Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

7 bước chống bệnh ung thư

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 7 bước chống bệnh ung thư

    7 bước chống bệnh ung thư



    Các báo đều loan tin “aspirin làm giảm nguy cơ ung thư”. Những loại tin về ung thư giống như tin này thường lâu lâu xuất hiện, đôi khi trái ngược, khiến đa số chúng ta hoang mang không biết đâu là sự thật.

    Sau đây là những bước thay đổi nhỏ trong cuộc sống của bạn, để làm giảm nguy cơ bị ung thư, một trong những nguyên nhân cao nhất gây ra cái chết:

    1. Không dùng thuốc lá

    Tất cả những loại thuốc lá đều dễ gây ra ung thư. Ngưng dùng thuốc lá hoặc không đến gần những người hút thuốc, là một trong những quyết định quan trọng nhất cho sức khỏe của bạn.
    - Hút thuốc lá liên quan tới rất nhiều bệnh ung thư khác nhau như: bàng quang, cổ tử cung, thực quản, thận, môi, phổi, miệng, tụy tạng, thanh quản (phát ra tiếng nói).
    - Nhai thuốc lá cũng có thể gây ra ung thư thực quản, miệng, cổ họng.
    - Hít thuốc lá nhai (snuffing) cũng gây ra ung thư thực quản và miệng.
    Ở gần những người hút thuốc và hít khói của họ, cũng làm bạn bị tăng nguy cơ ung thư phổi đáng kể.

    2. Ăn những thức ăn lành mạnh

    Hội Ung Thư Hoa Kỳ khuyên bạn nên:
    - Ăn nhiều thức ăn thực vật, ít nhất là 5 phần ăn thuộc nhóm trái cây và rau mỗi ngày. Ngoài ra nên ăn ngũ cốc sử dụng nguyên hạt (whole grains) và các loại đậu (beans) nhiều lần trong ngày. Thay vì ăn những thức ăn chứa nhiều calories, nên thaythế bằng rau và trái cây, bạn sẽ giảm cân hoặc giữ cân dễ hơn. Ăn rau và trái cây nhiều có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột già, thực quản, phổi, bao tử.
    - Giảm bớt chất béo: Nên ăn những thức ăn ít béo. Chất béo, nhất là chất béo động vật, chứa nhiều calories, khiến chúng ta dễ nặng cân hay béo phì, dễ đưa đến ung thư.
    - Uống rượu vừa phải thôi. Càng uống nhhiều rượu, càng uống lâu ngày, thì nguy cơ bị ung thư miệng, cổ họng, thực quản, thận, gan và vú, càng tăng cao. Ngay cả uống vừa phải – được định nghĩa là 2 xuất cho đàn ông và 1 xuất cho đàn bà, 1 xuất cho cả ông lẫn bà quá 65 tuổi, mỗi ngày – cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

    3. Hãy hoạt động lên và giữ số cân lành mạnh

    Giữ số cân lành mạnh và vận động thường xuyên, cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chống bệnh ung thư. Cân nặng quá khổ dễ bị ung thư vú, ruột già, thực quản, thận, bao tử và tử cung. Vận động thường xuyên giúp chống béo phì và chỉ với vận động thường xuyên thôi, nguy cơ ung thư vú, ruột già, tuyến tiền liệt và tử cung của bạn cũng giảm bớt.
    Bạn nên vận động ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Một khi đã vận động đủ như trên, nếu vận động thêm hơn nữa, nguy cơ ung thư càng giảm đi.
    Mỗi lần vận động có thể gồm những vận động nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, quét lá trong vườn, khiêu vũ. Có thể hỏi bác sĩ về những chương trình vận động thích hợp cho mình. Điều quan trọng nhất là hãy tập tính hoạt động, đứng lên ngồi xuống làm việc, thay vì cứ ngồi một chỗ.

