Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Bệnh thống phong (gout)

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bệnh thống phong (gout)

    Bệnh thống phong (gout)



    Hỏi:


    Tôi bị đau ở đầu gối mà đi khám bác sĩ nói là gao. Bạn tôi nói bệnh gao chỉ bị ở ngón chân cái, còn ở đầu gối thì thường là do bị mòn xương phải chữa cách khác, có đúng như vậy không?


    Bệnh gao là bệnh gì? Tiếng Việt gọi là gì? Tại sao bị? Làm sao để chẩn đoán chính xác?


    Tôi bị bệnh gút đã lâu, bệnh cứ tái đi tái lại hoài, có cách nào để bớt các cơn này hay không? Tôi đã thử ăn uống kiêng khem đủ thứ nhưng cũng không thấy hiệu quả bao nhiêu. Nên ăn uống như thế nào để bớt bị lên cơn đau? Có thuốc nào tốt hơn là kiêng khem hay không?


    Tôi thường bị đau khớp, bây giờ lại bắt đầu nổi cục ở ngón tay rất dị hợm. Bạn tôi nói đó là do bị thống phong. Thống phong là bệnh gì, làm sao biết chắc là mình bị bệnh này? Có cách nào để chữa cục nổi trên ngón tay hay không? Chữa có tốn nhiều tiền không, vì tôi không có bảo hiểm? Không chữa có biến chứng gì không?


    Tôi bị gout, đau ở ngón chân cái, bác sĩ cho uống hai ba thứ thuốc lận, thuốc uống lâu có sao không? Có người nói ăn uống kiêng khem cũng có thể chữa được, đỡ tốn tiền mà lại không sợ tác dụng phụ, có đúng không? Nếu uống thuốc, thường phải uống bao lâu?



    Bệnh “gao” là gì?



    Bệnh gao, tiếng Mỹ viết là gout, ở Việt Nam, có người gọi theo kiểu đọc Tây, là gút, có người dịch là thống phong.


    Một cách nôm na, phong là phong thấp tức là viêm khớp, thống là đau, tức là bệnh khớp làm đau kinh khủng.


    Thực ra bệnh khớp nào cũng làm đau, nhưng một cơn gout cấp tính là một kinh nghiệm không thể nào quên, vì đúng là nó đau khủng khiếp, không đụng cũng đau, chỉ cần quần áo hay khăn trải giường đụng nhẹ vào cũng đau tàn bạo.


    Trong bài này, ta sẽ dùng chữ gout vì khi đi bác sĩ ở bên Mỹ này, đó là chữ mà các bác sĩ và nhân viên y tế thường dùng nhất.


    Gout là bệnh gây ra ở những người có mức của một chất gọi là urate (đọc là “diu rết”, thường gọi là uric acid) cao kinh niên.


    Một số trong những người có mức uric acid cao kinh niên sẽ bị gout. Ở những người này, chất urate sẽ đọng lại thành muối (tinh thể-crystals) trong khớp. Những hạt muối này được coi là những vật lạ nguy hiểm, và do đó các tế bào quân lính bảo vệ cơ thể được gọi là bạch (huyết) cầu sẽ kéo đến để thanh toán các quân địch này, và các chất tiết ra trong khi bạch cầu quân ta tấn công quân địch (các tinh thể urate) sẽ tạo thành phản ứng sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ, gọi là phản ứng viêm.


    Tại sao chỉ một số nhỏ trong số những người bị cao urate trong máu kinh niên bị gout vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời.


    Gout thường xảy ra ở đàn ông hơn (80%), và thường xảy ra hơn ở tuổi khoảng sau 40. Nếu xảy ra ở phụ nữ, nó thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.





    Các triệu chứng của gout



    Các triệu chứng của gout có thể chia làm các nhóm: Gout cấp tính, gout mạn tính (kinh niên), các biến chứng ở đường tiết niệu.



    Gout cấp tính (acute gout)



    Viêm khớp cấp tính thường là các triệu chứng đầu tiên ở người bị gout. Nó thường xảy ra đột ngột, thường chỉ ảnh hưởng một khớp, thường nhất là ở ngón chân cái lớn hoặc khớp gối. Triệu chứng trầm trọng nhất trong vòng vài tiếng đồng hồ sau khi cơn tấn công bắt đầu.


