Hoa và sức khỏe
Hoa tươi và cây cỏ là một trong những loại "vũ khí" tuyệt vời giúp chúng ta giảm stress, cải thiện sức khỏe và làm cho môi trường xung quanh chúng ta thêm đẹp mắt.
Bên cạnh đó, hoa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự hạnh phúc, tác dụng tích cực lâu dài lên tâm trạng và tạo nên những mối quan hệ thân mật của chúng ta. Ngoài những tác động tốt về cảm xúc, hoa còn có tác dụng thiết thực đối với cơ thể của con người.
Ảnh: flickr.com
Sau đây là lợi ích của một số loại hoa đối với sức khỏe:
1. Hoa hồng
Ảnh: chiplove.biz
Hoa hồng là loại hoa được dùng làm thuốc tự nhiên rất phổ biến. Nó thường được sử dụng dưới dạng chất lỏng để chữa lành bệnh gan và đường ruột, đặc biệt là trong các trường hợp bệnh đường ruột dễ cảm ứng, bọng túi mật và các vấn đề của bệnh gan. Mùi thơm của hoa hồng là hương vị của hạnh phúc và có tác dụng làm phấn chấn tinh thần.
2. Cúc vạn thọ
Ảnh: internet
Cánh hoa cúc vạn thọ được sử dụng làm dung dịch nước rửa mắt rất tốt. Ngoài ra nó còn được sử dụng dưới dạng thuốc mỡ cổ truyền để chữa lành các vết thương bị trầy xước trên da. Trong hoa cúc vạn thọ có chứa chất khử trùng và các đặc tính có khả năng chống lại các bệnh nấm.
3. Bồ công anh Trung Quốc
Ảnh: betterlivingwithherbs.com
4. Cúc La Mã
Ảnh: leesscience.wordpress.com
Cúc La Mã có khả năng lưu thông khí trong đường ruột bị stress quá mức, điều trị vết bỏng trên da và sự sưng tấy. Nó còn cải thiện hệ thống miễn dịch, làm giảm nhẹ các vết loét ở miệng, đau bao tử và sự căng thẳng cơ bắp.
5. Thu hải đường
Ảnh: goregardennursery.com
Luộc hoa thu hải đường với miếng quế cây sẽ rất có ích để loại trừ độc tố trong máu ra ngoài cơ thể và làm sạch gan. Băm nát hoa thu hải đường và đắp lên các vết thương, vết bỏng để chữa lành vết thương.
6. Hoa cúc xi
Ảnh: tinyfarmblog.com
Sử dụng tinh chất của hoa cúc xi sẽ làm dịu cơn đau bụng kinh, viêm họng và viêm amiđan. Chấm tinh chất của hoa cúc xi lên vết thương và vùng miệng bị lở sẽ mau lành.
7. Hoa cúc
Ảnh: various-types-of-flowers.blogspot.com
Nước uống được làm từ hoa cúc giúp chữa bệnh cảm sốt. Cho nước hoa cúc lên miếng bông rồi đặt lên mắt để làm dịu sự sưng tấy và nổi đỏ bên trong mắt (thường gặp khi mắt tiếp xúc với sự ô nhiễm xung quanh). Nước sắc của hoa cúc còn có thể làm dịu cơn đau đầu và chứng tăng huyết áp.
8. Hoa sen cạn
Ảnh: slashfood.com
Nước sắc của hoa sen cạn có tác dụng điều trị bệnh cảm lạnh và cúm. Đặc tính chống lại vi khuẩn và vi rút của nó sẽ giúp kiểm soát sự lây nhiễm ở bộ máy lọc nước tiểu và hô hấp.
9. Hoa túi
Ảnh: wc3.worldcrossing.com
Cho vài giọt tinh chất của hoa túi lên miếng bông ẩm ướt rồi để lên đôi mắt để làm dịu trạng thái căng thẳng của mắt. Sử dụng mặt nạ dưỡng da làm từ loại hoa này để giúp ngăn ngừa và trị mụn trên da.
10. Hoa kim ngân
Ảnh: wreckabswords.blogspot.com
Súc họng với nước sắc hoa kim ngân sẽ làm dịu cơn đau họng. Nó còn có tác dụng hiệu quả ngăn ngừa các điều kiện dễ viêm nhiễm. Hoa kim ngân chứa rất nhiều chất chống lại vi rút và vi khuẩn. Lá và thân của nó còn có tác dụng trị bệnh viêm khớp.
11. Hoa bài hương
Ảnh: denas-place.blogspot.com
Súc họng bằng tinh chất của hoa bài hương sẽ làm dịu bệnh đau họng và làm giảm sự viêm nhiễm. Nó còn đẩy lùi bệnh cảm lạnh và cúm. Đắp hoa bài hương băm nhuyễn lên vết thâm tím sẽ làm tan biến các vết thâm.
12. Hoa mận Hà Nội
Ảnh: macro.art-scene.org
Loại hoa mận Hà Nội rất hữu dụng trong việc điều trị bệnh ho và tiêu chảy. Xông hơi với tinh chất của hoa mận Hà Nội sẽ có ảnh hưởng lan truyền tốt đến phổi.
13. Hoa hướng dương
Ảnh: deskpicture.com
14. Hoa nữ lang
Ảnh: wildflowersofireland.net
Hoa nữ lang có thể loại trừ bệnh mất ngủ và sự lo âu. Nó còn là bài thuốc chữa bệnh đau nửa đầu và sưng đau do bệnh thấp khớp. Ngoài ra, hoa nữ lang còn là phương thuốc điều trị bệnh cảm lạnh và bệnh cúm. Tinh chất của nó có thể làm giảm hiện tượng đau cơ bắp và đau bụng kinh.
15. Hoa cỏ thi
Ảnh: flowers.vg
Sử dụng nước sắc của hoa cỏ thi để tiêu trừ đờm dãi trong đường hô hấp. Nó còn được dùng làm nước rửa rất tốt đối với bệnh Eczêma, chàm. Ngoài ra, hoa cỏ thi cũng là một phương thuốc chữa cảm lạnh và bệnh cúm rất hữu hiệu.
Đình Huệ (Theo lifemojo.com) (PNO)