thích.
Bắt được bò cạp người ta không cầu kỳ chế biến nhiều mà chủ yếu là để rán và nướng ăn ngay. Thịt bò cạp sau khi rán hoặc nướng rất thơm, lại giòn và dễ ăn.
Cơm Âm phủ
Cái tên nghe huyền bí, đáng sợ nhưng thực ra món cơm này lại vô cùng hiền lành và gần gũi với người Huế.
Để làm nên một tô cơm Âm phủ, các nhà hàng Huế thường chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: cơm trắng, tôm, thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo, đồ chua... Trong đó, cơm là thành phần chính nên việc chọn gạo để nấu là rất quan trọng. Để cơm ngon phải chọn gạo thơm, có chất lượng tốt. Món cơm có thể dùng nồi cơm điện nấu từng ít một. Nhưng để có món cơm mềm, để được lâu mà không bị khô thì nên ngâm gạo trong nước lạnh qua 2 giờ rồi dùng vỉ để hong thành cơm.
Món cơm tên Âm phủ nhưng rất nồng ấm, gần gũi.
Trứng chỉ dùng thuần trứng vịt không nêm nếm gia vị, đánh tan, rồi bắc lên chảo tráng. Tôm hấp chín, lột vỏ, lấy nạc tôm để ráo giã nhỏ bằng chày cối làm tơi nạc tôm. Cho vào chảo không láng dầu, canh lửa vừa nóng ấm, cho tôm vào, dùng đũa tre đảo đều và liên tục cho đến khi tôm tơi ra và khô hẳn là có thể dùng được.
Có thể dùng tay bốc từng nhúm tôm vừa làm xong, chà nhẹ lên một mặt nhám như rây kim loại, rá tre... tôm sẽ tơi ra như bông sợi.
Thịt tùy khẩu vị mà có thể chọn các loại thịt như: thịt heo nạc lưng, nạc mông..., cắt thành miếng mỏng cỡ ba ngón tay. Tẩm ướp thịt với các gia vị như: muối tiêu, nước mắm, đường, tỏi băm. Sắp thịt vào vỉ kẹp để nướng trên lửa than.
Ngoài các nguyên liệu chính trên thì khi ăn còn có thêm các thành phần khác nữa như: chả, rau dưa, đồ chua (kiệu, cà rốt, giấm đường...), tất cả đều cắt thành dạng sợi nhỏ, trải đẹp mắt thành hoa văn trên mặt đĩa cơm. Khi ăn dọn kèm với chén nước mắm chua ngọt do người ăn tự pha, chén hành mỡ, ớt tươi...
Tương truyền, món này xưa là cơm bán về đêm, chuyên phục vụ cho những người lao động tay chân, làm việc khuya tại đất Cố Đô. Cơm được kết hợp bởi nhiều món ăn còn lại trong ngày từ các tiệm cơm. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, món cơm Âm phủ cũng được nâng cấp lên khá nhiều. Món ăn này giờ không phải chỉ là món cơm làm từ những đồ ăn thừa, còn lại trong ngày của tiệm nữa mà được lựa chọn chế biến tươi ngon, kỹ càng.
Comment