    Sau cơn đầu tiên, bệnh nhân thường không có triệu chứng trong một thời gian. Cơn thứ nhì thường xảy ra trong vòng hai năm, rồi sau đó các cơn tiếp theo sẽ đến thường xuyên hơn.

    Lúc đầu, giữa các cơn, bệnh nhân có thể sẽ không có triệu chứng gì cả. Tuy nhiên, nếu không được điều trị thích hợp, thời gian giữa các cơn bộc phát sẽ ngày càng ngắn đi, và các cơn đau sẽ ngày càng trầm trọng và kéo dài hơn. Lâu ngày, các cơn viêm sẽ lan ra nhiều khớp cùng một lúc, có thể đi kèm với sốt. Tệ hơn nữa, các cơn đau có thể sẽ trở nên liên tục quanh năm.


    Một số yếu tố có thể kích thích, tạo ra các cơn bộc phát của gout là bị chấn thương, mổ, nhịn đói, dùng rượu hoặc các chất có cồn (alcohol), ăn nhiều quá, dùng một số thuốc có ảnh hưởng đến mức urate trong máu.



    Gout mạn tính với các cục sạn dưới da (chronic tophaceous gout)



    Xảy ra ở một số bệnh nhân bị gout lâu năm không được (hoặc không chịu) điều trị thích hợp. Các cục u do sạn urate đóng cục ở khớp, xương, hoặc sụn, được gọi là “tophus” (đọc là “tô phớt sờ”-số ít), hoặc “tophi” (số nhiều-nhiều cục).


    Các cục này có thể chèn ép vào xương làm xương bị ăn mòn. Các cục xấu xí này thường gặp nhất ở các khớp ngón tay, thường không đau; tuy nhiên, đôi khi nó có thể bị viêm và đau y như cơn đau của khớp bị viêm cấp tính. Như đã nói, nó cũng có thể làm lở loét, nhiễm trùng. Ðôi khi, nếu gần đường thần kinh, nó cũng có thể chèn ép vào thần kinh gây đau hay liệt.


    Với các thuốc làm giảm acid uric trong máu, các cục sạn này ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các cục sạn này dễ được thành lập hơn. Ví dụ như ở những người bị gout mà dùng thuốc lợi tiểu (thường dùng trị cao huyết áp), những người uống rượu, những người bị ghép các cơ quan (organ transplantation) cần dùng thuốc cyclosporine, hoặc những người không thể dùng được các thuốc làm giảm urate.



    Các biến chứng ở hệ tiết niệu



    Các sạn urate cũng có thể đóng trong hệ tiết niệu gây sạn. Ðó có thể là sạn thận, sạn niệu quản (là ống nối giữa thận và bàng quang -bọng đái)...


    Sạn có thể làm tắt nghẽn gây ứ nước trong thận, dần dần gây suy thận. Nếu sạn nhỏ đóng trong thận, trong một số ít trường hợp, nó có thể gây viêm, xơ và (sau đó là) suy thận.


    Do đó, trị gout, không chỉ là trị những cơn đau (là xong, như rất nhiều người vẫn nghĩ, nhất là những người chỉ mới bị một vài cơn đau đầu tiên), mà còn phải làm sao để giảm thiểu các cơn tái phát và các biến chứng của nó.

    Thân mến,


    Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
    nguyentranhoang.com (Theo bao nguoiviet)







  • #2
    Bệnh thống phong (gout) (kỳ 2)

    Bệnh thống phong (gout) (kỳ 2)




    Hỏi:


    -Làm sao để biết là bệnh gout hay bệnh mòn xương?


    -Tôi bị bệnh gout đã lâu, bệnh cứ tái đi tái lại hoài, có cách nào để bớt các cơn này hay không? Nên ăn uống như thế nào để bớt bị lên cơn đau?




    Ðáp:



    Làm sao để chẩn đoán gout?



    Các triệu chứng như đã kể trong kỳ trước, với bệnh sử của một cơn đau cấp tính ở một khớp, sau đó với một giai đoạn không bị đau gì cả, là một tính chất đặc hiệu giúp chẩn đoán gout.


    Bác sĩ có thể hút dịch khớp đang bị đau để coi trên kính hiển vi. Nếu nhìn thấy hình ảnh của tinh thể urate, đây là điều giúp khẳng định chẩn đoán. Tinh thể muối urate trong các cục sạn khớp cũng là một yếu tố khẳng định cho bệnh gout.