    4. Tránh mặt trời

    Ung thư da là một trong những loại ung thư xảy ra nhiều nhất và dễ tránh nhất. Ra nắng nhiều là nguyên nhân gây ra ung thư da nhiều nhất, kế đến mới tới nhiễm chất độc hay quang tuyến X. Đa số những ung thư da xuất hiện ở những vùng da lộ ra ngoài quần áo như mặt, tay, cánh tay và tai. Gần như ung thư da nào cũng chữa được khi được khám phá ra sớm, nhưng nếu tránh không bị thì vẫn tốt hơn. Nên:
    - Không ra nắng trong khoảng thời gian chói chang nhất, từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều.
    - Ở trong bóng râm nếu cần ra ngoài.
    - Che kín hết những vùng lộ ra. Mặc quần áo mầu nhạt, rộng rãi, nhưng có sợi dệt khít khao để tránh tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời. Mang nón rộng vành.
    - Dùng kem chống nắng nhiều, kem cần có độ chống nắng ít nhất là 15.
    - Không dùng “tanning beds” hay “sunlamps”, tức những dụng cụ làm da nâu. Những thứ này có thể làm hại da đưa đến ung thư.

    5. Chích ngừa đầy đủ

    Mọt vài loại ung thư khởi đầu là những nhiễm trùng. Do đó ta nên chích ngừa những bệnh nhiễm trùng này. Gồm có:
    - Viêm gan B. Nhiễm siêu vi này sẽ bị viêm gan và sau đó, ung thư gan. Ở Mỹ, tất cả trẻ em sơ sinh đều được chích ngừa viêm gan B. Người lớn cũng cần chích ngừa, nhất là những người có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh.
    - Siêu vi HPV (human papilloma virus) lây qua đường tình dục, gây vết thương như mụn cóc ở bộ phận sinh dục, đưa đến ung thư cổ tử cung. Thuốc ngừa siêu vi này được chích cho các em từ 9 tuổi tới 26 tuổi.

    6. Tránh làm những chuyện nguy hiểm

    Gồm có những hành vi dễ đưa đến nhiễm trùng hay thương tổn, thí dụ như tình dục bừa bãi không dùng những biện pháp bảo vệ hoặc chích ma túy dùng kim chung, sẽ đưa đến:
    - Nhiễm siêu vi HPV như đã nói ở trên. Ngoài ung thư cổ tử cung, HPV còn có thể đưa đến ung thư hậu môn, dương vật, cổ họng, âm hộ và âm đạo. Càng có nhiều bạn tình càng dễ bị lây HPV.
    - HIV. Siêu vi này gây ra bệnh AIDS. Người mang HIV hoặc bị bệnh AIDS dễ bị ung thư hậu môn, cổ tử cung, gan, bạch huyết và ung thư da Kaposi. Có nhiều bạn tình và chích ma túy dùng chung kim chích, dễ đưa đến nhiễm HIV.
    - Viêm gan B và C. Viêm gan mãn tính B và C dễ đưa đến ung thư gan. Siêu vi B và C lây qua đường tình dục và kim chích chung.
    Muốn tránh ung thư ta nên tránh những hành vi dễ đưa đến nhiễm các loại siêu vi trên, như có bạn tình bừa bãi, không tự bảo vệ bằng bao cao su, hoặc dùng chung kim chích.

    7. Thử nghiệm tìm bệnh thường xuyên

    Tự khám nghiệm và thử nghiệm tìm bệnh theo định kỳ là những phương pháp giúp ta tìm ra bệnh sớm, dễ có cơ hội chữa hết. Nên thử nghiệm da, miệng, ruột già và trực tràng. Nếu là đàn ông, nên thử nghiệm tuyến tiền liệt và trứng dái. Nếu là đàn bà, thử nghệm cổ tử cung và vú. Tự khám thân thể mình để tìm ra những thay đổi hầu tìm ra bệnh sớm.

    Lời từ chối trách nhiệm (Disclaimer): Những bài viết trong mục “Sức Khỏe” chỉ nhằm mục đích chỉ dẫn tổng quát, không thể dùng thay thế sự chăm sóc của bác sĩ hay nhân viên y tế. Độc giả cần tham khảo thêm với bác sĩ của mình khi bệnh.


    Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuận/Viễn Đông






Working...
X