Bs Vũ Quí Đài - Khóa 5
Nguyên Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sài Gòn
(Bài đã đăng năm 2000 trong mục “Sức khỏe của bạn“ của báo Viet Mercury tại San Jose, CA)
Ung thư vú được các cơ quan Y tế công cộng và truyền thông đại chúng nói đến rất nhiều. Một lý do là vì bệnh này khá phổ biến. Mỗi người trong chúng ta có lẽ đều có biết một hai người bà con hay bè bạn bị bệnh này. Lý do nữa là vì ung thư vú tuy nguy hiểm, nhưng nếu biết sớm thì lại có nhiều cơ may chữa trị được. Nếu ung thư chưa lan ra ngoài, và chữa trị đúng cách, thì có tới 95 phần trăm có thể khỏi dứt (theo thống kê theo dõi bệnh nhân 5 năm sau khi mổ).
Những yếu tố tăng rủi ro bị ung thư vú
Trước hết cũng nên nói cho rõ là những yếu tố kể sau đây làm tăng rủi ro bị bệnh, nghĩa là dễ bị hơn người ta, thí dụ người thường thì trăm người bị hai người, nếu có yếu tố tăng rủi ro thì trăm người bị năm người chẳng hạn, chứ không phải cứ có yếu tố đó là bị ung thư. Cẩn thận theo dõi mà đề phòng (cẩn tắc vô áy náy), không phải lý do để lo âu hốt hoảng. Vậy thì những gì tăng rủi ro bị ung thư vú?
Lớn tuổi -
Sáu mươi phần trăm ung thư vú là ở người trên 60 tuổi. Theo dự đoán thống kê thì trong số phụ nữ tuổi 30, cứ một ngàn người sẽ có 4 người bị ung thư vú trong vòng 30 năm tới. Nếu kể phụ nữ ở cỡ tuổi 60,thì trong vòng 30 năm tới, sẽ có tới 10 người bị.
Cũng có kết quả thống kê khác, nói là đàn bà con gái, cứ 8 người , thì một người bị ung thư vú. Điều này đúng, nhưng có thể gây ngộ nhận. Con số thống kê bao gồm tất cả phái nữ từ lúc lọt lòng cho tới tuổi thượng thượng thọ là 95 tuổi. Còn người ít tuổi hơn, thì con số nhỏ hơn nhiều.
Di truyền trong gia đình -
Người có mẹ, chị em gái hay con gái bị ung thư vú, thì rủi ro tăng gấp hai, ba lần người thường. Họ hàng xa thì ảnh hưởng ít hơn.
Về phương diện di truyền, người ta mới tìm thấy hai thứ gene gây ung thư vú (gene là một phần nhỏ cuả cấu trúc căn bản trong tế bào nguyên thủy tạo thành bào thai). Thử nghiệm để tìm gene này còn phức tạp và tốn kém, cho nên người ta chỉ làm khi bệnh nhân có nhiều người trong gia đình có ung thư vú.
Người đã có những bệnh vú khác -
Những bệnh như vú xơ hay có bọng nước (cyst) làm tăng rủi ro phần nào. Tuy nhiên, nếu đồng thời trong gia đình lại có người bị ung thư vú, hay là nếu cắt thử mà thấy tế bào gia tăng bất bình thường thì cũng là điều đáng ngại.
Người đã từng bị ung thư vú -
Những người đã từng bị ung thư vú và mổ bỏ một bên, thì bên kia cũng dễ bị hơn người ta. Tuy vậy con số rủi ro cũng chỉ vào khoảng 1 phần trăm mỗi năm.
Ảnh hưởng của đường kinh và thai nghén
Người sớm có kinh lần đầu dễ bị ung thư vú hơn. Người ta thấy rằng, những người có kinh trước tuổi mười hai thì rủi ro bị ung thư vú gấp 4 lần những người bắt đầu có kinh sau tuổi mười bốn. Người chưa bao giờ mang thai dễ bị ung thư vú hơn người khác.
Dùng thuốc hormone lâu ngày -
Dùng thuốc ngừa thai lâu ngày (hết năm nọ đến năm kia) có thể tăng rủi ro lên phần nào. Còn vấn đề thuốc già (estrogen cho tuổi tắt kinh) thì chưa rõ rệt. Vì dùng estrogen lâu ngày có thể tăng rủi ro bị ung thư tử cung, người ta giải quyết bằng cách cho uống cùng với progestin thì thấy rủi ro ung thư tử cung giảm đi, nhưng dường như ung thư vú lại tăng lên. Vấn đề chưa dứt khoát.