    Trong cơn đau cấp tính, các tinh thể sạn urate thường hiện diện bên trong tế bào bạch cầu. Tuy nhiên, các tinh thể này có thể xuất hiện ngay cả khi khớp không có dấu hiệu của cơn viêm khớp cấp tính.



    Các phương cách điều trị gout



    Việc điều trị cần được quyết định bởi bác sĩ sau khi thăm khám bệnh nhân cẩn thận để có cách trị hiệu quả nhất mà ít bị biến chứng hoặc các phản ứng phụ nhất.


    Nói chung có hai việc chính trong việc trị gout: trị các cơn viêm cấp tính và phòng các cơn đau này. Ðiều quan trọng là phải biết phân biệt thuốc nào dùng để làm gì, vì nếu dùng không đúng chỗ, nó sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn, mà có khi còn có hại.



    Trị các cơn viêm cấp tính



    Các cơn viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) rất kinh khủng của bệnh gout có thể được trị một cách hiệu quả với một hay nhiều loại thuốc cùng lúc. Dùng thuốc càng sớm thì tác dụng giảm viêm đau sẽ xảy càng nhanh chóng.


    Việc lựa chọn thuốc men thường phụ thuộc vào tình trạng riêng của từng bệnh nhân để tránh các tác dụng phụ có thể nguy hiểm của thuốc, ví dụ như tình trạng của thận, của bao tử...


    Các thuốc thường dùng cho mục đích này là các thuốc chống viêm không có steroid (NSAIDs), thuốc colchicines và các thuốc chống viêm nhóm steroid.


    -Các thuốc chống viêm không có steroid (NSAIDs):


    Ðây là các thuốc như Ibuprofen (Motrin, Advil, Exedrin IB, Dolgesic, Genpril...), Indomethacin (Indocin, Indochron...), Naproxen, vân vân. Các thuốc này thường được dùng ở bệnh nhân không có tiền sử bị bệnh thận, gan, các bệnh loét đường ruột, các rối loạn về chảy máu, hoặc không đang dùng các thuốc chống đông máu như là warfarin (Coumadin).


    Ở các bệnh nhân không bị bệnh bao tử nhẹ, có thể thử dùng loại NSAIDs ít ảnh hưởng bao tử như là Celebrex. Ngoài ra, ở các trường hợp này, bác sĩ có thể cho kèm các thuốc giúp bảo vệ bao tử (như Prilosec, Misoprostol).


    -Colchicine


    Colchicine (Colcrys) là thuốc đã được dùng lâu năm trong việc điều trị gout, tương đối rất hiệu nghiệm và an toàn (nếu dùng đúng chỉ định và đúng cách).


    Thuốc này, không làm gia tăng nguy cơ bị loét bao tử, không ảnh hưởng đến thận (nếu dùng đúng liều), không tương tác với các thuốc chống đông máu. Tác dụng phụ hơi khó chịu (nhưng thường không nguy hiểm) của nó là gây ra tiêu chảy (do đó ta có thể cứ dùng, nếu bị tiêu chảy thì tạm ngưng). Ðôi khi, nó có thể làm đau quặn bụng (crampy abdominal pain), buồn nôn, ói mửa (các tác dụng phụ này ít gặp hơn).


    Các dùng an toàn của thuốc này là qua đường uống. Truyền tĩnh mạch thuốc này nó nhiều tác dụng phụ có thể nguy hiểm hơn nhiều.


    Như các loại thuốc khác, khi dùng thuốc, cần nghe kỹ và làm theo các căn dặn của bác sĩ.


    Sợ quá, không uống thuốc đúng liều để chịu đau không cần thiết cũng không tốt. Ðau quá, thành ẩu, uống quá liều lại càng nguy hiểm.


    -Cortisone


    Các thuốc trong nhóm này rất hiệu quả trong việc chống viêm. Tuy nhiên, nó có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm (gây loãng xương, gây tiểu đường, cao huyết áp, cườm mắt, rối loạn tâm thần...) nếu bị lạm dụng. Vì vậy, nó chỉ được dùng khi các thuốc nói trên không đủ hiệu quả hay không thể dùng được cho các bệnh nhân với các tình trạng đặc biệt.


    Một điểm yếu nữa của thuốc này là khi ngưng dùng hoặc giảm liều các thuốc này, các cơn tấn công cấp tính thường tái phát.


