Ám ảnh nguy cơ nhiễm phóng xạ từ Nhật
Hôm qua (16/3), Nhật Bản đã gấp rút sơ tán công nhân khỏi nhà máy hạt nhân Fukushima Số 1 khi lớp vỏ của lò phản ứng hạt nhân Số 2 bị vỡ, gây rò rỉ phóng xạ ra môi trường.
Động thái này làm mối lo ngại về một cuộc khủng hoảng hạt nhân có thể xảy ra ở Nhật ngày càng tăng cao. Người dân Nhật Bản cũng như thế giới đang vô cùng hoang mang trước nguy cơ của một thảm họa được coi là “cơn ác mộng đến từ từ” này.
"Hội chứng" sợ phóng xạ Nhật Bản
Người dân Nhật Bản sống ở khu vực lân cận nhà máy và các khu vực có thể chịu ảnh hưởng nếu xảy ra rò rỉ phóng xạ hiện đã được đưa đi sơ tán. Lo ngại phóng xạ, chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã kêu gọi người dân của họ sớm rời khỏi Nhật Bản.
Chưa hết, mối lo ngại nhiễm phóng xạ cũng đang làm người dân nhiều quốc gia lân cận Nhật Bản “điên đảo”.
Lo ngại gió sẽ thổi đưa bụi phóng xạ từ Nhật sang phía Tây nước Mỹ, người dân Mỹ đã đổ xô đi mua thuốc potassium iodide, một loại thuốc chống nhiễm phóng xạ. Chỉ trong ít ngày, các kho hàng loại thuốc này đã trở nên cạn kiệt. Nhiều người còn không giữ được bình tĩnh khi không mua được thuốc.
Trong khi đó, thông điệp cảnh báo về những đám mây phóng xạ từ Nhật Bản sẽ bay sang Phillipines khiến Trường Đại học Bách khoa Polytechnic ở Manila phải đóng cửa. Những tin đồn về mưa axit và mây phóng xạ cũng xuất hiện ở Việt Nam nhưng đã nhanh chóng được bác bỏ. Trong khi đó, Nga cũng ra lệnh chuẩn bị rút quân khỏi Sakhalin và quần đảo Kurils, phía Bắc Nhật Bản để bảo vệ sức khỏe binh lính.
"Phản ứng thái quá"
Bụi phóng xạ từ nhà máy hạt nhân của Nhật Bản không thể ảnh hưởng tới các quốc gia khác. Đó là nhận định của ông David Brenner, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phóng xạ thuộc Đại học Colombia, Mỹ.
Bụi phóng xạ từ nhà máy hạt nhân Fukushima sẽ bay xa đến đâu tùy thuộc vào lượng phóng xạ được thải ra môi trường là bao nhiêu và tùy thuộc vào hướng cũng như sức gió.
Theo ông Brenner, ngay cả những người sống ở phía tây bắc nhà máy này cũng sẽ an toàn, còn tình hình sẽ khác đối với những người sống ở phía đông nam nhà máy. Hiện, gió đang thổi ra phía biển, tuy nhiên, kể cả khi hướng gió thay đổi thì những người sống cách đó 20 km cũng sẽ được an toàn. Ông cũng nhận định rằng mức phóng xạ nguy hiểm có thể phát tán đến Tokyo, cách đó gần 300 km là rất thấp.
Còn về hội chứng đổ xô đi mua thuốc chống phóng xạ ở Mỹ, ông Brenner cũng cho rằng đó là một phản ứng thái quá.
Xét về bản chất, thảm họa Chernobyl nghiêm trọng hơn nhiều so với thảm họa ở Fukushima vì kết cấu nhà máy hạt nhân khi đó vẫn còn lạc hậu. Nhà máy hạt nhân ở Chernobyl khi ấy chưa được trang bị lớp vỏ bọc thanh nhiên liệu, bể chứa lò phản ứng và tường bao bảo vệ lò. Bởi vậy khi bị nổ một đám mây bụi phóng xạ từ nhà máy đã lan rộng ra hằng trăm kilomet. Ấy thế mà, khi ấy nước Anh, cách nhà máy khoảng 2000 km cũng không bị ảnh hưởng gì.
Trong khi đó, nhà máy hạt nhân của Nhật Bản được thiết kế với cấu trúc hiện đại có lớp bảo vệ kiên cố, thêm nữa khu vực bờ Tây nước Mỹ lại cách Nhật Bản tới gần 10.000 km. Bởi vậy, bụi phóng xạ dù có bay được tới nước Mỹ thì cũng quá loãng để gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, theo ông, cũng không thể phủ nhận việc bụi phóng xạ có thể phát tán ra khắp thế giới, bởi vậy những thiết bị dò phóng xạ sẽ được vận hành hết công xuất để phát hiện các vùng nhiễm phóng xạ.
