Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Cách chữa nấc cục.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cách chữa nấc cục.

    Cách chữa nấc cục.




    Nấc cục tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nhiều khi làm cho chúng ta rất bực mình và đôi khi "quê độ" trong nhiều tình huống tế nhị mà không sao kìm được. Vậy tại sao lại bị nấc cục và cách nào chữa dực không???



    NGUYÊN NHÂN:


    Nấc cục là hậu quả của sự kích thích trung tâm hay ngoại biên của dây thần kinh hoành gây ra co cứng cơ hoành. Sự kích thích có thể do một trong những nguyên nhân sau:


    - Tâm lý (là nguyên nhân phổ biến nhất).

    - Niêm mạc dạ dày hay thực quản bị kích thích.

    - Một số người mang thai cũng hay bị nấc cục.






    CÁCH CHỮA:


    Sau dây là vài phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả. Nếu bạn có bị nấc cục thì tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà lựa chon một trong những cách sau:

    - Bịt kín hai lỗ tai lại sẽ hết ngay lập tức.

    - Cho người bị nấc uống nước lạnh và chườm lạnh vào vùng thượng vị.

    - Nuốt một thìa đường (với trẻ nhỏ thì hãy dùng nửa thìa pha với nước rồi cho trẻ uống).


    - Cố gắng tập trung tư tưởng vào một việc gì đấy.

    - Làm cho người bị đột ngột ngạc nhiên hoặc mất tập trung vào việc bị nấc( ví dụ như ta vờ kêu mất tiền hay vật gì đó rồi hỏi người người đang bị nấc cục có giữ không); chỉ qua mấy phút ngẩn người suy nghĩ hoặc mất tập trung tư tưởng vào việc bị nấc là hết ngay.

    - Trong dân gian còn có một bài thuốc Nam dùng cho những người hay bị nấc kéo dài rất hiệu quả. Bài thuốc đó như sau: Đảng sâm 50g+ Trần bì (vỏ quít)+ Thị đế (tai quả hồng); tất cả đổ một bát nước sắc cạn còn 1/3, uống một lần khi còn ấm, ngày uống 2-3 lần sẽ hết chứng nấc.




    nhipcauykhoa.net







  • #2
    Điều trị nấc cục.

    Điều trị nấc cục.




    Nấc là do khí nghịch xông lên thành tiếng, có thể chỉ nấc 5 - 7 tiếng rồi thôi, cũng có thể nấc liên hồi. Nấc còn xuất hiện trong nhiều chứng bệnh cấp, mạn tính khác nhau.



    Theo y học cổ truyền, nấc ở trung tiêu thì tiếng nấc ngắn, đó là bệnh sinh ra vì khí nghịch. Còn phát nấc ở hạ tiêu thì tiếng nấc dài, đó là do hư tà va chạm nhau mà sinh ra bệnh. Ợ chua mà phát ra nấc là vị hỏa.



    Về nguyên nhân sinh nấc, có thể do hàn, do nhiệt, do thực tích, do đờm ngưng đọng phạm vị hoặc do hư. Cơ chế sinh nấc chủ yếu là khí nghịch. Phép điều trị chủ yếu là giáng nghịch, kết hợp với phép điều trị nguyên nhân.



    Chữa nấc



    1. Nấc do hàn phạm vị:


    Nấc tiếng mạnh, thưa, cảm thấy lạnh ở dạ dày, ợ nước trong, nước tiểu trong và nhiều, rêu lưỡi trắng mỏng, thì dùng bài thuốc: tai quả hồng (sao vàng) 8g, riềng (sao vàng) 4g, đinh hương 8g. Cho các vị trên vào 300 ml nước, nấu kỹ, chắt lấy 100 ml nước thuốc chia uống 3 lần trong ngày khi thuốc còn nóng.





    Ảnh minh họa.




    2. Nấc do nhiệt phạm vị:


    Tiếng nấc to vang, nấc liên tục hữu lực, miệng hôi, phiền khát, mặt đỏ, đi tiêu khó, rêu lưỡi vàng, thì dùng bài thuốc gồm: lá tre 20g, gạo tẻ rang vàng 20g, tinh tre (trúc nhự) 20g, bán hạ (chế gừng) 8g, thạch cao nướng đỏ 30g, mạch môn 16g, tai quả hồng 10 cái. Cho các vị trên vào 300 ml nước, sắc kỹ, chắt lấy 100 ml nước thuốc chia uống 3 lần trong ngày khi thuốc còn nóng.



    3. Nấc do khí uất:

    Nấc, đau tức ngực sườn, miệng đắng, dùng bài thuốc: củ gấu 30g, ô dước 16g, quả dành dành 4g, thanh bì (sao thơm) 20g, tai quả hồng sao vàng 10 cái. Cho các vị trên vào 300 ml nước, sắc kỹ, chắt lấy 100 ml nước thuốc chia uống 3 lần trong ngày khi thuốc còn nóng.



    4. Nấc do thực tích:


    Nấc ợ hăng, không muốn ăn, dưới ngực (tâm hạ) tức khó chịu hoặc đầy bụng, rêu lưỡi vàng, dùng bài thuốc: sa nhân 12g, củ gấu 16g, trần bì 12g, chỉ xác 10g. Cho các vị trên vào 300 ml nước, sắc kỹ, chắt lấy 100 ml nước thuốc chia uống 3 lần trong ngày khi thuốc còn nóng.



    5. Nấc do đờm ứ đọng:

    Nấc, dưới ngực tức ách khó chịu, đờm nhiều hoặc có ho, dùng bài thuốc: bán hạ (chế nước gừng) 12g, trần bì (sao thơm) 16g, gừng sống 10g. Cho các vị trên vào 300 ml nước, sắc kỹ, chắt lấy 100 ml nước thuốc chia uống 3 lần trong ngày khi thuốc còn nóng.



    6. Nấc do vị âm bất túc:

    Tiếng nấc có vẻ gấp gáp, không liên tục, lưỡi khô, mồm khô, rạo rực (phiền táo) không yên, lưỡi đỏ ít tân dịch, dùng bài thuốc: sa sâm 12g, mạch môn 20g, sinh địa 20g, ngọc trúc 6g, đường phèn 6g. Cho các vị trên vào 300 ml nước, sắc kỹ, chắt lấy 100 ml nước thuốc chia uống 3 lần trong ngày khi thuốc còn nóng.



    7. Nấc do tỳ vị dương hư:

    Tiếng nấc nhỏ yếu ngắt quãng, mặt sắc bệch, chân tay không ấm, ăn ít, mệt mỏi, chân yếu, dùng bài thuốc: phụ tử 10g, can khương 10g, nhân sâm 10g, bạch truật 12g, cam thảo 12g, thêm tai quả hồng 5 - 10 cái. Cho các vị trên vào 300 ml nước, sắc kỹ, chắt lấy 100 ml nước thuốc chia uống 3 lần trong ngày khi thuốc còn nóng.




    Vũ Quốc Trung (khoemoingay)






    Comment


    • #3
      Kinh nghiệm đơn giản mà hiệu quả thật thế không bác!

      Comment

      Working...
      X