    Thuốc này có thể dùng bằng đường uống hay chích vào bắp thịt hay chích thẳng vào khớp đang bị đau. Cách dùng tương đối có tác dụng nhanh và ít bị tác dụng phụ hơn, là chích thẳng vào khớp. Nếu không bị lạm dụng, chỉ dùng khi cần thiết, với liều vừa đủ và ngắn ngày, thuốc tương đối an toàn.


    Dùng quanh năm suốt tháng mỗi khi bị đau là điều không nên, vì có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như vừa kể trên.



    Phòng các cơn viêm cấp tính xảy ra thường xuyên



    Ðể phòng các cơn đau cấp tính tái phát hoặc xảy ra quá thường xuyên, cần phải dùng các loại thuốc nhằm mục đích này, như bác sĩ dặn. Không nên thấy hết đau (là “khỏe rồi”), lại ngưng thuốc. Các cơn đau sẽ mau tái phát hơn, và sau một thời gian sẽ trở thành liên tục, với các biến chứng ở thận, và đóng sạn (như đã kể kỳ trước), khó chữa hơn rất nhiều, hoặc không thể chữa khỏi hẳn được.


    Thuốc đầu tiên được dùng trong mục đích này, cũng có thể là thuốc Colchicin kể trên, liều thấp hơn, dùng đều đặn hàng ngày. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức uric acid trong máu, khi mức này giảm đến độ an toàn cần thiết sau vài tháng, bác sĩ sẽ khuyên ta tạm ngưng thuốc.


    Ngoài ra, ta cũng cần dùng các thuốc để làm giảm mức acid uric trong máu (như Probenecid, Sulfinpyrazone, Allopurinol...). Thời gian dùng các thuốc này thường cần phải kéo dài, bác sĩ sẽ theo dõi mức uric acid trong máu để điều chỉnh liều. Nếu tự động ngừng, các cơn đau cấp tính có thể sẽ tái phát.


    Một số cách ăn uống, tránh những chất có thể làm cơ thể sản sinh ra nhiều urate (như các loại đồ lòng, gan, tim,... tránh bia, rượu, vân vân, cũng có thể giúp ích một phần, tuy nhiên kết quả thường khiêm tốn, và nói chung khó có thể thay thế thuốc men.


    Tránh các yếu tố có thể kích thích các cơn bộc phát cấp tính (đã kể trong kỳ trước) cũng là điều cần chú ý.



    Tóm tắt



    Gout là một bệnh viêm khớp rất khó chịu, không phải hiếm gặp.


    Tuy nhiên, đây không phải là bệnh quá khó chữa. Ðiều cần thiết là phải biết uống thuốc đúng cách. Không phải khi đau mới cần uống thuốc. Uống thuốc phòng các cơn gout cũng là điều rất cần thiết. Ăn uống cũng có thể giúp ích một phần, nhưng thường không thể thay thế các thuốc vừa hiệu quả, tương đối an toàn, mà lại rẻ tiền.


    Bên cạnh việc uống thuốc đúng và theo dõi bệnh thường xuyên với bác sĩ, luôn có sẵn thuốc để uống liền khi cơn đau mới bắt đầu, sẽ rất có ích để tránh các cơn đau quá đáng không cần thiết.

    Thân mến,



    Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
    nguyentranhoang.com (Theo bao nguoiviet)






    Comment


    • #3
      Bệnh gout đến từ đâu?

      Bệnh gout đến từ đâu?




      Bệnh gout nằm trong nhóm bệnh lắng tụ tinh thể (crystalline deposition disease).



      Acide urique là thủ phạm


      Cụ thể ở bệnh này là lắng tụ tinh thể monosodium urate ở bao khớp, gân do tình trạng acide urique tăng cao trong máu… gây ra các đợt viêm khớp ngoại biên tức là viêm các khớp chân tay đặc biệt hay xảy ra ở ngón chân cái.


      Tình trạng viêm này là do các con bạch cầu được ví như các lính chiến đấu trong cơ thể đi dọn dẹp các tinh thể này.


      Tình trạng viêm này có thể tái đi tái lại nhiều lần gây ra biến dạng khớp nếu không điều trị. Không phải tất cà những người có acide urique cao trong máu là bị cơn gout, tuy nhiên nếu nồng độ acide urique trong máu cao và kéo dài càng lâu thì càng có nguy cơ bị gout.


