Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Cấp cứu mắc nghẹn

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cấp cứu mắc nghẹn

    Cấp cứu mắc nghẹn


    Chúng ta mắc nghẹn khi một vật cứng bị kẹt trong cổ họng hay khí quản khiến không khí không vào được trong phổi.

    Người lớn thường mắc nghẹn thức ăn, trẻ con thì mắc nghẹn những món đồ chơi nhỏ. Mắc nghẹn là trường hợp khẩn cấp vì thiếu dưỡng khí vào phổi và lên óc sẽ làm óc bị chết, cần được cấp cứu ngay.

    Dấu hiệu cho thấy một người đang bị mắc nghẹn thường là người ấy đang dùng tay ôm lấy cổ, ngoài ra người ấy còn có thể làm những dấu hiệu sau:

    - Không nói được;
    - Khó thở hay thở khò khè;
    - Không ho mạnh được;
    - Da, môi, móng tay trở thành màu tím hay xám đục;
    - Bất tỉnh.

    Để cấp cứu nạn nhân, ta cần nhớ điều luật “5 và 5” của Hồng Thập Tự:

    - Đập lưng 5 cái: Trước tiên, dùng đáy bàn tay đập vào lưng giữa 2 vai 5 lần.
    - Ép bụng 5 lần: Dùng thủ thuật Heimlich ép bụng nạn nhân 5 lần.
    - Thay đổi giữa đập lưng và ép bụng cho đến khi miếng nghẹn văng ra.


    * Thủ thuật Heimlich

    - Đứng sau lưng nạn nhân. Dùng 2 tay ôm ngang eo. Dựa người nạn nhân ra phía trước một chút.
    - Nắm một bàn tay lại rồi để trên rốn nạn nhân một chút.
    - Dùng bàn tay kia nắm lấy nắm tay trước rồi đè mạnh vào bụng nạn nhân, hướng lên phía trên, giống như đang cố nhấc nạn nhân lên.
    - Làm 5 cái ép bụng như vậy, thay đổi với 5 cái đập lưng cho đến khi miếng nghẹn văng ra.
    Nếu chỉ có mình bạn nơi xẩy ra tai nạn, nên làm đập lưng và ép bụng trước khi gọi 911. Nếu có 2 người hay hơn thì một người thực hành thủ thuật cấp cứu và một người gọi 911. Nếu nạn nhân bất tỉnh, làm CPR bằng cách nhấn ngực.


    * Tự làm thủ thuật Heimlich

    Nếu chính bạn bị mắc nghẹn và không có ai để giúp, dĩ nhiên bạn không thể tự đấm lưng mà chỉ có thể làm thủ thuật Heimlich cho chính mình như sau:
    - Nắm một bàn tay lại đặt trên rún một chút.
    - Dùng bàn tay kia bao chặt nắm tay, đứng chồm về trước dựa trên một mặt quầy hay mặt bàn.
    - Dùng nắm tay ấn lên trên và vào trong bụng.


    * Cấp cứu cho đàn bà có thai hay người mập phì

    - Đặt nắm tay cao hơn, ngay phía dưới xương ức.
    - Ấn mạnh và nhanh vào ngực.
    - Lập lại nhiều lần cho đến khi miếng nghẹn rơi ra hay nạn nhân bị bất tỉnh.


    * Cấp cứu người bất tỉnh

    Khi người mắc nghẹn đã bị bất tỉnh, ta cần làm những việc sau:
    - Đặt nạn nhân nằm ngửa trên sàn cứng.
    - Nếu thấy được vật làm mắc nghẹn ở họng nạn nhân, đưa một ngón tay vào móc lấy vật ấy ra. Phải làm rất cẩn thận để không đẩy vật ấy sâu hơn vào trong họng, nhất là khi cấp cứu trẻ con.
    - Bắt đầu làm cấp cứu tim mạch CPR (cardiopulmonary resuscitation) nếu vật làm nghẹn vẫn còn chưa lấy ra được. Khi nhấn ngực trong lúc làm CPR, vật mắc nghẹn có thể long ra, nhớ thỉnh thoảng xem lại cổ họng.


    * Cấp cứu trẻ dưới 1 tuổi bị mắc nghẹn

    - Ngồi xuống, bế em bé dốc ngược, mặt em bé sấp xuống, đặt thân người em trên cánh tay của mình, cánh tay này nằm trên đùi mình.
    - Dùng gót bàn tay đập nhẹ vào lưng em bé ngay chính giữa lưng 5 lần, miếng nghẹn có thể rơi ra.
    - Nếu không hiệu quả, lật ngửa em bé lên, đề đầu thấp hơn thân mình. Dùng hai ngón tay đè lên ngay giữa xương ức, nhấn xuống 5 lần.
    - Nếu vẫn không long miếng nghẹn ra được, tiếp tục làm 5 cái đập lưng và 5 cái nhấn ngực thay đổi liên tiếp. Gọi 911.
    - Làm cấp cứu tim mạch nếu em bé ngưng thở.

    Nếu em bé lớn hơn 1 tuổi, chỉ làm ép bụng.


    Nên ghi danh đi học lớp cấp cứu dùng thủ thuật Heimlich và CPR ở hội American Red Cross. Thỉnh thoảng có lớp tiếng Việt thông báo trên radio hay báo chí, nên ghi danh ngay.


    Theo viendongdaily






Working...
X