Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Củ cải - Nhân sâm mùa đông

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Củ cải - Nhân sâm mùa đông

    Củ cải - Nhân sâm mùa đông


    Củ cải trắng là món ăn không thể thiếu của rất nhiều gia đình trong mùa đông, ngoài nấu canh, xào với thịt, kho thịt…củ cải còn có rất nhiều cách ăn mới và có tác dụng chữa bệnh.


    Củ cải là thực phẩm tốt nhất trong các loại rau, thành phần dinh dưỡng phong phú, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C nhiều gấp 10 lần so với quả Lê. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư.

    1. Trong củ cải hàm chứa nhiều chất xơ có thể kích thích dạ dày, đường ruột nhu động, giảm bớt thời gian lưu lại của “chất thải” ở trong đường ruột, phòng chống ung thư kết tràng và ung thư trực tràng.

    2. Acid ribose kép trong củ cải có tính chịu đựng khá cao đối với chất xúc tác ở trong khoang miệng. Khi nuốt vào không dễ bị thoái biến, không có tác dụng phụ.


    3. Trong củ cài hàm chứa dầu cải và glycoside, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt.

    Cách sử dụng củ cải để phòng chống bệnh tật

    1. Củ cải luộc - tốt hơn cả thuốc dạ dày

    Vitamin C ở trong củ cải có thể giúp bài trừ chất thải ở trong cơ thể, thúc đẩy cơ thể trao đổi chất cũ mới, đặc biệt là củ cải trắng hoặc củ cải nước giàu chất xúc tác có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa.

    Thông thường, chất xúc tác có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, càng có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng tiêu hóa rất tốt, phòng chống được đau dạ dày và loét dạ dày.

    Canh củ cải nấu với cải bắp kèm đậu phụ không những đem lại mùi vị rất ngon mà còn có thể gia tăng tiêu hóa, dưỡng dạ dày và giữ ấm cho cơ thể.

    2. Kẹo củ cải - giảm nhẹ đau họng

    Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Điều này làm cho củ cải có một vị cay tự nhiên. Ngoài ra, bản thân củ cải còn có chức năng trợ giúp tiêu hóa, đối với những người mùa đông hay bị tắc mũi, đau họng do cảm mang đến, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này.

    Băm nhỏ củ cải trắng ép thành nước, chuẩn bị một miếng vải mỏng hoặc lấy một miếng bông tăm nhúng vào nước củ cải. Sau đó cắm vào trong lỗ mũi. Làm từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút, triệu chứng tắc mũi sẽ tự nhiên mất đi.

    Người bị đau họng có thể tự chế cho mình một ít “ kẹo củ cải”. Lấy củ cải chia thành những miếng nhỏ, trộn vào một lượng mật ong thích hợp và muối, chờ cho củ cải nổi lên trên mật ong thì vớt ra, mỗi lần bị đau họng ăn một chút, bệnh tình sẽ dần dần giảm nhẹ.

    3. Uống trà lá củ cải trắng - đẹp da

    Ăn lá củ cải đẹp da, có thể bạn chưa được biết đến điều này hoặc cảm thấy ăn nhiều củ cái như thế mới có tác dụng làm đẹp? Thực ra chúng ta không cần ăn nhiều củ cải, tự mình làm một ít trà lá củ cải, như thế không những có thể hưởng thụ các giá trị dinh dưỡng của củ cải mà cũng không cần phải ăn nhiều củ cải.

    Trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng Vitamin C nhiều hơn 4 lần so với củ. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài ra, vitamin A và C đều có tác dụng chống oxy hóa, khống chế các bệnh ung thư, cũng có thể phòng chống lão hóa và xơ cứng động mạch vv.

    Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá càng phòng phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc vv.

    Khi chúng ta làm trà là củ cải, đầu tiên rửa sạch lá củ cải, phơi khô 3-4 ngày, sau khi phơi khô, lấy 30g lá cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, sau khi sổi chỉnh lửa nhỏ vừa, nấu thêm vài phút nữa, sau đó lọc nước ra uống. Nếu bạn cảm thấy mùi vị không ngon thì có thể thêm vào một ít đường thì sẽ dễ uống hơn.

    4. Ăn củ cải sống - nhuận phổi

    Củ cải tính mát có công dụng nhất định trong việc trị ho, nhuận phổi, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, phổi cũng không được thoải mái, lúc này ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng hỗ trợ trị liệu.


    Ăn củ cải sống vừa bổ sung nước cho cơ thể, có thể lợi tiểu, có ích cho sức khỏe

    Hiệu quả giảm đau của củ cải rất tốt. Điều này là do củ cải có chức năng lợi tiểu, có thể dùng để tẩy trừ sưng viêm, chất cay kháng khuẩn còn có thể hoạt lạc gân cốt, có hiệu quả giảm đau.

    Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể trực tiếp lấy củ cải gọt vỏ, lấy vỏ đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng. Khi bị đau răng, có thể đặt túi chườm nóng lên bề mặt da trên má, cũng có thể dùng bông tăm nhúng vào nước củ cải và đắp vào chỗ răng đau.

    Củ cải làm món ăn không bị nóng, mùa đông lạnh chúng ta thường ăn nhiều thịt, ăn thịt sẽ sinh đờm, dễ bị nóng. Khi ăn thịt chúng ta nên kết hợp với một ít củ cải hoặc làm một số món ăn củ cải, như thế không dễ bị nóng và càng có tác dụng bổi bổ dinh dưỡng rất tốt.