Triệu chứng ung thư vú
Mới đầu không có triệu chứng gì
Điều cần biết trước tiên là ung thư vú mới phát không có triệu chứng gì cả. Khi sờ nắn thấy một cục nho nhỏ bằng hạt sen, thì ung thư đã âm ỉ tiến triển cả mấy năm rồi. Vì vậy vấn đề truy tìm ung thư vú nơi người bình thường mới thành quan trọng.
Đau vú mà không có cục nhiều khi không phải ung thư
Đau vú có nhiều nguyên do. Phụ nữ hay than bị đau ngay trước khi có kinh, có lẽ là do kích thích tố thay đổi trong người. Bị bọng nước (cyst) cũng có thể đau. Sưng vì nhiễm trùng dĩ nhiên cũng đau, nhưng không phải vấn đề dài hạn. Có người uống cà phê bị đau tức, có thể là do chất methylxanthine trong cà phê.
Tuy vậy cũng có tới 10 phần trăm người bị ung thư vú chỉ có đau mà không nổi cục, vì thế khi vú bị đau là phải đi khám cho cẩn thận.
Có cục trong vú
Phần nhiều là do chính bệnh nhân phát hiện ra đầu tiên. Nắn thấy răn rắn, mới đầu thì còn di động theo ngón tay đẩy qua đẩy lại, sau một thời gian thì cục ung thư dính chắc vào lồng ngực hoặc là bám chặt vào da. Thường chỉ có một cục, và ở một bên vú thôi. Những hạt nhỏ lổn nhổn ở cả hai bên vú thường thì không phải ung thư. Cục ung thư hay thấy nhiều ở vú bên trái, lý do không biết tại sao.
Những triệu chứng khác
Núm vú có thể nhỉ nước, đáng ngại nhất là có vấy máu. Có khi núm vú bị thụt vô. Da khô đóng vẩy quanh đầu vú. Có khi da vú lúm lỗ chỗ. Có khi nhìn dáng vú thấy khang khác không giống bên kia.
Thông thuờng thì nếu bị đau, sưng đỏ thì là nhiễm trùng, nhưng nếu thấy kéo dài thì phải coi chừng, vì có một loại ung thư vú ít thấy nhưng rất độc cũng có triệu chứng như vậy.
Bác sĩ khám và định bệnh như thế nào
Khám vú là một phần của khám bệnh tổng quát. Quan sát hình dáng vú và núm vú, coi da có bình thường, có nước nhỉ nơi đầu vú không. Nắn tìm cục ở hai bên, đồng thời khám xem có hạch ở dưới nách cùng là trên xương quai xanh. Những thử nghiệm tiếp theo thì tùy trường hợp, có thể kể như sau:
Chụp quang tuyến (Mammography)
Cũng là chụp quang tuyến X, nhưng dùng một độ tia X rất thấp, nên ít có hại (vì không phải bộ phận nằm sâu trong cơ thể, nên có thể dùng độ lượng thấp). Thử nghiệm này cũng không đúng hẳn trăm phần trăm. Có khi có ung thư mà hình chụp không thấy. Cũng có khi hình chụp nghi ngờ là ung thư mà lại không phải. Trường hợp sau này thì phải làm sinh thiết.
Sinh thiết (biopsy)
Sinh thiết là lấy một mẩu nhỏ của cái cục mình nghi ngờ, gửi đến phòng thí nghiệm để nhìn trong kính hiển vi coi có tế bào ung thư hay không. Lấy bằng hai cách. Một là dùng sơ ranh đâm vào cái cục rồi rút ra một chút "thịt" của cái cục. Kiểu này gọi là sinh thiết đâm kim (needle biopsy, hay là aspiration biopsy). Một cách nữa, là nhân tiện mổ lấy cái cục đi luôn, rồi cắt một miếng mà thử gọi là sinh thiết cắt mổ (excisional biopsy), nếu thấy là ung thư thì phải tiếp tục chữa trị thêm. Đâm kim thì tiện, nhưng không đươc chính xác, và còn ngại có thể làm rơi rớt tế bào ung thư từ cục u ra chỗ khác trong vú khi rút kim ra.
Siêu âm
Siêu âm thường dùng để phân biệt xem cục đặc hay là bọng nước. Nếu bọng nước thì không phải ung thư. Nếu là cục đặc thì phải làm sinh thiết như nói ở phần trên.
(Tiếp phần 2: Truy tìm và chữa trị ung thư vú)
Trang Web này chỉ nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về sức khỏe và y tế. Nếu cần chữa bệnh, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ của bạn.
