Ăn uống theo màu sắc ngừa ung thư
Những loại rau, củ quả, có màu sắc càng mạnh thì dinh dưỡng trong nó càng nhiều.
Chế độ ăn uống theo màu sắc để ngừa ung thư là gì? Theo tác giả cuốn sách What Color is Your Diet?, tiến sĩ David Heber, MD, chế độ ăn uống của bạn theo màu sắc, đặc biệt là các loại rau và hoa quả, rất tốt cho sức khỏe, nhất là trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư. Và đó không chỉ là một chế độ ăn để giảm cân.
Ý tưởng của chế độ ăn uống này là thực phẩm với màu sắc đặc trưng, cũng có các chất dinh dưỡng đặc trưng khác nhau. Những loại rau, củ quả, có màu sắc càng mạnh thì dinh dưỡng trong nó càng nhiều.
Chế độ ăn kiêng theo màu sắc có thể bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của ung thư, giảm thiểu nguy cơ hoặc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung.
Sau đây là một số chế độ ăn uống cơ bản trong hệ thống mã hóa màu sắc của Heber.
Màu đỏ. Rau và hoa quả có màu đỏ rất giàu có chất lycopene có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Cà chua và dưa hấu là một ví dụ.
Màu da cam. Những loại thực phẩm có chứa alpha và beta-carotene rất tốt trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của các tế bào ung thư. Ví dụ như cà rốt và xoài chẳng hạn.
Màu da cam hoặc màu vàng. Màu da cam hoặc màu vàng chứng tỏ các loại rau, quả đó có chứa vitamin C rất tốt để bảo vệ các tế bào trên cơ thể con người. Nó cũng chứa betacryptoxanthin, một trong nhiều thành phần của carotenoids. Đây là loại chất dinh dưỡng có thể có từ cam, và mật hoa.
Màu vàng hoặc màu xanh. Rau có màu xanh chứa hàm lượng carotenoids, lutein và zeaxanthin cao, chúng có lợi cho sức khỏe của mắt. Các dưỡng chất này có trong rau dền và các loại rau xanh khác như đậu xanh, bơ...
Xanh lá cây. Đây là loại rau quả chứa sulforaphane, isothiocyanates, và indoles, mà theo Heber có tác dụng kích thích gan sản xuất thành phần có thể phân hủy hóa chất gây ung thư. Ví dụ cho loại thực phẩm có màu này là các loại rau như bông cải xanh (lơ xanh), cải bắp, các loại rau cải.
Màu trắng hoặc màu xanh lá cây. Những thực phẩm này có chứa flavonoid, có thể bảo vệ màng tế bào trong cơ thể con người. Nguồn thực phẩm này có thể tận dụng từ các loại hành tỏi, hành tây, cây tây và quả lê.
Theo VTCnews