Những điều cần biết khi du lịch Việt Nam
TRAVEL MEDICINE
Mỗi năm, nhiều anh chị em về thăm quê hương Việt Nam để chúc Tết, mừng tuổi ông bà, cha mẹ, thăm bà con, thân thuộc và bạn bè hoặc công tác đầu tư buôn bán.
Nhưng du lịch ra khỏi nước Mỹ đến những nước vùng nhiệt đới hoặc những nước đang phát triển thường hay gặp những khó khăn và mắc bệnh liên quan đến du lịch như đi chảy, đau bụng, sốt, tai nạn, hoặc những chứng lặt vặt như jet lag, mất ngủ (vì ngày đêm đảo ngược), say sóng, và kiệt sức.
Chúng tôi xin trình bày những điều cần thiết phải chú ý để cho cuộc du lịch của anh chị em được an toàn, mỹ mãn. Những cách chỉ dẫn sau đây không những chỉ áp dụng cho du lịch về Việt Nam mà còn có thể áp dụng cho du lịch các nước khác. Nhưng trong bài này chúng tôi chỉ nêu lên chũng ngừa những bệnh có thể gặp phải tại Việt nam.
Thời gian chủng ngừa trước khi về Việt Nam
Nên dự trù tối thiểu 6 tuần trước khi về để có đủ thì giờ chích ngừa vì sau khi chích cơ thể cần thì giờ để sản xuất kháng thể chống bệnh. Vả lại nhiều loại thuốc ngừa cần chích 2 hoặc 3 lần. Nhưng nếu thì giờ eo hẹp cận ngày đi thì cũng nên chích ngừa vì cơ thể đã bắt đàu sản xuất kháng thể chống bệnh sau khi chích dù số lượng chưa đạt đến mức tối đa.
Các loại chủng ngừa
Chủng ngừa cho trẻ em:
Trẻ em nên hoàn tất chủng ngừa định kỳ gồm có DTP (bạch hầu, phong đòn gánh và ho gà), OPV/IPV (tê liệt trẻ con) MMR (bệnh sởi, bệnh sởi Ðức và quai bị) Hib (chủng ngừa chống loại vi khuẩn Haemophilus gây sưng màng óc, viêm nắp thanh quản epiglottitis, viêm xoang,viêm tai và viêm phổi), Prevnar (ngừa bênh do vi trùng phế cầu có thề gây sưng phổi, sưng màng óc, viêm xoang, viêm tai và nhiễm trùng máu), Hepatitis B vaccine (ngừa siêu vi gan B), Hepatitis A vaccine (ngừa siêu vi gan A) và Varivax (ngừa thủy đậu, trái rạ)
Tetanus (phong đòn gánh):
Người lớn nên chích ngừa phong đòn gánh mỗi mười năm, nếu chưa có thì phải booster lại vì phong đòn gánh vẫn còn thịnh hành tại nhiều nước vùng nhịêt đới . Cách truyền nhiễm bệnh phong đòn gánh do vết thương nhỏ nhưng sâu như đạp đinh, gai nhọn có nhiễm bào tử phong đòn gánh. Thời kỳ ủ bệnh khoảng một tuần. Triệu chứng bắt đầu bị cứng quai hàm, sau đó bị khó thở, cứng xương sống lưng. Nếu không chữa trị kịp thời, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Typhoid fever (thương hàn):
Chủng ngừa thương hàn thường chích hai mũi cách nhau bốn tuần lễ mới đạt hữu hiệu tối đa. Hiện nay có loại thuốc ngừa uống cũng công hiệu. Thương hàn truyền bệnh qua ăn uống. Triệu chứng gồm có sốt, đau bụng, nhức đầu, suy yếu và kiệt sức. Nếu bệnh kéo dài nhiều tháng có thể đi đến xuất huyết nội trong ruột và lũng ruột.
Cholera (bệnh dịch tả):
Bệnh này cũng do ăn uống và thường hay làm thành dịch bệnh. Chích ngừa cũng hai mũi cách nhau 4 tuần nhưng chỉ được 60% hữu hiệu. Triệu chứng gồm tiêu chảy liên miên đưa đến thoát nước và kiệt sức có thể nguy hại đến sinh mạng nhứt là ở các em bé nhỏ tuồi.