Nguyên Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sài Gòn
(Bài đã đăng năm 2000 trong mục “Sức khỏe của bạn“ của báo Viet Mercury tại San Jose, CA)
Ung thư vú được các cơ quan Y tế công cộng và truyền thông đại chúng nói đến rất nhiều. Một lý do là vì bệnh này khá phổ biến. Mỗi người trong chúng ta có lẽ đều có biết một hai người bà con hay bè bạn bị bệnh này. Lý do nữa là vì ung thư vú tuy nguy hiểm, nhưng nếu biết sớm thì lại có nhiều cơ may chữa trị được. Nếu ung thư chưa lan ra ngoài, và chữa trị đúng cách, thì có tới 95 phần trăm có thể khỏi dứt (theo thống kê theo dõi bệnh nhân 5 năm sau khi mổ).
Những yếu tố tăng rủi ro bị ung thư vú
Trước hết cũng nên nói cho rõ là những yếu tố kể sau đây làm tăng rủi ro bị bệnh, nghĩa là dễ bị hơn người ta, thí dụ người thường thì trăm người bị hai người, nếu có yếu tố tăng rủi ro thì trăm người bị năm người chẳng hạn, chứ không phải cứ có yếu tố đó là bị ung thư. Cẩn thận theo dõi mà đề phòng (cẩn tắc vô áy náy), không phải lý do để lo âu hốt hoảng. Vậy thì những gì tăng rủi ro bị ung thư vú?
Lớn tuổi -
Sáu mươi phần trăm ung thư vú là ở người trên 60 tuổi. Theo dự đoán thống kê thì trong số phụ nữ tuổi 30, cứ một ngàn người sẽ có 4 người bị ung thư vú trong vòng 30 năm tới. Nếu kể phụ nữ ở cỡ tuổi 60,thì trong vòng 30 năm tới, sẽ có tới 10 người bị.
Cũng có kết quả thống kê khác, nói là đàn bà con gái, cứ 8 người , thì một người bị ung thư vú. Điều này đúng, nhưng có thể gây ngộ nhận. Con số thống kê bao gồm tất cả phái nữ từ lúc lọt lòng cho tới tuổi thượng thượng thọ là 95 tuổi. Còn người ít tuổi hơn, thì con số nhỏ hơn nhiều.
Di truyền trong gia đình -
Người có mẹ, chị em gái hay con gái bị ung thư vú, thì rủi ro tăng gấp hai, ba lần người thường. Họ hàng xa thì ảnh hưởng ít hơn.
Về phương diện di truyền, người ta mới tìm thấy hai thứ gene gây ung thư vú (gene là một phần nhỏ cuả cấu trúc căn bản trong tế bào nguyên thủy tạo thành bào thai). Thử nghiệm để tìm gene này còn phức tạp và tốn kém, cho nên người ta chỉ làm khi bệnh nhân có nhiều người trong gia đình có ung thư vú.
Người đã có những bệnh vú khác -
Những bệnh như vú xơ hay có bọng nước (cyst) làm tăng rủi ro phần nào. Tuy nhiên, nếu đồng thời trong gia đình lại có người bị ung thư vú, hay là nếu cắt thử mà thấy tế bào gia tăng bất bình thường thì cũng là điều đáng ngại.
Người đã từng bị ung thư vú -
Những người đã từng bị ung thư vú và mổ bỏ một bên, thì bên kia cũng dễ bị hơn người ta. Tuy vậy con số rủi ro cũng chỉ vào khoảng 1 phần trăm mỗi năm.
Ảnh hưởng của đường kinh và thai nghén
Người sớm có kinh lần đầu dễ bị ung thư vú hơn. Người ta thấy rằng, những người có kinh trước tuổi mười hai thì rủi ro bị ung thư vú gấp 4 lần những người bắt đầu có kinh sau tuổi mười bốn. Người chưa bao giờ mang thai dễ bị ung thư vú hơn người khác.
Dùng thuốc hormone lâu ngày -
Dùng thuốc ngừa thai lâu ngày (hết năm nọ đến năm kia) có thể tăng rủi ro lên phần nào. Còn vấn đề thuốc già (estrogen cho tuổi tắt kinh) thì chưa rõ rệt. Vì dùng estrogen lâu ngày có thể tăng rủi ro bị ung thư tử cung, người ta giải quyết bằng cách cho uống cùng với progestin thì thấy rủi ro ung thư tử cung giảm đi, nhưng dường như ung thư vú lại tăng lên. Vấn đề chưa dứt khoát.