      Thế tại sao lại bị tăng acide urique trong máu? Đó là do thận không thải được acide urique hoặc do cơ thể tạo ra quá nhiều (do ăn uống, do bịnh lý như ung thư máu dạng lim phôm, thiếu máu tán huyết, vảy nến.. ) hoặc do bất thường trong chu trình tạo ra acide này.


      Bệnh sẽ biểu hiện bằng các cơn đau ở các khớp, khớp có thể bị sưng to đỏ có thể có nước trong khớp đặc biệt là ngón chân cái (khớp bàn ngón) hay bị nhất, tuy nhiên các khớp khác đều có thể bị.Cơn đau rất nặng được mô tả dữ dội và nhiều khi bệnh nhân không dám đắp mền vì chỉ cần chạm nhẹ vào cũng gây ra cơn đau dữ dội.


      Cơn gout hay xảy ra sau 1 chấn thương nhẹ, sau bữa nhậu linh đình. Cơn gout có thể xảy ra vài ngày hoặc vài tuần và có thể tự bớt, nhưng nếu không điều trị những cơn này sẽ xuất hiện thường hơn và gây ra biến dạng hủy khớp gây tàn phế.


      Làm sao để chẩn đoán bệnh gout?


      - Các BS sẽ cho bệnh nhân đi thử nồng độ acide urique trong máu và tùy theo thông số của mỗi loại máy thử mà cho các con số khác nhau, bình thường nhỏ hơn 7mg/dL.Tuy nhiên cơn gút khá đặc biet nên đôi khi có thể chẩn đoán qua hỏi bệnh sử và khám bệnh nhân vì nồng độ acide urique trong máu cao giúp chẩn đoán nhưng không chuyên biệt.


      Nếu lấy dịch khớp đem soi dưới kình hiển vi để thấy các tinh thể urate hình kim là chắc chắn nhất nhưng ít được làm vì nhiều lí do khác nhau.


      - Chụp x ray khớp cho thấy hình ảnh tổn thương xương dưới sụn.


      Bệnh tiến triển ra sao và có thể chữa khỏi hay không?


      Thường thì cơn gout có thể bị đẩy lui bằng các thuốc hiện có và nếu bệnh nhân chịu theo cuộc điều trị và chấp nhận ăn kiêng thì có thể ngăn chặn được bệnh nhưng nên nhớ rằng đây là loại bệnh không thể chữa dứt, nghĩa là bệnh nhân phải chấp nhận chế độ ăn kiêng và theo dõi bệnh suốt đời.





      Nếu không điều trị hoặc để cơn gout xảy ra nhiều lần sẽ gây hủy khớp gây tàn phế, lúc đó cần đến các phẫu thuật tái tạo lại khớp. Khoảng 20 % bệnh nhân bị gout bị sỏi thận do chính tinh thể urate lắng tụ gây ra sỏi làm tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây suy chức năng thận, nhiễm trùng tiểu… có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. một số bệnh nhân có các cục ở dưới da như vùng khuỷu, mắt cá .. gọi là cục tophi là do lắng tụ tinh thể urate khi bể ra làm chảy ra 1 chất bột trắng giống như phấn.


      Vai trò của nội soi khớp là làm sạch khớp, cắt bớt bao hoạt dịch của khớp khi bị viêm nhiều lần gây dày, hạn chế vận động của khớp. Một khi khớp bị hư hoàn toàn thì có thể thay khớp bằng khớp nhân tạo.


      BS TĂNG HÀ NAM ANH



      Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gout


      I. Những thức ăn và đồ uống không có lợi cho người bị bệnh gout :


      1. Thức ăn :


      Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như : Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê, thịt thú rừng…; Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…;Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…


      Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như :

      + Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt chó, thịt gà, thịt vịt…;Cá và các loại thủy sản như: lươn, ếch…

      + Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…,Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.


      Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như : Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.


      Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.


      Bệnh nhân có tầm vóc trung bình 50 kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày


      Đồ uống :

      Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu, nếp than…


      Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.


      Giảm các đồ uống có tính toan như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.


      II. Những thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gút:


      1. Thức ăn :


      Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.


      2. Đồ uống :



      Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày).

      Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.






      Comment


      • #4
        Bài viết về bịnh gout hay quá , cám ơn Quận chúa phng99 nhiều.

        Comment


        • #5
          Cám ơn phng99 nhiều !!!

          Comment

          Working...
          X