Cholesterol là một dạng chất béo rất cần thiết cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, bảo vệ thần kinh, cấu tạo mô tế bào và sản sinh ra một số loại hormone và gan có nhiệm vụ sản xuất ra Cholesterol “vừa đủ xài” cho cơ thể. Cholesterol cũng có thể đi vào cơ thể qua những loại thực phẩm như: trứng, thịt và các sản phẩm bơ sữa. Tuy nhiên, nếu có thể có quá nhiều Cholesterol thì sức khỏe sẽ không còn được khỏe nữa.
Nếu làm giảm được lượng cholesterol “xấu” (LDL) thì chúng ta có thể làm giảm rủi ro những trường hợp nhồi máu cơ tim và đột quị. Sự thay đổi nếp sống có thể giúp cải thiện hàm lượng cholesterol, chẳng hạn như: không hút thuốc lá, tập thể dục, thể thao đều đặn, hạn chế những bữa ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều trái cây và rau cải, hạn chế rượu bia... Tuy nhiên, nếu những thay đổi lối sống này vẫn không có tác dụng gì nhiều trong vòng 6 tháng hoặc 1 năm thì lúc này phải cần đến sự giúp đỡ của những loại thuốc hạ cholesterol.
Thuốc dùng cho việc hạ cholesterol có nhiều nhóm thuốc, trong đó có nhóm statin ức chế HMG-CoA reductase có nhiệm vụ ức chế enzyme trong gan tạo ra cholesterol máu. Nếu có quá nhiều cholesterol trong máu thì nó có thể lắng đọng tạo ra các mảng tiểu cầu bám vào thành mạch máu, làm hẹp và tắc mạch máu. Khi nó bong ra, di chuyển đến chỗ hẹp hoặc có cục đông máu trên mảng tiểu cầu sẽ làm cho mạch máu hẹp, tắc, gây nhồi máu cơ tim và đột quị. Bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân một hoặc kết hợp trong số các loại thuốc để giảm lượng Cholesterol trong máu.
Ngoài ra, có một loại vitamin khong cần toa của bác sĩ mà vẫn giúp giảm được lượng Cholesterol. Ðó là vitamin B3. Khi được dùng liều cao, vitamin B3 có thể làm hạ hàm lượng triglycerides và cholesterol “xấu,” đồng thời làm tăng lượng cholesterol “tốt.” Dù rằng đây là một loại vitamin không cần kê toa nhưng cần phải được chỉ định của BS, vì nếu dùng liều thấp thì không có tác dụng, còn nếu dùng liều cao hoặc không đúng cách có thể gây hại cho gan.
Nếu sử dụng 2 hoặc nhiều hơn các loại thuốc cùng một lúc thì cách thức mà cơ thể “xử lý” từng thuốc sẽ bị thay đổi và có thể làm tăng tác dụng phụ hoặc giảm đi hiệu quả trị liệu. Ðây gọi là tương tác thuốc. Cho dù là vitamin hay dược thảo cũng sẽ xảy ra sự tương tác thuốc. Một vài loại thức ăn và nước uống cũng có thể làm giảm hiệu lực của thuốc. Ðây gọi là sự tương tác giữa thuốc và thực phẩm. Cho dù là tương tác thuốc dạng nào cũng đều gây nguy hiểm cho cơ thể, vì vậy cần cung cấp hết cho thầy thuốc tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng trước khi BS kê cho bạn một loại thuốc hạ cholesterol.
Ðiều quan trọng để hàm lượng cholesterol vừa phải là dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của thầy thuốc, nên hỏi thầy thuốc về những loại thức ăn, nước uống cần tránh. Cho dù bạn đang sử dụng thuốc hạ cholesterol thì điều quan trọng nhất vẫn cần phải làm là xây dựng một nếp sống khỏe mạnh, tích cực vận động, như vậy sẽ càng làm cho việc sử dụng thuốc hạ cholesterol đạt được hiệu quả tối ưu.
Tuy nhiên, cách đây 2 năm, một nghiên cứu mang tên Jupinter của Mỹ cho rằng thuốc hạ cholesterol (quen gọi là thuốc giảm mỡ máu) có tác dụng giảm được rủi ro tử vong vì bệnh tim, nhưng trên tạp chí ABC News của Mỹ lại cảnh báo về mối nguy hiểm của nhóm thuốc này và khuyến cáo mọi người cần thận trọng khi sử dụng 11 loại thuốc hạ cholesterol.
