Rắn cắn : Những động tác cứu sống.
Các dược phẩm chống nọc độc đuợc bán ở các hiệu thuốc chẳng ích lợi gì. Trong trường hợp bị rắn cắn, phải khẩn cấp đến bệnh viện.
SANTE PUBLIQUE. Như mọi người đều biết, nếu rắn nước (couleuvre) là vô hại, thì không phải là như thế đối với rắn lục (vipère). Thế mà sự phân biệt giữa hai loại rắn này không phải là hiển nhiên, như Xavier Bonnet, người phụ trách nghiên cứu của CNRS và là đại chuyên gia về rắn, đã giải thích như vậy.“ Trên hiện trường, những tiêu chuẩn duy nhất đáng tin cậy, như đồng tử thẳng đứng của các con rắn lục, không có thể sử dụng được. Cũng như vậy đối với kích thước, màu sắc, hình dáng của thân thể và của đuôi : trừ phi được đào tốt , ít người có khả năng phân biệt hai loại rắn ”, chuyên viên về bò sát (herpétologue) đã giải thích như vậy. Dẫu sao cũng có một mẹo : ở Pháp rắn lục không dài quá 1 m và chúng không lặn dưới nước.
Trong trường hợp rắn cắn (rắn độc đúng là có móc), điều cơ bản là phải biết ta đã bị nhiễm nọc độc (envenimé) hay không. Bởi vì rắn có thể cắn mà không chích nọc độc (venin), khi đó ta nói là “ vết cắn trắng ” (morsure blanche). Ngược lại, thường những người đi dạo nghĩ là đã bị rắn cắn trong khi đó chỉ là bị chích bởi các cây ngấy (piqure de ronces) mà thôi... Nếu đúng là đã bị nhiễm nọc độc, một sự đau đớn tại chỗ xuất hiện trong 4 giờ cũng như những vết bầm tím, BS Patrick Harry, giám đốc của trung tâm chống độc chất Angers (Pháp) đã xác nhận như vậy. Trong trường hợp này, chắc chắn là tình hình sẽ trầm trọng, vậy nhất thiết phải đến bệnh viện để được thăm khám và nếu cần được hưởng một huyết thanh chống nọc độc ” (sérum antivenimeux). Dầu sao, hoàn toàn vô ích khi tự sử dụng những dược phẩm bán ở hiệu thuốc, kể các bơm hút nọc độc (pompes à venin), mà những người đi dạo thường lo lắng mang theo mình. “ Những dược phẩm này đã không bao giờ chứng tỏ được hiệu quả của chúng, chúng chẳng có lợi ích gì ”, BS Harry đã đánh giá như vậy. “ Tất cả các máy móc này hoàn toàn chẳng ích lợi gì, ngoại trừ chỉ làm người ta không chú ý đến những động tác cứu sống, nghĩa là phải chạy nhanh đến phòng cấp cứu, Xavier Bonnet đã nói thêm vào như vậy.
Bởi vì ngay cả những phản ứng dị ứng trầm trọng vẫn vô cùng hiếm hoi (dưới một trường hợp rắn cắn trên 100 trường hợp), do đó điều quan trọng là phải được thăm khám bởi một thầy thuốc càng nhanh càng tốt. Một khi đến bệnh viện, hoặc là sự phù nề vẫn được khu trú và tình hình không có nguy cơ trở nặng. Hoặc là phù nề lan rộng, điều này có nghĩa rằng có một lượng quan trọng nọc độc (venin) trong máu. Khi đó cần phải tiến hành tiêm huyết thanh chống nọc độc (sérum antivenimeux), chỉ được thực hiện ở môi trường bệnh viện với sự theo dõi y tế.
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ CÀNG SỚM CÀNG TỐT.
Mửa, khó ở, đau bụng là những dấu hiệu của một sự lưu thông quan trọng của nọc độc trong máu, có thể là nguồn gốc của một sự sụt huyết áp, một phù phổi và những rối loạn đông máu. “ Trước khi các huyết thanh chống nọc độc xuất hiện ở Pháp, loại những biến chứng này là thường thấy. Khi đó không phải là hiếm thấy những bệnh nhân bị cắn bởi một con rắn lục phải nằm trong phòng hồi sức ba tháng với những vấn đề ở thận. Vài bệnh nhân bị tàn phế rất lâu sau đó ”, BS Harry đã nhớ lại như vậy. Ngày nay, ngay những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu một biến chứng xuất hiện, các thầy thuốc đều tiêm huyết thanh chống nọc độc. Và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Một mũi tiêm, 3 giờ sau khi bị rắn cắn, chỉ mang lại từ một ngày đến một ngày rưỡi nhập viện để theo dõi tiến triển. Vào khoảng ngày thứ tư hay thứ năm, một xét nghiệm máu được thực hiện để kiểm tra xem có những rối loạn đông máu hay không.
Vậy, khi đi dạo trên núi, trong rừng hay nơi những đầm lầy, chẳng ích lợi gì khi tự cho là mình đã tiên liệu với những dược phẩm được bán tự do ở các hiệu thuốc. Trong trường hợp bị rắn lục cắn, cần gọi ngay centre antipoison gần nhất trước khi đến nhanh bệnh viện. Còn đối với những người đi chơi xa, tốt hơn là nên quay trở về. Dầu sao đi nữa, khiêu khích một con rắn lục là điều chẳng bao giờ cần thiết. “ Không nên hoảng sợ, mà nên lẩn đi một cách nhẹ nhàng ”, Xavier Bonnet chủ xuớng như vậy. Ông cho rằng việc sợ rắn “ được thổi phồng ghê gớm ”. Trong khi các con chó lại đặc biệt nguy hiểm hơn nhiều, ông đánh giá như vậy. Thế nhưng, lại không có huyết thanh điều trị.
(LE FIGARO 2/8/2010)(nhipcauykhoa.net)