Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Lá ổi giã nát đắp chữa vết giời leo

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lá ổi giã nát đắp chữa vết giời leo

    Theo dược học cổ truyền, lá ổi có vị đắng sáp, tính ấm, công dụng tiêu thũng, giải độc, cầm máu. Đặc biệt, lá ổi chứa tinh dầu, trong đó có alpha-limonen, beta-sitosterol, axit maslinic, axit guajavalic. Trong lá ổi non và búp ổi còn có 7 - 10% tanin, khoảng 3% nhựa. Lá ổi được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy có kết quả tốt do có chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột đồng thời còn có tác dụng kháng khuẩn. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa tiết tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, sang thương xuất huyết, tiêu khát (đái tháo đường), băng huyết.
    Chữa tiêu chảy: Dùng búp ổi hoặc lá ổi non 12 - 20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 - 12g, vỏ quýt khô 10 - 12g. Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn. Có thể thêm đường cho dễ uống. Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường, nhất là tiêu chảy do lạnh kết quả rất tốt. Chữa viêm dạ dày - ruột cấp tính: Lá ổi non 30g, cắt nhỏ, sao chung với một nắm gạo, sau đó cho 500ml nước vào, sắc còn 200ml, lọc lấy nước chia làm hai lần uống trong ngày vào lúc bụng đói. Chữa bệnh zona (thường được gọi nôm na là giời leo): Lấy 100g búp ổi non rửa sạch, phèn chua 10g, muối 1g. Cho tất cả vào cối sạch giã nhỏ, thêm ít nước sạch vào trộn đều. Dùng nước thuốc này bôi lên chỗ đau. Mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Y dược Krupanidhi (Ấn Độ) phát hiện ra rằng, chất bột chiết xuất từ lá ổi có thể bảo vệ gan khỏi các tổn hại. Thử nghiệm trên loài chuột cho thấy, những con chuột được cho ăn chất bột chiết xuất từ lá ổi đã tránh được nguy cơ tổn thương ở gan do hóa chất gây ra, trong khi những con chuột không dùng thì gan bị hư hại nặng.
    Giới chuyên gia tin rằng, các chất chống oxy hóa có trong lá ổi đã phát huy công dụng ngăn ngừa bệnh. Ngoài ra, nước sắc từ lá ổi có thể chữa chứng vàng da trong 3 ngày.
    Tác giả: TS Phạm Xuân
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

  • #2
    Chữa bệnh thường gặp trong mùa hè

    Cảm nắng
    Còn gọi là cảm thử: mồ hôi ra nhiều, hoa mắt, chóng mặt, người chao đảo, buồn nôn và nôn, toàn thân mệt lả, mạch nhanh, huyết áp hơi thấp, trường hợp nặng có thể bị ngất.
    Thuốc trị như sau:
    Bài 1: Biển đậu (sao vàng) 16g,
    hương nhu 16g,
    cát căn 20g,
    mẫu lệ (chế) 16g,
    hoàng kỳ 16g,
    bán hạ 10g,
    hậu phác 12g,
    xương truật 16g,
    quế 10g,
    sơn thù 12g,
    mạch môn 16g,
    cam thảo 10g.
    Sắc uống ngày 1 thang.

    Bài 2:
    Phòng sâm 16g,
    đương quy 16g,
    cẩu tích 12g,
    biển đậu 16g,
    hương nhu 16g,
    sa nhân (sao đen) 16g,
    hoàng kỳ 16g,
    bạch truật 16g, trần bì 12g,
    sơn thù 12g,
    hoài sơn 16g,
    quế 8g,
    mẫu lệ 16g,
    lá dâu làm thang 16g.
    Sắc uống ngày 1 thang. Sắc 3 lần uống 3 lần.

    Bài 3:
    Mẫu lệ (chế) 16g,
    cát căn 16g,
    đậu đen (sao thơm) 30g,
    lá mít 16g;
    khoai lang thái lát, phơi khô sao vàng 30g;
    hoài sơn 16g,
    liên nhục 12g,
    mạch môn 16g,
    đương quy 16g,
    bạch truật (sao hoàng thổ) 16g,
    cam thảo 12g,
    quế 10g,
    sinh khương 4g,
    tang diệp 20g.
    Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: cầm mồ hôi, giải thử, chống nôn, trợ dương.