99% không thực sự cần đến thuốc hạ cholesterol?
Theo nghiên cứu thì việc kinh doanh và đề cao nhóm thuốc hạ cholesterol còn chứa đựng nhiều uẩn khúc, trong đó có cả yếu tố trục lợi, lóa mắt vì tiền... Còn tỷ lệ người cần dùng thuốc này chỉ chiếm khoảng 1% (có nghĩa là 100 người thì chỉ có 1 người cần đến thuốc), nhất là nhóm người sinh ra có khuyết tật di truyền có tên là Familial hyperchotesrolemia (tạm dịch: có tiền sử gia đình mắc chứng mỡ máu cao), làm cho họ có hàm lượng cholesterol khác với những người bình thường và cũng đã đến lúc người ta phải xem lại cholesterol không phải là nguyên nhân chính gây bệnh tim. Vì vậy, nếu cholesterol không quá 330mg thì không đáng lo mắc bệnh tim. Ngoài ra, cần chú ý đến tỷ lệ giữa HDL (cholesterol tốt) trên cholesterol toàn phần, tỷ lệ lý tưởng là trên 24%, nếu dưới 10% thì rủi ro mắc bệnh tim cao. Ngoài ra, còn chú ý đến tỷ lệ giữa triglyceride (một dạng mỡ máu xấu)/HDL tỷ lệ này phải dưới 2.
Trong thực tế, có người hàm lượng cholesterol toàn phần trên 350mg nhưng rủi ro mắc bệnh tim mạch thấp do hàm lượng HDL cao. Cơ thể chúng ta cũng rất cần đến cholesterol để sản xuất màng tế bào, hormone, vitamin D và acid mật để giúp tiêu thụ mỡ. Ngoài ra, cholesterol còn giúp não tạo trí nhớ và rất cần cho các chức năng thần kinh. Vì lý do này, nếu có quá ít cholesterol cũng không có lợi, có thể làm tăng bệnh ung thư, gây sa sút trí tuệ, đột quị, trầm cảm, tăng nguy cơ quyên sinh.
Chú ý khi dùng thuốc giảm cholesterol
Nếu phải dùng thuốc giảm cholesterol thì nên uống kèm CoQ10, đây là một loại co-enzyme (đồng enzyme) rất cần cho quá trình sản xuất năng lượng tế bào, giúp cho các bộ phận trong cơ thể làm tốt các chức năng vốn có. Nếu cơ thể thiếu hụt CoQ10 sẽ gây mệt mỏi, suy yếu cơ, gây đau nhức dẫn đến đau tim. Ngoài ra, CoQ10 còn có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây bệnh, hạn chế bệnh “chết tế bào” do các gốc tự do gây nên. Nhóm người từ trên 40 tuổi trở ra nên bổ sung thêm CoQ10 dưới dạng thuốc bổ có tên là Ubiquinol.
Giảm mỡ máu bằng các phương pháp tự nhiên
Thay vì dùng thuốc, mọi người nên áp dụng phương pháp giảm cholesterol bằng phương pháp tự nhiên. Lý do, có tới 75% cholesterol của cơ thể là do gan sản xuất, quá trình này bị chi phối bởi mức insulin. Vì vậy, tối ưu hóa insulin có nghĩa là giảm cholesterol, trong đó áp dụng phương pháp bằng ăn uống có tác dụng rất tốt, nên:
- Giảm hàm lượng bột, đường trong thức ăn.
- Tăng cường hàm lượng acid béo omega-3 có trong thực phẩm (cá, thực phẩm dạng hạt, rau xanh, hoa quả).
- Tăng cường nhóm thực phẩm có lợi cho tim như: dầu ôliu, dầu dừa, sản phẩm từ sữa hữu cơ, trứng bơ, hạt thô.
- Tăng cường cuộc sống hoạt động, năng luyện tập thể thao, nếu luyện tập thường xuyên sẽ giúp cơ thể tối ưu hóa việc sản xuất hormone tăng trưởng (HGH) có lợi.