Thế nhưng, cũng phải hiểu rằng, nguy hiểm không nằm ở việc liệu một khu vực có bị nhiễm phóng xạ hay không mà nằm ở chỗ lượng phóng xạ đó là bao nhiêu, có đủ để ảnh hưởng xấu tới con người hay không.
Theo ông Brenner, bụi phóng xạ trong không khí sẽ không đủ mạnh để ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi bay ra ngoài khu vực bán kính 20 km và bởi vậy, nó khó có thể gây ảnh hưởng tới các quốc gia khác ngoài Nhật Bản.
Ông cho biết chính những tình nguyện viên quả cảm ở lại "cứu" các lò phản ứng hạt nhân là những người có nguy cơ nhiễm phóng xạ cao nhất, và họ nên được phong là "Anh hùng trong thảm họa".
Tuy nhiên, việc các quốc gia như Hong Kong, Singapore, Malaysia hay Hàn Quốc lên kế hoạch kiểm định thực phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản cũng là một điều dễ hiểu và đáng làm.
Bởi theo kỹ sữ Barclay Jones thuộc Đại hoạc Illinois, thì khi bò sữa ăn phải những đám có có nhiễm phóng xạ, thì khi chúng ta uống sữa của con bò đó, chúng ta cũng có nguy cơ gián tiếp nhiễm phóng xạ.
\Bị nhiễm phóng xạ nguy hiểm đến mức nào?
Về ngắn hạn, phơi nhiễm phóng xạ ở mức độ trung bình có thể khiến chúng ta bị ốm, với hàng loạt triệu chứng. Vài giờ sau khi bị phơi nhiễm, thường bắt đầu bằng các triệu chứng buồn nôn và nôn, sau đó là tiêu chảy, đau đầu, sốt.
Sau những triệu chứng đầu tiên, có thể có một khoảng thời gian ngắn cơ thể dường như trở lại bình thường, không có biểu hiện ốm đau gì. Nhưng sau đó vài tuần là những triệu chứng mới, nghiêm trọng hơn.
Nếu bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức cao hơn, tất cả những triệu chứng trên có thể được biểu hiện ngay, cùng đó là các cơ quan nội tạng đồng loạt bị tổn thương nhanh chóng, có thể dẫn đến tử vong.
Một người khỏe mạnh nếu bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức cao cũng sẽ bị tử vong trong vòng nửa tiếng.
Chất phóng xạ có khả năng gây tổn thương đáng kể đối với hóa chất bên trong cơ thể, phá vỡ các liên kết hóa học giữa các phân tử và nguyên tử hình thành mô.
Các bộ phận cơ thể có khả năng tổn thương lớn nhất khi bị phơi nhiễm gồm các mô ở ruột và dạ dày, và các tế bào sản sinh máu trong tủy xương. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào thời gian cũng như mức độ bị phơi nhiễm.
Còn về lâu dài, chất phóng xạ sẽ gây bệnh ung thư hoặc dị dạng ở thai nhi nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm phóng xạ. Thường khi các tế bào của cơ thể đạt tới “ngày hết hạn” chúng sẽ tự chết đi vào thay thế bằng những tế báo mới. Tuy nhiên, ung thư xảy ra khi tế bào mất khả năng này, các tế bào cũ không chết đi mà vẫn tiếp tục phân chia và phân chia một cách mất kiểm soát. Và chất phóng xạ sẽ tạo nên quá trình này trong cơ thế, làm những tế bào cũ trở nên "bất tử", dẫn đến ung thư..
Ngoài ra, chất phóng xạ còn có thể gây ra hiện tượng biến đổi gen của cơ thể, không chỉ xảy ra với người trực tiếp nhiễm phóng xạ mà còn ảnh hưởng tới thế hệ con cháu, dẫn đến sự dị dạng ở những thế hệ tương lai. Biểu hiện gồm đầu hoặc kích thước não nhỏ hơn, mắt kém, phát triển chậm, và tiếp nhận đặc biệt kém.
Chúng ta bị nhiễm phóng xạ qua những đường nào?
Con người có thể nhiễm phóng xạ qua nhiều đường khác nhau.
Ví như bụi phóng xạ không màu không mùi có thể bay trong không khí và dính vào da hay quần áo của chúng ta lúc nào không biết. Đó là lý do các nhà chức trách Nhật Bản khuyến cáo người dân nên ở trong nhà và đóng kín cửa.