    Ngứa lở ngoài da:
    Ngứa nhiều, gãi nhiều, mặt da bị tổn thương từng mảng, gây tiết dịch, viêm nhiễm, tiểu đỏ, sờ vào da thịt thấy nóng. Do nóng gan, chức năng gan bị suy giảm. Mặt khác còn co yếu tố cơ địa. Nguyên tắc điều trị: thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chống dị ứng.

    Bài 1:
    Ngân hoa 12g,
    kinh giới 12g,
    đương quy 12g,
    đơn lá đỏ 20g,
    cỏ mần trầu 20g,
    lá đinh lăng 20g,
    liên kiều 12g,
    huyền sâm 12g,
    thương nhĩ (sao) 16g,
    rau má 20g,
    sài hồ 10g,
    hạ liên châu 16g.
    Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: chống ngứa chống viêm, giải nhiệt tiêu độc, nhuận gan.

    Bài 2:
    Đan bì 10g,
    phòng phong 16g,
    đinh lăng 20g,
    thổ phục linh 16g,
    hoàng bá 12g,
    bồ công anh 12g,
    chi tử 12g,
    kinh giới 12g,
    hạ khô thảo 16g,
    kim ngân 20g,
    mạch môn 16g,
    sài đất 20g,
    hoa hòe (sao) 10g.
    Sắc uống ngày 1 thang. Trong bài: đan bì, chi tử để nhuận gan mát huyết. Kim ngân, sài đất, hạ khô thảo để chống ngứa, chống viêm, tiêu độc. Xương bồ, kinh giới để trừ phong. Hoa hòe, chi tử: chỉ huyết, lương huyết, trợ gan, tiêu độc. Hợp các vị lại có tác dụng trừ phong ngứa, thanh nhiệt nhuận gan, lương huyết, tiêu độc, chống viêm.
    Tiêu chảy do ngộ độc thức ăn: Đau bụng từng cơn, bụng trướng. Mức độ đau dần dần tăng lên, có thể có nôn, tiếp đến là đi ngoài nhiều lần, phân lổn nhổn, phân lỏng. Sau những lần đi ngoài thì bớt đau được chút ít.
    Bài 1:
    Bạch biển đậu 16g,
    bạch truật 16g,
    lá ổi 20g,
    cỏ sữa to lá 20g,
    hoàng liên 10g,
    hậu phác 12g,
    trần bì 10g,
    lá khổ sâm 20g,
    sinh khương 4g,
    cao lương khương 12g.
    Sắc uống ngày 1 thang.

    Bài 2:
    Lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g,
    hoàng đằng 12g,
    lá khổ sâm 20g,
    lá ổi 20g,
    lá đinh lăng (sao vàng) 20g,
    biển đậu 16g,
    kim ngân 20g,
    trần bì 10g,
    sinh khương 4g,
    hoài sơn 16g,
    tất bát 12g.
    Sắc uống ngày 1 thang.

    Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn:
    Bụng đau ậm ạch, tiêu hóa chậm, phân lỏng, cơ thể suy nhược dần.
    Bài 1:
    Phòng sâm 16g,
    bạch linh 12g,
    bạch truật 16g,
    bán hạ 10g,
    hậu phác 12g,
    cao lương khương 12g,
    thần khúc 10g,
    hoài sơn 16g,
    liên nhục 16g,
    đại táo 3 quả,
    củ đinh lăng 16g,
    ngũ gia bì 16g,
    biển đậu (sao) 16g,
    cam thảo 12g,
    sinh khương 4g.
    Sắc uống ngày 1 thang.

    Bài 2:
    Phòng sâm 16g,
    đương quy 16g,
    bán hạ 10g,
    thăng ma 12g,
    trần bì 10g,
    thần khúc 10g,
    thảo quả 6g,
    ngũ gia bì 12g,
    hoàng kỳ 16g,
    bạch truật 16g,
    hậu phác 10g,
    sài hồ 10g,
    chích thảo 12g,
    hà thủ ô (chế) 16g,
    nhục quế 10g,
    sơn thù 12g.
    Sắc uống ngày 1 thang.
    Tác giả: Lương y Trịnh Văn Sỹ
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment

    Working...
    X