    Theo Dân Trí







  • #2
    Củ cải giã nát chữa nhiệt miệng

    Củ cải giã nát chữa nhiệt miệng


    Củ cải dùng làm rau ăn, có thể chế biến thành nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, cá, làm dưa... rất ngon miệng. Ngoài ra, với vị cay, tính lạnh, củ cải còn là một vị thuốc.

    Củ cải trắng chứa 92% nước; 1,5% protit; 3,7% gluxit; 1,8 celluloz. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C. Một số bài thuốc từ củ cải như sau:

    Trị chứng khản tiếng, không nói được: Củ cải sống 300g rửa sạch vắt lấy nước, gừng sống 20g giã vắt lấy nước, trộn hai thứ vào nhau rồi uống ngày 3 lần, uống 2 ngày là khỏi.

    Trị chứng chảy máu cam: Củ cải sống 300g rửa sạch giã vắt lấy 1/2 bát nước hòa thêm một ít rượu rồi đun nóng, lấy nước này nhỏ vào mũi ngày 3 - 4 lần.

    Trị chứng lở loét miệng do nhiệt: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.



    Củ cải chữa nhiệt

    Trị đại tiện ra máu: Củ cải sống 200g giã nát, lọc lấy một chén nước nhỏ cho 4 thìa nhỏ nước mật ong, đun chín và uống nước này vào buổi sáng hằng ngày.

    Trị đau sỏi mật: Củ cải sống 300g thái to thành từng miếng như ngón tay, tẩm với mật ong màu vàng nhạt, không dùng mật ong màu nâu sẫm. Đặt củ cải đã tẩm mật ong lên chảo rồi sấy khô trên than hoặc lửa. Khi khô lại tẩm mật ong và sấy khô không để chảy nước, ăn củ cải sấy khô và uống một ít nước muối loãng ngày 2 lần, dùng trong một tháng.

    Trị chứng nước tiểu đục: Người bị nước tiểu đục do lo nghĩ nhiều, hoặc tửu sắc quá độ, lấy 200g củ cải trắng khoét rỗng bỏ hết ruột bên trong rồi nhét đầy ngô thù du (có bán tại hiệu thuốc Bắc), đậy kín lại.

    Hấp chín củ cải bằng chõ rồi lấy ra bỏ hết ngô thù du, củ cải sấy khô, tán bột cho thêm chút bột quấy đặc vào và viên lại thành viên nhỏ như hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống khoảng 30 - 40 viên với nước, rất hiệu nghiệm.

    Theo BS Nguyễn Long
    Bee






    Comment


    • #3
      Củ cải chữa ho lâu ngày

      Củ cải chữa ho lâu ngày


      Củ cải vị ngọt cay, hơi đắng, không độc, có tác dụng long đờm chữa ho, chữa lỵ, ung thư, đại tiểu tiện không thông và đặc biệt làm giảm huyết áp.

      Ngoài giá trị ăn uống, củ cải và hạt cải củ đều là những vị thuốc Đông y được dùng từ lâu đời với tên gọi "la bặc căn" và "la bặc tử".

      Trong sách "Lĩnh Nam bản thảo" của Hải Thượng Lãn Ông có ghi củ cải tên thuốc là "la bặc căn" vị ngọt cay, hơi đắng, không độc, có tác dụng long đờm, tiêu thũng, tán phong tà, phá ứ, thông tê, trừ lỵ.



      Trong dân gian, củ cải thường được dùng để chữa ho khản tiếng và giúp nhuận tràng


      Còn hạt cải củ tên thuốc là "la bặc tử" vị cay ngọt, tính bình, có tác dụng trừ đờm, chữa ho, chữa lỵ, ung sang, đại tiểu tiện không thông...

      Những nghiên cứu gần đây của một số nhà khoa học nước ngoài còn phát hiện thấy, hạt cải củ có tác dụng hạ huyết áp, cả nước ép củ cải tươi cũng có tác dụng giảm huyết áp nhẹ. Do đó, người bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch uống nước ép củ cải pha với mật ong là món ăn hỗ trợ rất tốt cho việc chữa bệnh.

      Để làm thuốc, mùa xuân người ta thu hái củ cải về, rửa sạch, dùng tươi. Đến mùa hè, quả chín sẽ hái quả về, phơi khô, sàng sẩy lấy hạt. Hạt củ cải hình trứng dẹt, dài 2,5 - 4mm, rộng 2 - 3mm; Những hạt mẫm chắc, màu nâu đỏ là tốt. Về thành phần hoá học chủ yếu của hạt cải củ là chất dầu, trong đó có hợp chất sunfua.

      Trong dân gian, củ cải thường được dùng để chữa ho khản tiếng và giúp nhuận tràng. Hạt củ cải được dùng chủ yếu để chữa ho có nhiều đờm:

      - Chữa viêm khí quản, ho, nhiều đờm, khó thở: Lấy củ cải rửa sạch, thái vụn hoặc thái thành từng sợi mỏng, trộn với mạch nha ăn có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, dễ thở.

      - Trường hợp mất tiếng, khó nói: Vắt lấy nước củ cải sống trộn với nước gừng sống, lượng hai thứ bằng nhau, ngậm trong cổ họng sẽ thấy hiệu quả tốt.

      - Chữa ho lâu năm bằng hạt củ cải: Lấy 10g hạt củ cải (sao), 10g tử tô (sao), 3g bạch giới tử (sao). Đem tất cả tán nhỏ, cho vào một cái túi nhỏ, thêm 500ml nước, sắc còn 300ml. chia làm 3 lần uống trong ngày.



      Theo BS Kim Minh
      Bee






      Comment

      Working...
      X