- Tránh xa các loại thuốc kích thích gây nghiện và chỉ nên dùng vừa phải đồ uống như rượu, bia.
- Làm việc nghỉ ngơi cân bằng hợp lý, duy trì giấc ngủ chất lượng mỗi ngày từ 7 - 8 tiếng.
Nếu làm giảm được lượng cholesterol “xấu” (LDL) thì chúng ta có thể làm giảm rủi ro những trường hợp nhồi máu cơ tim và đột quị. Sự thay đổi nếp sống có thể giúp cải thiện hàm lượng cholesterol, chẳng hạn như: không hút thuốc lá, tập thể dục, thể thao đều đặn, hạn chế những bữa ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều trái cây và rau cải, hạn chế rượu bia... Tuy nhiên, nếu những thay đổi lối sống này vẫn không có tác dụng gì nhiều trong vòng 6 tháng hoặc 1 năm thì lúc này phải cần đến sự giúp đỡ của những loại thuốc hạ cholesterol.
Thuốc dùng cho việc hạ cholesterol có nhiều nhóm thuốc, trong đó có nhóm statin ức chế HMG-CoA reductase có nhiệm vụ ức chế enzyme trong gan tạo ra cholesterol máu. Nếu có quá nhiều cholesterol trong máu thì nó có thể lắng đọng tạo ra các mảng tiểu cầu bám vào thành mạch máu, làm hẹp và tắc mạch máu. Khi nó bong ra, di chuyển đến chỗ hẹp hoặc có cục đông máu trên mảng tiểu cầu sẽ làm cho mạch máu hẹp, tắc, gây nhồi máu cơ tim và đột quị. Bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân một hoặc kết hợp trong số các loại thuốc để giảm lượng Cholesterol trong máu.
Ngoài ra, có một loại vitamin khong cần toa của bác sĩ mà vẫn giúp giảm được lượng Cholesterol. Ðó là vitamin B3. Khi được dùng liều cao, vitamin B3 có thể làm hạ hàm lượng triglycerides và cholesterol “xấu,” đồng thời làm tăng lượng cholesterol “tốt.” Dù rằng đây là một loại vitamin không cần kê toa nhưng cần phải được chỉ định của BS, vì nếu dùng liều thấp thì không có tác dụng, còn nếu dùng liều cao hoặc không đúng cách có thể gây hại cho gan.
Nếu sử dụng 2 hoặc nhiều hơn các loại thuốc cùng một lúc thì cách thức mà cơ thể “xử lý” từng thuốc sẽ bị thay đổi và có thể làm tăng tác dụng phụ hoặc giảm đi hiệu quả trị liệu. Ðây gọi là tương tác thuốc. Cho dù là vitamin hay dược thảo cũng sẽ xảy ra sự tương tác thuốc. Một vài loại thức ăn và nước uống cũng có thể làm giảm hiệu lực của thuốc. Ðây gọi là sự tương tác giữa thuốc và thực phẩm. Cho dù là tương tác thuốc dạng nào cũng đều gây nguy hiểm cho cơ thể, vì vậy cần cung cấp hết cho thầy thuốc tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng trước khi BS kê cho bạn một loại thuốc hạ cholesterol.
Ðiều quan trọng để hàm lượng cholesterol vừa phải là dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của thầy thuốc, nên hỏi thầy thuốc về những loại thức ăn, nước uống cần tránh. Cho dù bạn đang sử dụng thuốc hạ cholesterol thì điều quan trọng nhất vẫn cần phải làm là xây dựng một nếp sống khỏe mạnh, tích cực vận động, như vậy sẽ càng làm cho việc sử dụng thuốc hạ cholesterol đạt được hiệu quả tối ưu.
Tuy nhiên, cách đây 2 năm, một nghiên cứu mang tên Jupinter của Mỹ cho rằng thuốc hạ cholesterol (quen gọi là thuốc giảm mỡ máu) có tác dụng giảm được rủi ro tử vong vì bệnh tim, nhưng trên tạp chí ABC News của Mỹ lại cảnh báo về mối nguy hiểm của nhóm thuốc này và khuyến cáo mọi người cần thận trọng khi sử dụng 11 loại thuốc hạ cholesterol.
99% không thực sự cần đến thuốc hạ cholesterol?