Japanese encephalitis (viêm não Nhật bổn):
Thuốc chích 3 mũi vào ngày 0, 7, và 30, nếu thì giờ eo hẹp thì có thể chích vào ngày 0, 7, 14. Có thể bị nổi ngứa, mề đay sau khi chích. Bệnh này do muỗi chích gây ra bệnh viêm não đứng hàng đầu Á châu. Muỗi ở vùng nông trại nuôi lợn heo thường mang siêu vi này. Tuy mang tên Nhật Bổn nhưng lại ít xảy ra bên Nhật. Bệnh lộng hành nhất ở Ðông Nam Á như Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Miến Ðiện, Mã Lai, Ấn Ðộ, Nepal, Nam Dương, Phi Luật Tân,Thái Lan, và vài tỉnh hẻo lánh nước Trung Hoa. Người du lịch đến các nước kể trên ít khi bị bệnh này trừ phi ở lại thời gian lâu, hoạt động ngoài trời và gần nơi nuôi lợn. Nhưng nếu bị bệnh này thì rất nguy hiếm và trầm trọng, nhất là đối với trẻ em. Triệu chứng gồm sốt, mê sảng. Tử vong lên tới 25% và dù có hồi phục thì cũng có tới 50% bị tổn thương não suốt đời.
Hepatetis A ( Viêm gan A)
Chích ngừa gồm hai mũi. Mũi thứ hai cách mũi đầu tiên 5 tháng đến một năm. Bệnh này truyền nhiễm do ăn uống : những món ăn chưa nấu chín nhất là đồ biển, sò huyết, nghiêu, ốc… Triệu chứng như cảm cúm, đau bụng, vàng da, vàng mắt. Bệnh viêm gan A không trở thành kinh niên.
Hepatetis B (Viêm gan B)
Chủng ngừa chia làm 3 mũi, mũi thứ nhất cách mũi thứ nhì một tháng, mũi thứ ba cách mũi thứ nhì 5 tháng. Tổng cộng thời gian 6 tháng để hoàn tất. Nên chích ở tay, không ở mông, vì chích ở mông hiệu quả sẽ giảm bớt.
Truyền bệnh không do ăn uống mà bởi ba cách:
a. Kim chích không sạch dính máu
b. Giao hợp nam nữ hay đồng tình luyến ái
c. Truyền từ mẹ sang con mới sanh, nếu người mẹ mang siêu vi trùng gan B.
Triệu chứng gồm có mệt mỏi, kém ăn thỉnh thoảng có thể đau bụng và vàng da. Ða số có thể tự khỏi hẳn. Một số bệnh nhân có thể mang siêu vi trùng vĩnh viễn và trở thành viêm gan kinh niên (Chronic Hepatitis B). Viêm gan kinh niên sau nhiều năm có thể đưa đến xơ gan và ung thư gan.
Influenza (Cúm):
Nên chích ngừa cúm trước khi đi về Vịêt Nam.
Pneumovax (chủng ngừa phế cầu):
Ðây là loại thuốc ngừa rất công hiệu chống phế cầu. Phế cầu là một loại vi trùng nguy hiểm gây ra sưng phổi, viêm xoang, sưng màng óc và nhiễm trùng máu. Các chuyên gia khuyên nên xử dụng thuốc này cho những người mang bệnh kinh niên như bệnh tiểu đường, bệnh suyễn, bện khí quản, bện viêm gan kinh niên rất có lợi cho người được chủng ngừa dù là không đi du lịch.
Các điều cần thiết phải đề phòng bệnh sau khi đến nơi viếng thăm.
Bệnh do ăn uống
Ða số những bệnh liên quan đến du lịch đều do ăn uống gây ra. Có câu châm ngôn cho những người du lịch là Boil It, Peel It or Forget It, dịch ra là Ðun Sôi Nấu Chín, Lột Vỏ hoặc Quên Ði.
1. Luôn luôn rửa tay trước khi ăn, nhất là các em nhỏ cần phải rửa tay nhiều lần .
1. Không nên uống nước lạnh hay nước lã từ vòi nước phông ten, dù là nước suối trong trắng cũng không tin được. Khi nào cũng uống nước trong lon (bottled water) được sản xuất từ những hãng có tiếng tăm. Nước đá cũng không nên uống vì nước đông lạnh thành đá không giết được vi trùng. Rượu pha vào nước không giết được vi trùng trong nước.
1. Nước uống phải đun sôi, tối thiểu 10 đến 15 phút và chén bát cũng phải rừa bằng cách được đun sôi cho sạch sẽ.
1. Tránh ăn rau sống và đồ biển còn sống.
1. Tránh uống sữa tươi, kem ice cream và cheese.
1. Tránh ăn trái cây cắt sẵn. Trái cây chỉ có chuối, cam, quít và bưởi, những loại có thể lột vỏ thì mới an toàn.
1. Không nên ăn đồ bán trên đường lề, hoặc những nhà hàng có phòng vệ sinh dơ bẩn. Nên biết là không những đồ ăn có thể mang vi trùng, trứng sán lải, mà cả đầu bếp nếu tay chân không sạch sẽ cũng truyền bệnh qua thức ăn họ làm.
Những bệnh gì do ăn uống truyền nhiễm?
Rất nhiều và đa số không có thuốc ngừa: thí vụ như bệnh tiêu chảy người du lịch (traveler's diarrhea), có thể do vi trùng E. Coli, thương hàn, dịch tả, kiết lỵ, samonella, shigella, campylobacter, giardiasis và kể cả nhiều loại ký sinh trùng và sán lải.
