Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Chứng đau xương khớp nơi người lớn tuổi

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chứng đau xương khớp nơi người lớn tuổi

    Chứng đau xương khớp nơi người lớn tuổi


    Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời thắc mắc của ông Nguyễn văn Phú ở Khánh Hòa về chứng đau xương khớp nơi người lớn tuổi.

    Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

    Ông Nguyễn văn Phú ở Khánh Hòa kể về trường hợp bệnh của ông và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:

    Trường hợp người 76 tuổi đau xương khớp.

    Bn 76 tuổi, té cách đây 7 tháng. BS nói gân cốt tê liệt, nghĩa là thế nào? paralysis? hoặc tê như kiến bò?, nhưng so với trước khi mổ thì đau giảm 90%. Bây giờ đi đứng bình thường? Uống calcium, thuốc B12, và thuốc___? Giải phẩu đóng 2 đinh vào xương đùi? (có phải gảy 2 xương đùi?). Gần đây ăn măng tre, nóng sốt, sưng và ngứa mí mắt không mở ra được. Bác sĩ nói mắt bịnh gì? có nhiễm trùng không? có ghèn hay mủ chảy ra không? nay đã khỏi chưa? Bác có thấy đường không? Trước nay có hay ăn măng không? có luộc kỹ và cho hơi bay ra ngoài không? ăn măng có vấn đề gì không? Cụ thể câu hỏi của bn muốn giải đáp là gì?

    Trả lời:

    Bịnh nhân 76 tuổi từng giải phẩu vì gảy xương. Tôi xin nhân cơ hội này bàn đến một số điểm sau đây, với mục đích thông tin mà thôi. Đương nhiên các bịnh của bn cần bs chuyên môn về xương và mắt theo dõi.

    Người già hay bị một số bịnh làm đau nhức, cần hổ trợ bằng vật lý trị liệu, cần khuyến khích vận động, thể thao đều đặn để bảo tồn cơ năng các khớp xương, các cơ bắp trong giới hạn các bs cho phép.

    1. Thuốc trị đau nhức có nhiều loại, và cũng tùy địa phương. Đáng kể nhất là việc một số thuốc Đông y trị đau nhức được pha chế bất hợp pháp với corticoid (làm ăn ngon, lên cân nhưng giảm sức đề kháng, miễn nhiểm), và một số chất có thể nguy hiểm như thủy ngân, arsenic (thạch tín), chỉ làm co giật, tiêu chảy, hư thận. Hội Đông Y Hoa Kỳ (AAOM) đã từng cảnh báo về việc này và công bố một danh sách thuốc tiêu biểu phần lớn của Trung Quốc. Thiết nghĩ ở Việt Nam chúng ta còn phải cẩn thận hơn và cần biết gốc gác của thuốc mình uống. Nếu uống thuốc tây chung với thuốc ta, cần tránh sự trùng lặp có thể gây ngộ độc (ví dụ nhiều thuốc đau nhức đông y có chứa acetaminophen, là chất phổ biến trong thuốc đau nhức tây y, nếu uống hai thứ cùng một lượt thì liều thuốc có thể quá cao, gây nguy hiểm, nhất là nếu kèm theo rượu).

    2. Riêng về Tây y, người già cũng cần cẩn thận lúc dùng thuốc đau nhức. Thuốc phổ biến nhất là loại NSAID, viết tắc của Non Steroid Anti Inflammatory Drugs, có nghĩa là thuốc giảm viêm (giảm đau, giảm sưng và giảm đỏ). NSAID thường dùng là Ibuprofen (tên thương mãi là Advil, Motrin), ở Mỹ được bán tự do, và được các phụ huynh cũng hay dùng cho trẻ em để trị giảm sốt. Năm 2009, hội Lão Khoa Mỹ (American Geriatrics Society, AGS) đưa ra một khuyến cáo mới, thay đổ lập trường trước đây. Hiện nay AGS khuyên người già nếu cần thuốc cho đau nhức dai dẵng (thường là cơ bắp và khớp) trước hết nên dùng acetaminophen (paracetamol ở Việt nam và một số nước khác). Hiếm lắm mới xài đến loại NSAID mới (COX2 inhibitor) cũng như cũ (vd: aspirin, ibuprofen) và phải rất thận trọng. Các loại thuốc NSAID (Motrin, Advil, Aleve, Naprosil...) này có thể làm bịnh cao huyết áp nặng thêm, gây rối loạn hệ tiêu hóa, hư hại thận (kidney damage), phù (edema) và ngoài ra gây ra một số bịnh về tim mạch. Ngoài ra, đối những người lớn tuổi đang uống aspirin hàng ngày để phòng ngừa bịnh tim mạch (thường là liều thấp 1 viên baby aspirin mỗi ngày), không nên dùng ibuprofen cùng với aspirin, có thể tăng nguy cơ chảy máu bao tử hoặc ruột.

    3. Mặt khác, dùng acetaminophen cũng phải rất cẩn thận, không được quá liều lượng (gần đây FDA khuyến cáo lần nữa về khả năng ngộ độc gan) vì có thể làm hư gan, nhất là ở người đang mắc bịnh gan, cơ năng gan yếu, uống rượu hoặc chung với một thứ thuốc khác (cũng làm hại gan).

    4. Bịnh nhân đã bị té nặng, cần có những biện pháp an toàn tránh té gảy xương thêm lần nữa: như chỗ nằm, cầu tiêu có điểm vịn chắc chắn, đường cầu thang, tầng cấp phải đều đặn để tránh hụt chân, ban đêm phải có đèn thắp sáng lối đi.

    5. Cần ra nắng, ngoài trời sinh hoạt vì nắng biến những chất trong da thành vitamin D, uống sữa, hoặc uống vitamin D để bảo vệ sức khỏe xương. Có thể uống Multivitamin mỗi ngày một viên.

    6. Điểm quan trọng khác là cần khám mắt xem thị giác có tốt hay không để di chuyển an toàn.

    7. Người già có thể có thị trường (có nghĩa tầm nhìn trên dưới, từ bên này qua bên kia, visual field) thu hẹp rất nhiều do

    • bịnh cườm nước (glaucoma) mà mình không biết, thị trường hai bên thu hẹp lại như nhìn trong một đường hầm (tunnel vision),

    • hoặc một bên mắt bị mù từ từ do cườm khô (cataract), tương tự như đi trong một lớp sương mù, nhưng vì chuyển biến, thay đổi từ từ mà bịnh nhân không hay,

    • bịnh nhân không cảm nhận được chiều sâu thị giác, không phân biệt độ gần xa một đồ vật, dễ bị té ngã,

    • về bịnh lông quặm, tức là lông mi (lông nheo) quặp vào phía mắt, thay vì chỉa ra ngoài, làm cho mắt ngứa đau, trầy, dễ bị nhiễm trùng; cần bs mắt giải quyết bằng cách nhổ các lông nheo, phẩu thuật nếu cần, hoặc dùng thuốc mỡ, pommade (ointment) bôi cho trơn theo chỉ định của bác sĩ.

    8. Cuối cùng, cũng nên nhắc ở đây măng tươi sống có một glycoside chứa chất cyanide, tên là taxiphyllyn, có thể gây ngộ độc cấp tính chết người. Khoai mì (sắn/cassava) chưa chế biến cũng có chất độc tương tự. Cần nấu, luộc trong nước cẩn thận để hủy chất taxiphyllin trước khi ăn, để hở nồi cho arsenic hơi nước bay ra ngoài.

    Chúc bịnh nhân may mắn.

    Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.


    Theo Voa








Working...
X