Theo nghiên cứu thì việc kinh doanh và đề cao nhóm thuốc hạ cholesterol còn chứa đựng nhiều uẩn khúc, trong đó có cả yếu tố trục lợi, lóa mắt vì tiền... Còn tỷ lệ người cần dùng thuốc này chỉ chiếm khoảng 1% (có nghĩa là 100 người thì chỉ có 1 người cần đến thuốc), nhất là nhóm người sinh ra có khuyết tật di truyền có tên là Familial hyperchotesrolemia (tạm dịch: có tiền sử gia đình mắc chứng mỡ máu cao), làm cho họ có hàm lượng cholesterol khác với những người bình thường và cũng đã đến lúc người ta phải xem lại cholesterol không phải là nguyên nhân chính gây bệnh tim. Vì vậy, nếu cholesterol không quá 330mg thì không đáng lo mắc bệnh tim. Ngoài ra, cần chú ý đến tỷ lệ giữa HDL (cholesterol tốt) trên cholesterol toàn phần, tỷ lệ lý tưởng là trên 24%, nếu dưới 10% thì rủi ro mắc bệnh tim cao. Ngoài ra, còn chú ý đến tỷ lệ giữa triglyceride (một dạng mỡ máu xấu)/HDL tỷ lệ này phải dưới 2.
Trong thực tế, có người hàm lượng cholesterol toàn phần trên 350mg nhưng rủi ro mắc bệnh tim mạch thấp do hàm lượng HDL cao. Cơ thể chúng ta cũng rất cần đến cholesterol để sản xuất màng tế bào, hormone, vitamin D và acid mật để giúp tiêu thụ mỡ. Ngoài ra, cholesterol còn giúp não tạo trí nhớ và rất cần cho các chức năng thần kinh. Vì lý do này, nếu có quá ít cholesterol cũng không có lợi, có thể làm tăng bệnh ung thư, gây sa sút trí tuệ, đột quị, trầm cảm, tăng nguy cơ quyên sinh.
Chú ý khi dùng thuốc giảm cholesterol
Nếu phải dùng thuốc giảm cholesterol thì nên uống kèm CoQ10, đây là một loại co-enzyme (đồng enzyme) rất cần cho quá trình sản xuất năng lượng tế bào, giúp cho các bộ phận trong cơ thể làm tốt các chức năng vốn có. Nếu cơ thể thiếu hụt CoQ10 sẽ gây mệt mỏi, suy yếu cơ, gây đau nhức dẫn đến đau tim. Ngoài ra, CoQ10 còn có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây bệnh, hạn chế bệnh “chết tế bào” do các gốc tự do gây nên. Nhóm người từ trên 40 tuổi trở ra nên bổ sung thêm CoQ10 dưới dạng thuốc bổ có tên là Ubiquinol.
Giảm mỡ máu bằng các phương pháp tự nhiên
Thay vì dùng thuốc, mọi người nên áp dụng phương pháp giảm cholesterol bằng phương pháp tự nhiên. Lý do, có tới 75% cholesterol của cơ thể là do gan sản xuất, quá trình này bị chi phối bởi mức insulin. Vì vậy, tối ưu hóa insulin có nghĩa là giảm cholesterol, trong đó áp dụng phương pháp bằng ăn uống có tác dụng rất tốt, nên:
- Giảm hàm lượng bột, đường trong thức ăn.
- Tăng cường hàm lượng acid béo omega-3 có trong thực phẩm (cá, thực phẩm dạng hạt, rau xanh, hoa quả).
- Tăng cường nhóm thực phẩm có lợi cho tim như: dầu ôliu, dầu dừa, sản phẩm từ sữa hữu cơ, trứng bơ, hạt thô.
- Tăng cường cuộc sống hoạt động, năng luyện tập thể thao, nếu luyện tập thường xuyên sẽ giúp cơ thể tối ưu hóa việc sản xuất hormone tăng trưởng (HGH) có lợi.
- Tránh xa các loại thuốc kích thích gây nghiện và chỉ nên dùng vừa phải đồ uống như rượu, bia.
- Làm việc nghỉ ngơi cân bằng hợp lý, duy trì giấc ngủ chất lượng mỗi ngày từ 7 - 8 tiếng.