Bệnh do muỗi chích
Nên xịt hay thoa thuốc chống muỗi để tránh bị muỗi chích
Có 3 loại bệnh chánh do muỗi chích và truyền sang:
1. Bệnh sốt rét: Rất nghiêm trọng, rét lạnh rồi sốt rất cao mỗi ngày, cách ngày hoặc cách 2 hay 3 ngày tùy theo loại vi trùng sốt rét. Bệnh hay đưa đến thiếu máu trầm trọng vàng da, sưng gan và lá lach(spleen), có thể bị mê sảng và nguy hiểm đến tánh mạng. Thuốc ngừa uống mỗi ngày một viên nhưng phải bắt đầu uống hai ngày trước khi đi du lịch và suốt thời gian viếng thăm, điều quan trọng là sau khi trở về còn phải uống tiếp một tuần mới có thể phòng ngừa đầy đủ. Dã có trường hợp những du khách quên uống tiếp thuốc ngừa sau khi đi du lịch về mà mắc phài bênh sốt rét.
1. Bệnh viêm não Nhật Bản(Japanese encephalitis): Bệnh này tương đối hiếm nhưng rất trầm trọng một khi mắc phải. Bệnh viêm não Nhật Bản có thể đưa đến tử vong và mê man nhất là ở em bé với hậu quả làm tổn thương não khiến cho em bé học hỏi kém sau này. Bệnh này có thuốc chủng ngừa như đã kể trên.
1. Sốt xuất huyết (Dengue fever): Bệnh này không có thuốc uống hoặc chích ngừa. Ða số người bị bệnh là trẻ em và bệnh đa số đều nhẹ. Một số bé bị tình trạng rất trầm trọng đưa đến xuât huyết toàn thể như dưới da, mắt, miệng, bao tử, thận, phổi, não và các nội tạng khác có thể nguy hại đến tính mạng.
Những điều cần phải chuẩn bị trước khi về Việt Nam
1. Thuốc để giảm khó ngủ vì ngày đêm đảo ngược (jetlag): Melatomine, Triazolan, Temazepam giúp những cơn mất ngủ ngắn hạn.
1. Thuốc đau nhức và nhức đầu: nên mang theo Tylenol, Ibuprofen.
1. Thuốc đi chảy: gồm có nhiều loại như Pepto Bismol, Bactrim, Doxycyclin và Cipro. Nếu đi chảy quá nhiều mất nước và kiệt sức thì phải dùng phương thức pha sẳn như sau: Dùng 1 lít nước đun sôi pha nguội với ½ muổng muối, ½ muỗng baking soda va 4 muỗng đường.
1. Thuốc say sóng gồm có diphenhydramine, meclizine và promethazine
1. Thuốc ngừa sốt rét như Mefloquine hoặc Malarone. Nên nhớ thuốc này không đưôc dùng cho những người đang mang bầu
1. Thuốc chống nắng Sun screen lotion với số sun protective SPF 15 trở lên.
1. Thuốc thoa ngoài da như Cortaid dùng cho phỏng nắng, ngứa ngoài da, do bị bọ chét cắn hay ngứa ngáy vì bịnh lát
1. Ống thủy để đo nhiệt độ khi bị sốt
1. Băng keo, pommade, kéo, những loại băng thun (elastic bandages)
1. Thuốc chống muỗi. Những loại thuốc xịt trên da như Off, Cutter, và xịt trên quần áo, giầy, giường chiếu hay mền để muỗi không tới gần như, RID, Repel (chứa chất Permethrin).
1. Dụng cụ đun sôi nước nóng bỏ vào ly và dùng hai lọai điện (dual voltage 110 và 220 volts)
1. Trường hợp đặc biệt như bệnh tiểu đường phải dùng thuốc chích như insulin thì nên đem theo đầy đủ kim chích. Hơn nữa phải cần phải có giấy chứng nhận của Bác sĩ gia đình để được phép mang theo ống chích, nếu không, có thể gặp lôi thôi với nhân viên kiểm soát nhập cảnh.
1. Mang theo những thuốc cần dùng hàng ngày mà Bác sĩ đã biên toa.
1. Nên mang theo thẻ Medical alert Tag với đầy đủ chi tiết y trạng cá nhân cùng những dị ứng đáng kể.
1. Ðồ dùng cá nhân chẳng hạn như: mắt kiếng, kính mát, contact lenses. Giấy băng vệ sinh phụ nữ, thuốc ngừa thai, condom vân vân.…
Chúc quí bạn đi Việt Nam vui vẻ, bình an và khỏe mạnh.
Bác sĩ Từ Phấy Richard và Bác sĩ Từ Châu Lan Fall Church Virginia updated 2011