Triệu chứng ung thư vú
Mới đầu không có triệu chứng gì
Điều cần biết trước tiên là ung thư vú mới phát không có triệu chứng gì cả. Khi sờ nắn thấy một cục nho nhỏ bằng hạt sen, thì ung thư đã âm ỉ tiến triển cả mấy năm rồi. Vì vậy vấn đề truy tìm ung thư vú nơi người bình thường mới thành quan trọng.
Đau vú mà không có cục nhiều khi không phải ung thư
Đau vú có nhiều nguyên do. Phụ nữ hay than bị đau ngay trước khi có kinh, có lẽ là do kích thích tố thay đổi trong người. Bị bọng nước (cyst) cũng có thể đau. Sưng vì nhiễm trùng dĩ nhiên cũng đau, nhưng không phải vấn đề dài hạn. Có người uống cà phê bị đau tức, có thể là do chất methylxanthine trong cà phê.
Tuy vậy cũng có tới 10 phần trăm người bị ung thư vú chỉ có đau mà không nổi cục, vì thế khi vú bị đau là phải đi khám cho cẩn thận.
Có cục trong vú
Phần nhiều là do chính bệnh nhân phát hiện ra đầu tiên. Nắn thấy răn rắn, mới đầu thì còn di động theo ngón tay đẩy qua đẩy lại, sau một thời gian thì cục ung thư dính chắc vào lồng ngực hoặc là bám chặt vào da. Thường chỉ có một cục, và ở một bên vú thôi. Những hạt nhỏ lổn nhổn ở cả hai bên vú thường thì không phải ung thư. Cục ung thư hay thấy nhiều ở vú bên trái, lý do không biết tại sao.
Những triệu chứng khác
Núm vú có thể nhỉ nước, đáng ngại nhất là có vấy máu. Có khi núm vú bị thụt vô. Da khô đóng vẩy quanh đầu vú. Có khi da vú lúm lỗ chỗ. Có khi nhìn dáng vú thấy khang khác không giống bên kia.
Thông thuờng thì nếu bị đau, sưng đỏ thì là nhiễm trùng, nhưng nếu thấy kéo dài thì phải coi chừng, vì có một loại ung thư vú ít thấy nhưng rất độc cũng có triệu chứng như vậy.
Bác sĩ khám và định bệnh như thế nào
Khám vú là một phần của khám bệnh tổng quát. Quan sát hình dáng vú và núm vú, coi da có bình thường, có nước nhỉ nơi đầu vú không. Nắn tìm cục ở hai bên, đồng thời khám xem có hạch ở dưới nách cùng là trên xương quai xanh. Những thử nghiệm tiếp theo thì tùy trường hợp, có thể kể như sau:
Chụp quang tuyến (Mammography)
Cũng là chụp quang tuyến X, nhưng dùng một độ tia X rất thấp, nên ít có hại (vì không phải bộ phận nằm sâu trong cơ thể, nên có thể dùng độ lượng thấp). Thử nghiệm này cũng không đúng hẳn trăm phần trăm. Có khi có ung thư mà hình chụp không thấy. Cũng có khi hình chụp nghi ngờ là ung thư mà lại không phải. Trường hợp sau này thì phải làm sinh thiết.
Sinh thiết (biopsy)
Sinh thiết là lấy một mẩu nhỏ của cái cục mình nghi ngờ, gửi đến phòng thí nghiệm để nhìn trong kính hiển vi coi có tế bào ung thư hay không. Lấy bằng hai cách. Một là dùng sơ ranh đâm vào cái cục rồi rút ra một chút "thịt" của cái cục. Kiểu này gọi là sinh thiết đâm kim (needle biopsy, hay là aspiration biopsy). Một cách nữa, là nhân tiện mổ lấy cái cục đi luôn, rồi cắt một miếng mà thử gọi là sinh thiết cắt mổ (excisional biopsy), nếu thấy là ung thư thì phải tiếp tục chữa trị thêm. Đâm kim thì tiện, nhưng không đươc chính xác, và còn ngại có thể làm rơi rớt tế bào ung thư từ cục u ra chỗ khác trong vú khi rút kim ra.
Siêu âm
Siêu âm thường dùng để phân biệt xem cục đặc hay là bọng nước. Nếu bọng nước thì không phải ung thư. Nếu là cục đặc thì phải làm sinh thiết như nói ở phần trên.
(Tiếp phần 2: Truy tìm và chữa trị ung thư vú)
Trang Web này chỉ nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về sức khỏe và y tế. Nếu cần chữa bệnh, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ của bạn.