Hoặc chúng ta có thể hít phải bụi phóng xạ, đó là lý do vì sao người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang ẩm khi đi ra đường.
Ngoài ra, con người cũng có thể bị phơi nhiễm phóng xạ khi ăn phải đồ ăn, nước uống bị nhiễm phóng xạ. Một cuộc khảo cứu mới đây của LHQ ước tính thảm họa Chernobyl đã gây ra 6.000 trường hợp ung thư tuyến giáp ở trẻ em, phần lớn là qua sữa bị nhiễm phóng xạ.
Theo đó, chúng ta cũng có thể hiểu được nỗi lo của người dân ở tận California, cách Nhật Bản tới hàng nghìn dặm.
Về ngắn hạn, phơi nhiễm phóng xạ ở mức độ trung bình có thể khiến chúng ta bị ốm, với hàng loạt triệu chứng. Vài giờ sau khi bị phơi nhiễm, thường bắt đầu bằng các triệu chứng buồn nôn và nôn, sau đó là tiêu chảy, đau đầu, sốt.
Sau những triệu chứng đầu tiên, có thể có một khoảng thời gian ngắn cơ thể dường như trở lại bình thường, không có biểu hiện ốm đau gì. Nhưng sau đó vài tuần là những triệu chứng mới, nghiêm trọng hơn.
Nếu bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức cao hơn, tất cả những triệu chứng trên có thể được biểu hiện ngay, cùng đó là các cơ quan nội tạng đồng loạt bị tổn thương nhanh chóng, có thể dẫn đến tử vong.
Một người khỏe mạnh nếu bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức cao cũng sẽ bị tử vong trong vòng nửa tiếng.
Chất phóng xạ có khả năng gây tổn thương đáng kể đối với hóa chất bên trong cơ thể, phá vỡ các liên kết hóa học giữa các phân tử và nguyên tử hình thành mô.
Các bộ phận cơ thể có khả năng tổn thương lớn nhất khi bị phơi nhiễm gồm các mô ở ruột và dạ dày, và các tế bào sản sinh máu trong tủy xương. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào thời gian cũng như mức độ bị phơi nhiễm.
Còn về lâu dài, chất phóng xạ sẽ gây bệnh ung thư hoặc dị dạng ở thai nhi nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm phóng xạ. Thường khi các tế bào của cơ thể đạt tới “ngày hết hạn” chúng sẽ tự chết đi vào thay thế bằng những tế báo mới. Tuy nhiên, ung thư xảy ra khi tế bào mất khả năng này, các tế bào cũ không chết đi mà vẫn tiếp tục phân chia và phân chia một cách mất kiểm soát. Và chất phóng xạ sẽ tạo nên quá trình này trong cơ thế, làm những tế bào cũ trở nên "bất tử", dẫn đến ung thư..
Ngoài ra, chất phóng xạ còn có thể gây ra hiện tượng biến đổi gen của cơ thể, không chỉ xảy ra với người trực tiếp nhiễm phóng xạ mà còn ảnh hưởng tới thế hệ con cháu, dẫn đến sự dị dạng ở những thế hệ tương lai. Biểu hiện gồm đầu hoặc kích thước não nhỏ hơn, mắt kém, phát triển chậm, và tiếp nhận đặc biệt kém.
Chúng ta bị nhiễm phóng xạ qua những đường nào?
Con người có thể nhiễm phóng xạ qua nhiều đường khác nhau.
Ví như bụi phóng xạ không màu không mùi có thể bay trong không khí và dính vào da hay quần áo của chúng ta lúc nào không biết. Đó là lý do các nhà chức trách Nhật Bản khuyến cáo người dân nên ở trong nhà và đóng kín cửa.
Hoặc chúng ta có thể hít phải bụi phóng xạ, đó là lý do vì sao người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang ẩm khi đi ra đường.
Ngoài ra, con người cũng có thể bị phơi nhiễm phóng xạ khi ăn phải đồ ăn, nước uống bị nhiễm phóng xạ. Một cuộc khảo cứu mới đây của LHQ ước tính thảm họa Chernobyl đã gây ra 6.000 trường hợp ung thư tuyến giáp ở trẻ em, phần lớn là qua sữa bị nhiễm phóng xạ.
Theo đó, chúng ta cũng có thể hiểu được nỗi lo của người dân ở tận California, cách Nhật Bản tới hàng nghìn dặm.
Đan Khanh - (Tổng hợp) VNM